Trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng

Một phần của tài liệu Tai lieu hoc tap luat kinh te 2020 (Trang 78 - 86)

4.6.1.Trách nhiệm vật chất do vi phạm hợp đồng

Trách nhiệm vật chất trong quan hệ hợp đồng được hiểu là sự gánh chịu hậu quả vật chất bất lợi của bên có hành vi vi phạm hợp đồng như trả tiền phạt hợp đồng, tiền bồi thường thiệt hại và các chi phí khác.

Phạt vi phạm là sự thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm. Mức phạt vi phạm do các bên thoả thuận.

Các bên có thể thoả thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải nộp phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại; nếu không có thoả thuận trước về mức bồi thường thiệt hại thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại.

Trong trường hợp các bên không có thoả thuận về bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm.

4.6.2. Chế tài trong thương mại

Luật Thương mại 2005 quy định các chế tài trong thương mại bao gồm : - Buộc thực hiện đúng hợp đồng.

- Phạt vi phạm.

- Buộc bồi thường thiệt hại. - Tạm ngừng thực hiện hợp đồng. - Đình chỉ thực hiện hợp đồng. - Huỷ bỏ hợp đồng.

- Các biện pháp khác do các bên thoả thuận không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế.

4.6.2.1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng (Điều 297, Điều 299 LTM 2005)

Buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh.

Trường hợp bên vi phạm giao thiếu hàng hoặc cung ứng dịch vụ không đúng hợp đồng thì phải giao đủ hàng hoặc cung ứng dịch vụ theo đúng thoả thuận trong hợp đồng. Trường hợp bên vi phạm giao hàng hoá, cung ứng dịch vụ kém chất lượng thì phải loại trừ khuyết tật của hàng hoá, thiếu sót của dịch vụ hoặc giao hàng khác thay thế, cung ứng dịch vụ theo đúng hợp đồng.

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, trong thời gian áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm nhưng không được áp dụng các chế tài khác.

4.6.2.2. Phạt vi phạm (Điều 300, 301 LTM 2005)

Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận. Về vấn đề này, LTM 2005 có quy định khác so với BLDS 2015. Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.

4.6.2.3.Bồi thường thiệt hại (Điều 302, 303, 304, 305, 306, 307 LTM 2005)

Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm. Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các yếu tố sau đây: - Có hành vi vi phạm hợp đồng;

- Có thiệt hại thực tế;

- Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.

4.6.2.4.Tạm ngừng thực hiện hợp đồng (Điều 308, 309 LTM 2005)

- Tạm ngừng thực hiện hợp đồng là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để tạm ngừng thực hiện hợp đồng;

- Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng (Vi phạm cơ bản là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng).

4.6.2.5. Đình chỉ thực hiện hợp đồng (Điều 310, 311 LTM 2005)

Đình chỉ thực hiện hợp đồng là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng khi xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để đình chỉ hợp đồng hoặc khi một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.

Huỷ bỏ hợp đồng bao gồm hủy bỏ toàn bộ hợp đồng và hủy bỏ một phần hợp đồng. Hủy bỏ toàn bộ hợp đồng là việc bãi bỏ hoàn toàn việc thực hiện tất cả các nghĩa vụ hợp đồng đối với toàn bộ hợp đồng. Hủy bỏ một phần hợp đồng là việc bãi bỏ thực hiện một phần nghĩa vụ hợp đồng, các phần còn lại trong hợp đồng vẫn còn hiệu lực.

Chế tài hủy bỏ hợp đồng được áp dụng khi xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng hoặc khi một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.

Hậu quả pháp lý của việc huỷ bỏ hợp đồng:

Hợp đồng bị huỷ bỏ sẽ không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã thoả thuận trong hợp đồng, trừ thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ sau khi huỷ bỏ hợp đồng và về giải quyết tranh chấp.

Các bên có quyền đòi lại lợi ích do việc đã thực hiện phần nghĩa vụ của mình theo hợp đồng; nếu các bên đều có nghĩa vụ hoàn trả thì nghĩa vụ của họ phải được thực hiện đồng thời; trường hợp không thể hoàn trả bằng chính lợi ích đã nhận thì bên có nghĩa vụ phải hoàn trả bằng tiền. Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm bồi thường thiệt hại.

CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu hỏi Phương án trả lời Đáp án và giải thích

1. Hợp đồng thương mại được ký kết nhằm mục đích gì?

A. Phi lợi nhuận. B. Lợi nhuận.

C. Duy trì cuộc sống. D. Thỏa mãn nhu cầu.

Đáp án đúng là: B. Lợi nhuận.

Vì: Hợp đồng thương mại là thỏa thuận giữa các thương nhân (hoặc một bên là thương nhân) về việc thực hiện một hay nhiều hành vi của hoạt động thương mại nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.

2. Loại hợp đồng nào sau đây

KHÔNG phải là hợp đồng thương mại? A. Hợp đồng mua bán hàng hóa. B. Hợp đồng đại lý. C. Hợp đồng trung gian thương mại. D. Hợp đồng tặng cho tài sản. Đáp án đúng là: D. Hợp đồng tặng cho tài sản.

Vì: Vì theo Luật Thương mại 2005,

Bộ Luật Dân sự 2015, hợp đồng tặng cho tài sản là hợp đồng dân sự.

3. Trong quan hệ cầm cố tài sản,

A. Ngân hàng. B. Bên nhận cầm cố.

Đáp án đúng là: Bên nhận cầm cố. Vì: Theo Điều 309 Bộ Luật Dân sự

bên cầm cố giao tài sản của mình cho ai?

C. Bên bảo lãnh. D. Bện nhận thế chấp.

2015, cầm cố tài sản là việc một bên (bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. 4. Việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh là biện pháp gì sau đây?

A. Buộc thực hiện đúng hợp đồng.

B. Phạt vi phạm.

C. Buộc bồi thường thiệt hại.

D. Hủy bỏ hợp đồng.

Đáp án đúng là: Buộc thực hiện

đúng hợp đồng.

Vì: Theo Điều 297 Luật Thương mại

2005, buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh.

5. Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá bao nhiêu % giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm? A. 6%. B. 8%. C. 9%. D. 10%. Đáp án đúng là: 8%.

Vì: Theo Điều 301 Luật Thương mại

2005, mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8 % giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. 6. Đâu KHÔNG phải là biện pháp nhằm đảm bảo thực hiện nghĩa A. Cầm cố tài sản. B. Thế chấp tài sản. C. Đặt cọc. Đáp án đúng là: Đặt trước.

Vì: Theo Điều 292 Bộ Luật Dân sự

2015, có 9 biện pháp nhằm đảm bảo thực hiện nghĩa vụ, bao gồm: Cầm cố

cược, ký quỹ, bảo lưu quyền sở hữu, bảo lãnh, tín chấp, cầm giữ tài sản. 7. Trong quan hệ

cầm cố tài sản, tài sản được dùng để cầm cố phải thuộc quyền sở hữu của ai?

A. Bên cầm cố. B. Bên nhận cầm cố. C. Bên bảo lãnh. D. Bên thế chấp.

Đáp án đúng là: Bên cầm cố.

Vì: Theo Điều 309 Bộ Luật Dân sự

2015, cầm cố tài sản là việc một bên (bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.

8. Trong quan hệ thế chấp tài sản, bên thế chấp chuyển giao cho bên nhận thế chấp gì?

A. Tài sản thế chấp.

B. Giấy tờ xác nhận quyền sở hữu tài sản thế chấp.

C. Tiền, tài sản có giá trị. D. Không chuyển giao bất kỳ tài sản gì.

Đáp án đúng là: B. Giấy tờ xác nhận

quyền sở hữu tài sản thế chấp.

Vì: Theo Điều 317 Bộ Luật Dân sự

2015, trong quan hệ thế chấp tài sản bên thế chấp chuyển giao cho bên nhận thế chấp Giấy tờ xác nhận quyền sở hữu tài sản thế chấp nhưng không chuyển giao tài sản thế chấp. 10. Tín chấp là

biện pháp mà tổ chức chính trị - xã hội tại cơ sở có thể bảo đảm bằng tín chấp cho chủ thể nào vay một khoản tiền tại ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác để sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ theo quy định của Chính phủ?

A. Doanh nghiệp. B. Cơ quan nhà nước.

C. Cá nhân, hộ gia đình nghèo.

D. Kho bạc nhà nước.

Đáp án đúng là: C. Cá nhân, hộ gia

đình nghèo.

Vì: Theo Điều 344 Bộ Luật Dân sự

2015, tín chấp là biện pháp mà tổ chức chính trị - xã hội tại cơ sở có thể bảo đảm bằng tín chấp cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác để sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ theo quy định của Chính phủ.

11. Khi hợp đồng bị tạm ngừng thực hiện gây ra A. Hợp đồng vẫn còn hiệu lực. B. Hợp đồng không có hiệu Đáp án đúng là: A. Hợp đồng vẫn còn hiệu lực.

hậu quả pháp lý gì?

lực từ thời điểm giao kết. C. Hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm đình chỉ.

D. Hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm tòa án tuyên bố. 2005, khi hợp đồng bị tạm ngừng thực hiện thì hợp đồng vẫn còn hiệu lực. 12. Trong quan hệ ký quỹ nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng, bên có nghĩa vụ phải gửi một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quí hoặc giấy tờ có giá khác vào tài khoản phong toả tại đâu?

A. Ngân hàng.

B. Tài khoản ngân hàng của bên thụ hưởng.

C. Tài khoản ngân hàng của bên thứ ba.

D. Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

Đáp án đúng là: A. Ngân hàng. Vì: Theo Điều 330 Bộ Luật Dân sự

2015, ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quí hoặc giấy tờ có giá khác vào tài khoản phong toả tại một ngân hàng.

13. Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng của bên vi phạm được miễn trong trường hợp nào sau đây? A. Bên vi phạm hợp đồng có lỗi. B. Xảy ra sự kiện bất khả kháng. C. Bên vi phạm hợp đồng không còn tài sản. D. Vi phạm xảy ra do bên thứ 3 không giao hàng. Đáp án đúng là: C. Xảy ra sự kiện bất khả kháng.

Vì: Theo Điều 294 Luật Thương mại

2005 về các trường hợp được miễn trách nhiệm, trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng của bên vi phạm được miễn trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng.

14. Mức bồi thường thiệt hại mà bên bị vi phạm có quyền yêu cầu đối với bên vi phạm hợp đồng được tính như thế nào? A. 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. B. Do tòa án ấn định.

C. Được tính trên thiệt hại thực tế mà bên bị vi phạm phải gánh chịu.

D. Do bên thứ ba ấn định.

Đáp án đúng là: C. Được tính trên

thiệt hại thực tế mà bên bị vi phạm phải gánh chịu.

Vì: Theo Khoản 2 Điều 302 Luật

Thương mại 2005, giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản

lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.

15. Trường hợp nào dưới đây là trường hợp miễn trách:

A. Bên A không giao hàng đúng thời gian cho bên B được vì không mua đủ nguyên liệu đầu vào.

B. Bên A không giao hàng đúng thời gian cho bên B được vì thiếu nhân công để sản xuất.

C. Bên A không giao hàng đúng thời gian cho bên B được vì thiếu tiền để gom hàng.

D. Bên A không giao hàng đúng thời gian cho bên B được vì nhà xưởng bị cháy do khách quan.

Đáp án đúng là: D. Bên A không

giao hàng đúng thời gian cho bên B được vì nhà xưởng bị cháy do khách quan.

Vì: Theo Điều 294, Luật Thương mại 2005. Trường hợp miễn trách nhiệm do xảy ra sự kiện bất khả kháng.

16. Trường hợp nào dưới đây hợp đồng còn hiệu lực: A. Hợp đồng bị hủy. B. Hợp đồng bị vô hiệu. C. Hợp đồng đã thanh lý. D. Hợp đồng đang tạm ngưng. Đáp án đúng là: D. Hợp đồng đang tạm ngưng.

Vì: Theo Điều 314, Điều 309 Luật Thương mại 2005, Điều 131 Bộ Luật Dân sự 2015. Khi hợp đồng bị tạm ngừng thực hiện thì hợp đồng vẫn còn hiệu lực.

17. 2 năm là thời hiệu yêu cầu tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu trong trường hợp nào dưới đây.

A. Hợp đồng vi phạm pháp luật. B. Hợp đồng trái đạo đức xã hội. C. Hợp đồng giao dịch giả tạo. D. Hợp đồng do người bị đe dọa xác lập. Đáp án đúng là: D. Hợp đồng do

người bị đe dọa xác lập.

Vì: Theo Điều 132, Bộ Luật Dân sự 2015. Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng do người bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép xác lập là 02 năm.

18. Thời hiệu yêu cầu tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu là A. Hợp đồng có nội dung giao dịch vi phạm điều cấm của pháp luật. Đáp án đúng là: A. Hợp đồng có nội

dung giao dịch vi phạm điều cấm của pháp luật.

không hạn chế, áp dụng cho trường hợp nào dưới đây.

B. Hợp đồng khi giao dịch do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép. C. Hợp đồng khi giao dịch do bị nhầm lẫn. D. Hợp đồng khi giao dịch do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.

Vì: Theo Điều 132, Bộ Luật Dân sự 2015. Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng do vi phạm điều cấm của pháp luật là 02 năm.

19. Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại là: A. 2 năm. B. 3 năm. C. 4 năm. D. 1 năm. Đáp án đúng là: A. 2 năm.

Vì: Theo Điều 319, Luật Thương mại 2005. Thời hiệu khởi kiện áp dụng đối với các tranh chấp thương mại là hai năm, kể từ thời điểm quyền và lợi

Một phần của tài liệu Tai lieu hoc tap luat kinh te 2020 (Trang 78 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w