III. Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
c) Văn hóa đời sống
Xây dựng đời sống văn hóa mới được Hồ Chí Minh chỉ ra ngay sau khi mới giành
được chính quyền, rồi nhanh chóng trở thành một phong trào quần chúng sôi nổi, tạo
động lực mạnh mẽ cho sự nghiệp kháng chiến kiến quốc.
Văn hóa đời sống thực chất là đời sống mới với ba nội dung: đạo đức mới, lối sống mới, nếp sống mới, trong đó đạo đức mới đóng vai trò chủ yếu nhất. Bởi vì, có dựa trên nền đạo đức mới thì mới xây dựng được lối sống mới, nếp sống mới, và đạo đức mới lại được thể hiện trong lối sống và nếp sống.
- Đạo đức mới: Thực hành đời sống mới trước hết là thực hành đạo đức cách mạng.
- Lối sống mới: Lối sống mới là lối sống có lý tưởng, có đạo đức; kết hợp hài hòa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại tạo nên lối sống văn minh, tiên tiến. Hoạt động của con người gồm: ăn, mặc, ở, đi lại, làm việc. Tính văn hóa
ởđây là biết cách ăn, cách mặc, cách ở... Con người văn hóa trong lối sống là phải có một phong cách sống khiêm tốn, giản dị, chừng mực, điều độ, ngăn nắp, vệ sinh, yêu lao động, quý thời gian, ít lòng ham muốn về vật chất, về chức quyền, danh lợi. Trong
quan hệ với nhân dân, bạn bè, đồng chí thì cởi mở, chân tình, ân cần, tế nhị; giàu lòng thương yêu, quý trọng con người; đối với mình thì nghiêm, đối với người thì khoan dung, độ lượng.
Sửa đổi cách làm việc là phải có tác phong quần chúng, tác phong tập thể - dân chủ, tác phong khoa học. Điều này đặc biệt cần thiết đối với cán bộ quản lý, lãnh đạo. Hồ Chí Minh yêu cầu ởđội ngũ cán bộ phải có phong cách sống, phong cách làm việc hợp lòng dân.
- Nếp sống mới: Xây dựng nếp sống mới (nếp sống văn minh) là xây dựng những thói quen và phong tục tập quán tốt đẹp, kế thừa và phát triển được những thuần phong mỹ tục lâu đời của dân tộc. Tất nhiên không phải cái gì cũ là bỏ hết, cái gì cũng làm mới. Cũ mà xấu thì bỏ. Cũ mà không xấu nhưng phiền phức thì sửa đổi. Cũ mà tốt thì phát triển thêm. Mới mà hay thì phải làm. Phải bổ sung, xây dựng thuần phong mỹ tục trong các vấn đề vệ sinh, giỗ tết, ma chay, cưới hỏi...; đồng thời phải chống các hủ tục như cờ bạc, hút xách...
Xây dựng nếp sống mới rất khó khăn, phức tạp, vì thói quen rất khó sửa đổi, nó có sức ỳ cản trở ta. Thực tế cho thấy, cái tốt mà lạ, người ta có thể cho là xấu; cái xấu mà quen, người ta có thể cho là thường. Vì vậy, quá trình đổi mới nếp sống phải rất cẩn thận, chịu khó, lâu dài, không thể dùng cách trấn áp thô bạo đối với cái cũ, lạc hậu. Phải tuyên truyền, giải thích một cách hăng hái, bền gan, chịu khó, cẩn thận, khôn khéo, mềm mỏng,... Phải dùng biện pháp nêu gương: người nêu gương, nhà làm gương, làng làm gương. Nói đi đôi với làm, nếu không, tuyên truyền giáo dục, xây dựng nếp sống mới khó đạt kết quả.
Tóm lại, xây dựng văn hóa đời sống chung cho cả xã hội, phải bắt đầu từ từng người, từng gia đình.
IV. Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức, nhân văn, văn hóa vào việc xây dựng con người Việt Nam