Giao kết hợp đồng

Một phần của tài liệu Tai lieu hoc tap luat kinh te 2020 (Trang 72 - 75)

4.2.1. Đại diện ký kết hợp đồng

Theo qui định của BLDS 2015, thẩm quyền ký kết trong hợp đồng là người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền.

Người đại diện theo pháp luật là người được chọn đứng đầu tổ chức (tuỳ từng loại tổ chức, người đứng đầu tổ chức là người giữ một chức vụ cụ thể trong tổ chức hoặc người được tổ chức lựa chọn và ghi trong điều lệ của tổ chức) với tổ chức là pháp nhân: đại diện theo pháp luật của pháp nhân là người được bổ nhiệm, được thuê hoặc được bầu vào chức vụ đứng đầu điều hành của pháp nhân đó và phải đang đương chức. Việc quy định cụ thể chức danh nào trong pháp nhân là đại diện theo pháp luật do pháp luật hoặc điều lệ của pháp nhân quy định

Đối với cá nhân có đăng ký kinh doanh thì đại diện theo pháp luật là chủ doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư nhân; cá nhân, các cá nhân đứng tên đăng ký kinh doanh hoặc đại diện hộ gia đình đối với hộ kinh doanh cá thể .

4.2.1.2. Đại diện theo ủy quyền

Nguời đại diện theo ủy quyền là người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền bằng văn bản.Việc ủy quyền có thể thực hiện bằng hình thức do các bên thỏa thuận trừ trường hợp pháp luật qui định bằng hình thức văn bản. Người được ủy quyền được ủy quyền lại cho người thứ ba nếu được người ủy quyền đồng ý Đối với giao dịch vượt phạm vi ủy quyền, người ủy quyền không chịu trách nhiệm trừ trường hợp Người ủy quyền đồng ý hoặc biết mà không phản đối.

4.2.2. Nguyên tắc ký kết

Bộ luật dân sự 2015 đã quy định những nguyên tắc ký kết hợp đồng như sau: - Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội; - Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng.

Luật Thương mại 2005 cũng quy định các nguyên tắc cơ bản trong hợp đồng thương mại. Các nguyên tắc này bao gồm :

- Các bên có quyền tự do thoả thuận không trái với các quy định của pháp luật, thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội để xác lập các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ các quyền đó.

- Trong hoạt động thương mại, các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được thực hiện hành vi áp đặt, cưỡng ép, đe doạ, ngăn cản bên nào.

- Trừ trường hợp có thoả thuận khác, các bên được coi là mặc nhiên áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại đã được thiết lập giữa các bên đó mà các bên đã biết hoặc phải biết nhưng không được trái với quy định của pháp luật.

- Trường hợp pháp luật không có quy định, các bên không có thoả thuận và không có thói quen đã được thiết lập giữa các bên thì áp dụng tập quán thương mại nhưng không được trái với những nguyên tắc quy định trong Luật Thương mại và trong Bộ luật dân sự.

4.2.3.Thủ tục ký kết

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên nhằm xác lập, thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ nhất định. Như vậy muốn có hợp đồng thì phải có sự thỏa thuận, để đạt

được sự thỏa thuận các bên phải bày tỏ ý chí bằng cách trao đổi ý kiến với nhau để đi đến sự thống nhất ý chí,

4.2.3.1. Đề nghị giao kết hợp đồng (Điều 386 BLDS 2015)

Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định cụ thể.

4.2.3.2. Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực

Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực được xác định như sau: - Do bên đề nghị ấn định;

- Nếu bên đề nghị không ấn định thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó.

Các trường hợp sau đây được coi là đã nhận được đề nghị giao kết hợp đồng: - Đề nghị được chuyển đến nơi cư trú, nếu bên được đề nghị là cá nhân; được chuyển đến trụ sở, nếu bên được đề nghị là pháp nhân;

- Đề nghị được đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị; - Khi bên được đề nghị biết được đề nghị giao kết hợp đồng thông qua các phương thức khác.

4.2.3.3. Thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng

Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng trong các trường hợp sau đây:

- Nếu bên được đề nghị nhận được thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị trước hoặc cùng với thời điểm nhận được đề nghị;

- Điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị phát sinh trong trường hợp bên đề nghị có nêu rõ về việc được thay đổi hoặc rút lại đề nghị khi điều kiện đó phát sinh.

- Khi bên đề nghị thay đổi nội dung của đề nghị thì đề nghị đó được coi là đề nghị mới.

4.2.3.4. Huỷ bỏ đề nghị giao kết hợp đồng (Điều 390 BLDS 2015)

Trong trường hợp bên đề nghị giao kết hợp đồng thực hiện quyền huỷ bỏ đề nghị do đã nêu rõ quyền này trong đề nghị thì phải thông báo cho bên được đề nghị và thông báo này chỉ có hiệu lực khi bên được đề nghị nhận được thông báo trước khi bên được đề nghị trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.

4.2.3.5. Chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng (Điều 394 BLDS 2015)

Đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt trong các trường hợp sau đây: - Bên nhận được đề nghị trả lời không chấp nhận;

- Hết thời hạn trả lời chấp nhận;

- Khi thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị có hiệu lực; - Khi thông báo về việc huỷ bỏ đề nghị có hiệu lực;

- Theo thoả thuận của bên đề nghị và bên nhận được đề nghị trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời.

Khi bên được đề nghị đã chấp nhận giao kết hợp đồng, nhưng có nêu điều kiện hoặc sửa đổi đề nghị thì coi như người này đã đưa ra đề nghị mới.

4.2.3.6. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng (Điều 393 BLDS 2015)

Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị đối với bên đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị.

4.2.3.7. Thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng (Điều 397 BLDS 2005)

Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đó; nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời.

4.2.3.8 Trường hợp bên đề nghị giao kết hợp đồng chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự (Điều 395 BLDS 2015). Trường hợp bên được đề nghị giao kết hợp đồng chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự (Điều 396 BLDS 2015)

Bên được đề nghị giao kết hợp đồng có thể rút lại thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng, nếu thông báo này đến trước hoặc cùng với thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng.

Một phần của tài liệu Tai lieu hoc tap luat kinh te 2020 (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w