Quan điểm về chức năng của văn hóa

Một phần của tài liệu giao-trinh-tu-tuong-ho-chi-minh (Trang 102 - 103)

III. Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa

c) Quan điểm về chức năng của văn hóa

Chức năng của văn hóa mới rất phong phú, đa dạng. Hồ Chí Minh cho rằng, văn hóa có ba chức năng chủ yếu sau đây:

Một là, bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp.

Văn hóa thuộc đời sống tinh thần của xã hội. Tư tưởng và tình cảm là vấn đề chủ

yếu nhất của đời sống tinh thần của xã hội và con người. Vì vậy, theo Hồ Chí Minh, văn hóa phải thấm sâu vào tâm lý quốc dân để thực hiện chức năng hàng đầu là bồi dưỡng nâng cao tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp cho con người, đồng thời loại bỏ

những tư tưởng sai lầm, tình cảm thấp hèn. Tư tưởng và tình cảm rất phong phú, nhưng phải đặc biệt quan tâm tới những tư tưởng và tình cảm chi phối đời sống tinh thần của mỗi con người và cả dân tộc.

Lý tưởng là điểm hội tụ của tư tưởng lớn. Hồ Chí Minh khẳng định văn hóa phải làm cho ai cũng có lý tưởng tự chủ, tự cường, độc lập, tự do; phải làm cho quốc dân "có tinh thần vì nước quên mình, vì lợi ích chung mà quên lợi ích riêng". Đó là lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội, thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Một khi con người đã phai nhạt lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội thì không còn ý nghĩa gì đối với cuộc sống cách mạng.

Tình cảm lớn, theo Hồ Chí Minh là lòng yêu nước, thương dân, thương nhân loại bị đau khổ, áp bức. Đó là tính trung thực, thẳng thắn, thủy chung; đề cao cái chân, cái thiện, cái mỹ... Tình cảm đó thể hiện trong nhiều mối quan hệ: với gia đình, quê hương, dân tộc, nhân loại, với bạn bè, đồng chí, quan hệ thầy trò...

Tư tưởng và tình cảm có mối quan hệ gắn bó với nhau. Tình cảm cao đẹp là con

đường dẫn tới tư tưởng đúng đắn; tư tưởng đúng làm cho tình cảm cao đẹp hơn, làm cho con người ngày càng hoàn thiện. Văn hóa còn góp phần xây đắp niềm tin cho con người, tin ở bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tin vào nhân

dân, tin vào tiền đồ của cách mạng.

Hai là, nâng cao dân trí.

Văn hóa luôn gắn với dân trí. Không có văn hóa không có dân trí. Văn hóa nâng cao dân trí theo từng nấc thang, phục vụ mục tiêu cách mạng trước mắt và lâu dài.

Nâng cao dân trí bắt đầu từ việc làm cho người dân biết đọc, biết viết. Tiếp đến là sự hiểu biết các lĩnh vực khác nhau về chính trị, kinh tế, văn hóa... Từng bước nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, khoa học - kỹ thuật, thực tiễn Việt Nam và thế

giới... Đó là quá trình bổ sung kiến thức mới, làm cho mọi người không chỉ là chuyển biến dân trí mà còn nâng cao dân trí, điều mà khi chính trị chưa được giải phóng thì không thể làm được.

Tùy từng giai đoạn cách mạng mà mục đích của nâng cao dân trí có điểm chung và riêng, nhưng tất cảđều nhằm mục tiêu chung là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; biến một nước dốt nát, cực khổ thành một nước có văn hóa cao và đời sống tươi vui hạnh phúc1. Mục tiêu đó hiện nay Đảng ta chỉ rõ vì "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".

Ba là, bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, những phong cách, lối sống lành mạnh, luôn hướng con người vươn tới cái chân, cái thiện, cái mỹ, không ngừng hoàn thiện bản thân mình.

Những phẩm chất tốt đẹp làm nên giá trị của con người. Mỗi người phải biến tư

tưởng và tình cảm lớn thành phẩm chất cao đẹp. Đó có thể là phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, phẩm chất chuyên môn, nghiệp vụ.

Có những phẩm chất đạo đức chung cho mọi người Việt Nam trong thời đại mới: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Lại có những phẩm chất đạo đức dành cho các lĩnh vực hoạt động khác nhau của con người: phẩm chất nhà giáo, phẩm chất thầy thuốc...

Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh phẩm chất đạo đức, chính trị của cán bộ, đảng viên. Bởi vì, nếu không có những phẩm chất đó thì không thể biến lý tưởng thành hiện thực. Phẩm chất thường được biểu hiện qua phong cách, tức là lối sinh hoạt, làm việc, hoạt động, xử sự của con người. Phẩm chất và phong cách thường gắn bó với nhau, và chỉ khi nào con người có phẩm chất tốt đẹp, phong cách lành mạnh thì mới thúc đẩy sự

nghiệp cách mạng đi lên.

Muốn có được những phẩm chất và phong cách đó, tự bản thân con người rèn luyện chưa đủ, mà hoạt động văn hóa đóng chức năng rất quan trọng. Văn hóa phải tham gia chống được tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ, chống sự lạm dụng quyền lực, tham quyền cố vị dẫn tới sự tha hóa con người. Văn hóa giúp cho con người phân

Một phần của tài liệu giao-trinh-tu-tuong-ho-chi-minh (Trang 102 - 103)