• Các phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại • Ưu điểm, hạn chế của mỗi phương thức, So sánh các phương thức • Thủ tục tố tụng Trọng tài
• Thủ tục tố tụng Tòa án TÀI LIỆU
• Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 • Luật Trọng tài Thương mại 2010
5.1. Khái niệm và yêu cầu về việc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại mại
5.1.1.Khái niệm tranh chấp kinh doanh thương mại:
Sự hình thành nền kinh tế thị trường ở nước ta trong những năm đầu của thế kỷ này được diễn ra trong bối cảnh sự phát triển theo chiều rộng và chiều sâu của các quan hệ kinh tế với tốc độ nhanh chóng chưa từng có để từng bước khẳng định nó là bộ phận không thể thiếu được của thị trường thế giới. Tranh chấp trong kinh tế nói chung và trong kinh doanh nói riêng với tính cách là hệ quả tất yếu của quá trình này cũng trở nên phong phú hơn về chủng loại và gay gắt phức tạp hơn về tính chất và quy mô.
Tuy còn nhiều ý kiến khác nhau, song đa số các nhà khoa học đều thống nhất rằng, tranh chấp kinh tế được hiểu là sự bất đồng chính kiến, sự mâu thuẫn hay xung đột về lợi ích, về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể tham gia vào các quan hệ kinh tế ở các cấp độ khác nhau. Theo đó, tranh chấp kinh tế có thể có các dạng cơ bản sau:
- Tranh chấp trong kinh doanh : được diễn ra giữa các chủ thể tham gia kinh doanh. Cụ thể, đó là những tranh chấp phát sinh trong các khoản đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
- Tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với quốc gia tiếp nhận đầu tư : Loại hình tranh chấp này nảy sinh trong việc thực hiện các hợp đồng BTO, BT, BOT, thực hiện các điều ước quốc tế về khuyến khích và bảo hộ đầu tư song phương và đa phương.
- Tranh chấp giữa các quốc gia trong việc thực hiện các điều ước quốc tế về thương mại song phương và đa phương.
- Tranh chấp giữa các quốc gia với các thiết chế kinh tế quốc tế trong việc thực hiện các điều ước quốc tế về thương mại đa phương.
Thực tế cho thấy, trong các loại hình tranh chấp kinh tế trên, tranh chấp trong kinh doanh là loại hình tranh chấp phổ biến nhất và do đó trong một số trường hợp khái niệm tranh chấp trong kinh doanh và khái niệm tranh chấp kinh tế được sử dụng với ý nghĩa tương đương nhau.
Mặt khác, tranh chấp trong kinh doanh còn được hiểu là sự bất đồng về một hiện tượng pháp lý phát sinh trong đời sống kinh tế giữa các chủ thể tham gia kinh doanh và thông thường gắn liền với các yếu tố , lợi ích về mặt tài sản. Do đó, có thể khái quát những đặc điểm tranh chấp trong kinh doanh như sau :
- Nó luôn gắn liền với các hoạt động kinh doanh của các chủ thể. - Các chủ thể tranh chấp trong kinh doanh thường là các doanh nghiệp
- Nó là sự biểu hiện ra bên ngoài, là sự phản ánh của những xung đột về mặt lợi ích kinh tế của các bên.
Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, các tranh chấp trong kinh doanh chủ yếu tồn tại dưới dạng các tranh chấp về hợp đồng kinh tế, phản ánh tính đơn điệu của các lợi ích cần bảo vệ trong mô hình kinh tế này. Ngược lại, trong điều kiện kinh tế thị trường, sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế kéo theo sự đa dạng về đối tượng chủ thể và lợi ích cần bảo vệ, sự xuất hiện của các phương thức kinh doanh, thị trường và các yếu tố sản xuất phi truyền thống làm phát sinh nhiều dạng tranh chấp mới, ví dụ như : tranh chấp giữa thành viên công ty với công ty, giữa các thành viên công ty với nhau trong quá trình thành lập, hoạt động và giải thể công ty; tranh chấp trong việc mua bán các loại cổ phiếu, trái phiếu; tranh chấp về liên doanh, liên kết kinh tế, … Chính sự thay đổi về nội dung và hình thức tranh chấp trong kinh doanh trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế đã và đang đòi hỏi các hình thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh cũng phải có sự thay đổi cho phù hợp với các yêu cầu của cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
5.1.2. Yêu cầu về việc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại
Ở đâu có hoạt động kinh doanh thương mại thì ở đó có khả năng phát sinh tranh
chấp. Tranh chấp là hệ quả tất yếu xảy ra trong hoạt động kinh doanh, vì vậy giải quyết các tranh chấp phát sinh được coi là tự thân của các quan hệ kinh tế. Ở góc độ khái quát chung, giải quyết tranh chấp trong kinh doanh chính là việc lựa chọn các hình thức, biện pháp thích hợp để giải toả các mâu thuẫn, bất đồng, xung đột lợi ích giữa các bên, tạo lập lại sự cân bằng về mặt lợi ích mà các bên có thể chấp nhận được.
Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh trong điều kiện kinh tế thị trường phải đáp ứng các yêu cầu sau :
- Nhanh chóng, thuận lợi, không làm hạn chế, cản trở các hoạt động kinh doanh, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất sự gián đoạn của quá trình kinh doanh..
- Khôi phục và duy trì các quan hệ hợp tác, tín nhiệm giữa các bên trong kinh doanh; đảm bảo dân chủ trong quá trình giải quyết tranh chấp,
- Bảo đảm sự bí mật và bảo vệ uy tín của các bên trong kinh doanh cũng như trên thương trường (phụ thuộc vào nguyên tắc xét xử công khai hay không công khai trên thương trường)
- Phải đạt hiệu quả cao: Hiệu quả về mặt kinh tế (chi phí, lệ phí cho việc giải quyết phải thấp) và hiệu quả thi hành (hiệu quả của phán quyết).
Dù đó là tranh chấp gì đi chăng nữa thì vì sự công bằng và hiệu quả kinh tế mà cần thiết phải có một cơ chế để giải quyết tranh chấp. Có nhiều cách thức khác nhau để giải quyết tranh chấp. Tùy thuộc vào phong tục tập quán, truyền thống, trình độ phát triển kinh tế – xã hội mà mỗi quốc gia trên thế giới có các cơ chế giải quyết tranh chấp trong kinh doanh rất khác nhau. Nhìn chung cho đến thời điểm hiện tại, các hình thức giải quyết tranh chấp chủ yếu được áp dụng rộng rãi trên thế giới bao gồm : thương lượng, hoà giải, trọng tài (phi chính phủ) và giải quyết thông qua tòa án.
5.2. Các phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại
5.2.1. Thương lượng:
Thương lượng là một hình thức tự giải quyết tranh chấp trong đó các bên bàn bạc thoả thuận để gạt đi những bất đồng không có sự tham gia của bất kỳ bên thứ ba nào (hình thức phổ biến nhất).
+ Ưu điểm: ít tốn kém (không phải trả lệ phí, phí đi lại), mức độ phương hại đến các quan hệ kinh doanh thấp hơn rất nhiều; không có sự tham gia của bất kỳ một thiết chế Nhà nước nào; hiệu quả của hình thức này đạt được thường cao (sự thiện chí, các bên là người hiểu được bản thân mình, vì vậy sẽ đưa ra được hướng giải quyết tốt).
+ Hạn chế: tính khả thi không được cao vì nó là một thủ tục tư nhân nên giải pháp này không được đảm bảo bằng sự cưỡng chế, nó chỉ được bảo đảm bằng lợi ích của chính các bên.
5.2.2. Hoà giải:
Hoà giải là hình thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ ba làm trung gian giúp các bên tranh chấp đạt được giải pháp nhằm loại trừ những xung đột đã phát sinh.
Bên thứ ba có thể là tổ chức, cá nhân do các bên tín nhiệm chọn để đưa ra những giải pháp, đề xuất để các bên tham khảo.
+ Ưu điểm: so với thương lượng thì mức độ thành công của hoà giải là lớn hơn vì người thứ ba giúp ý chí của các bên gặp nhau. Biên bản hoà giải đảm bảo tính thực thi lớn hơn thương lượng, sự tự giác cao hơn.
+ Hạn chế: người thứ ba chỉ là người đưa ra ý kiến, việc hoà giải có thành công hay không là phụ thuộc vào ý chí của các bên.
5.2.3. Trọng tài:
Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng trọng tài là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của trọng tài viên, với tư cách là bên thứ ba độc lập nhằm chấm dứt xung đột bằng việc đưa ra một phán quyết buộc các bên tranh chấp phải thực hiện.
Cũng như thủ tục tố tụng tòa án, trong quá trình giải quyết các tranh chấp kinh doanh trọng tài cũng phải tuân theo các trình tự, thủ tục nhất định mà pháp luật quy định, từ việc khởi kiện, xét xử, thi hành phán quyết trọng tài, quyền và nghĩa vụ của những người tham gia,… Đây chính là thủ tục tố trọng tài. Nói cách khác, tố tụng trọng tài được hiểu là trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định để giải quyết tranh chấp kinh doanh bằng trọng tài.
Tố tụng trọng tài nhìn chung có các đặc điểm cơ bản sau :
- Trọng tài thương mại là một loại hình tổ chức phi chính phủ, một tổ chức mang tính chất xã hội – nghề nghiệp, hoạt động theo pháp luật và quy chế trọng tài.
- Tố tụng trọng tài là sự kết hợp giữa hai yếu tố thỏa thuận và tài phán. Cụ thể, thỏa thuận làm tiền đề cho phán quyết và không thể có phán quyết thoát ly những yếu tố đã được thỏa thuận.
- Tố tụng trọng tài đảm bảo cho đương sự quyền tự định đoạt của mình một cách cao nhất, các đương sự có quyền lựa chọn trọng tài viên, quyền lựa chọn địa điểm giải quyết tranh chấp, lựa chọn quy tắc tố tụng….
- Phán quyết của trọng tài có giá trị chung thẩm và không thể kháng cáo trước bất cứ cơ quan, tổ chức nào. Về nguyên tắc, trọng tài không xét xử công khai, do đó ngoài nguyên đơn và bị đơn, trọng tài chỉ triệu tập các đương sự khác khi cần thiết.
- Quy tắc tố tụng trọng tài của các quốc gia rất khác nhau, nhưng nhìn chung quy tắc lựa chọn trọng tài viên và thủ tục của hầu hết các trung tâm trọng tài trên thế giới đều theo khuôn mẫu của Quy tắc trọng tài mẫu UNCITRAL.
Trong kinh doanh thương mại có hai loại cơ quan trọng tài:
+ Trọng tài vụ việc (lâm thời): được các bên lập ra để giải quyết từng vụ việc tranh chấp cụ thể. Khi vụ việc giải quyết xong hoặc không thành công thì trọng tài này sẽ giải tán.
* Ưu điểm: cơ chế giải quyết rất nhanh gọn, không phải tuân theo một quy chế pháp luật xác lập trước mà theo yêu cầu của các bên. Các bên chọn người có uy tín, tin tưởng sẽ có được một hiệu quả thành công cao.
* Nhược điểm: những trọng tài viên không chuyên trách, không tiến hành theo một quy chế pháp luật thì giá trị chính xác của phán quyết sẽ không cao.
+ Trọng tài thường trực (quy chế): được thành lập ra để chuyên giải quyết các tranh chấp, sự tồn tại của nó là thường xuyên lâu dài, hoạt động theo một quy chế được xác lập từ trước.
- Đặc trưng của tổ chức trọng tài trên thế giới:
+ Hình thức tổ chức: có hai hình thức là công ty trách nhiệm hữu hạn phi lợi nhuận và các trung tâm trọng tài trong nước và quốc tế.
Ngân sách Nhà nước (do các thương gia hỗ trợ, thu phí từ việc giải quyết tranh chấp, xuất bản các ấn phẩm tài liệu về pháp luật cho các thương gia) các trọng tài viên không phải là các công chức Nhà nước mà hành nghề tự do.
+ Mỗi trung tâm có danh sách trọng tài viên riêng của trung tâm, danh sách này được lập trên cơ sở tự nguyện của các trọng tài viên (về nguyên tắc nếu đưa vụ việc ra giải quyết ở trung tâm nào đó thì phải lựa chọn trọng tài viên ở trung tâm đó).
+ Mỗi trung tâm trọng tài có một quy tắc tố tụng riêng do chính trung tâm đó xây dựng nên (tạo nên sự cạnh tranh giữa các trung tâm).
Về nguyên tắc, nếu đưa tranh chấp ra trung tâm nào thì phải tuân theo quy tắc tố tụng của trọng tài đó trừ trường hợp có thoả thuận áp dụng quy tắc của trung tâm khác. Về cơ bản, quy tắc tố tụng của các trung tâm trọng tài thường có nội dung chính giống nhau dựa trên bản quy tắc tố tụng mẫu của trung tâm trọng tài thương mại quốc tế (1978). + Mặc dù là một tổ chức phi Chính phủ nhưng không có nghĩa là hoạt động của các trung tâm là phi Nhà nước, mà hoạt động của các trung tâm phải nằm dưới sự hỗ trợ và kiểm soát của Nhà nước. Sự kiểm soát của Nhà nước thể hiện trên phương diện Nhà nước ban hành luật lệ trọng tài làm cơ sở pháp lý để các trung tâm ra đời và phát triển. Nhà nước phê chuẩn điều lệ và quy chế hoạt động của các trung tâm này (hoặc ban hành tiêu chuẩn trọng tài viên, cấp thẻ và quản lý trọng tài viên).
Sự hỗ trợ của Nhà nước về việc thực thi các phán quyết bằng việc Nhà nước công nhận và cho cưỡng chế thi hành phán quyết như một bản án. Sự hỗ trợ này mang tính chất sống còn đối với trọng tài.
5.2.4. Toà án:
Giải quyết tranh chấp kinh doanh bằng tòa án là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của cơ quan tài phán Nhà nước, nhân danh quyền lực Nhà nước để đưa ra phán quyết buộc các bên có nghĩa vụ thi hành, kể cả bằng sức mạnh cưỡng chế. Trong quá trình giải quyết các tranh chấp kinh doanh, tòa án phải tuân theo một trình tự, thủ tục nhất định mà pháp luật đã quy định, cụ thể đó là những nguyên tắc cơ bản; trình tự, thủ tục khởi kiện; trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc tại tòa án, thi hành bản án, quyết định của tòa án; quyền và nghĩa vụ của những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng cũng như của những cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan,… Đây chính là thủ tục tố tụng tòa án. Ở hầu hết các quốc gia, cùng với việc ban hành những đạo luật về nội dung, Nhà nước cũng ban hành những quy định về thủ tục tố tụng để tòa án giải quyết các tranh chấp kinh doanh.
Như vậy, tố tụng tòa án chính là trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định để giải quyết các tranh chấp kinh doanh bằng tòa án.
Thực tiễn pháp luật tố tụng của các nước cho thấy, tố tụng tòa án đều có chung một số đặc điểm cơ bản sau :
- Ở hầu hết các nước trên thế giới, thủ tục tố tụng tòa án áp dụng cho các tranh chấp trong kinh doanh được dựa trên nền tảng thủ tục tố tụng dân sự cùng với một số quy định đặc thù cho phù hợp với hoạt động kinh doanh, chẳng hạn như : về hội đồng xét xử, về thời gian của các trình tự tố tụng, … Do vậy, ở các quốc gia này người ta không hình thành luật tố tụng riêng cho các tranh chấp trong kinh doanh mà chỉ có luật về tố tụng dân sự.
Ví dụ : Ở Cộng hoà Liên bang Đức, Luật tố tụng đối với các vụ án dân sự và thương mại được quy định thống nhất trong Bộ luật tố tụng dân sự; ở Pháp, Anh và Mỹ các tranh chấp trong lĩnh vực kinh doanh thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án đều được áp dụng theo thủ tục tố tụng dân sự.
- Tố tụng tòa án là thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh của Tòa án – một cơ quan Nhà nước, hoạt động xét xử của nó mang tính quyền lực Nhà nước nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước và đóng vai trò là cơ quan bảo vệ pháp luật.
- Phán quyết của tòa án được đảm bảo thi hành và thủ tục giải quyết của Tòa án