I. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
b) Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin coi cách mạng là sự nghiệp c ủa quần chúng
Chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nhân
dân là người sáng tạo ra lịch sử; giai cấp vô sản muốn thực hiện được vai trò lãnh đạo cách mạng phải trở thành dân tộc; liên minh công nông là cơ sởđể xây dựng lực lượng to lớn của cách mạng.
Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin là vì chủ nghĩa Mác- Lênin đã chỉ ra cho các dân tộc bị áp bức con đường tự giải phóng. V.I. Lênin cho rằng, sự liên minh giai cấp, trước hết là liên minh công nông là hết sức cần thiết bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng vô sản, rằng nếu không có sựđồng tình và ủng hộ của đa số nhân dân lao
động với đội ngũ tiên phong của nó, tức giai cấp vô sản, thì cách mạng vô sản không thể
thực hiện được.
Như vậy, chủ nghĩa Mác-Lênin không những đã chỉ ra vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử mà còn chỉ ra vị trí của khối liên minh công nông trong cách mạng vô sản. Đó là những quan điểm lý luận hết sức cần thiết để Hồ Chí Minh có cơ sở
khoa học trong sựđánh giá chính xác yếu tố tích cực cũng như những hạn chế trong các di sản truyền thống, trong tư tưởng tập hợp lực lượng của các nhà yêu nước Việt Nam tiền bối và các nhà cách mạng lớn trên thế giới, từđó hình thành tư tưởng của Người về đại đoàn kết dân tộc.
c) Tổng kết những kinh nghiệm thành công và thất bại của các phong trào cách mạng Việt Nam và thế giới