Xây dựng, kiện toàn hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh

Một phần của tài liệu giao-trinh-tu-tuong-ho-chi-minh (Trang 122 - 126)

III. Phương hướng và một sốn ội dung vận dụng, phát tri ển tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệ p

c) Xây dựng, kiện toàn hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh

Một là, xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam vững mạnh.

Đảng là một thành viên của hệ thống chính trịđồng thời có trách nhiệm lãnh đạo hệ thống chính trị và toàn xã hội, Đảng là hạt nhân của hệ thống chính trị nên muốn đưa cách mạng tiến lên phải chăm lo xây dựng Đảng mạnh cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố có tính chất quyết định tới thắng lợi của sự nghiệp cách mạng. Sự nghiệp đổi mới đất nước vì những mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, do đó, phụ thuộc trước hết vào chất lượng của Đảng cầm quyền. Với ý nghĩa đó, chúng ta có thể nói rằng, sự nghiệp đổi mới hãy bắt đầu từ bản thân Đảng. Với ý thức trách nhiệm đó, trong những năm 80 của thế kỷ XX, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nghiên cứu, tổng kết từ những sáng kiến của cơ sởđể khởi xướng công cuộc đổi mới. Sự nghiệp đổi mới đất nước chính thức bắt đầu từ cuối năm 1986 xuất phát từ chính yêu cầu của cuộc sống mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã nắm bắt được chứ không phải từ ảnh hưởng của bên ngoài.

Đứng trước thời cơ và thách thức mới, trách nhiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền trong sự nghiệp đổi mới hiện nay càng nặng nề hơn. Đảng phải vươn lên về

mọi mặt trong điều kiện mới. Ngoài những thuận lợi rất cơ bản, Đảng duy nhất cầm quyền đứng trước một số nguy cơ, khó khăn: những thử

thách, cám dỗ của lợi ích vật chất; hoàn cảnh mới dễ dàng mắc phải căn bệnh phát triển như cửa quyền, quan liêu, mất dân chủ, lãnh đạo nặng về áp đặt theo lối mệnh lệnh, v.v.. Sự nghiệp đổi mới càng đi vào chiều sâu thì càng đặt ra cho Đảng nhiều vấn đề

mới cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn cần có lời giải đáp. Đặc biệt, điều đáng lo ngại là một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên bị suy thoái về tư tưởng chính trị, suy thoái về đạo đức, lối sống. Đảng phải mạnh cả về chính trị; về tư tưởng; về tổ chức; về cán bộ, đảng viên; về phẩm chất, đạo đức của toàn Đảng; về phương thức lãnh đạo của

Đảng trong tình hình mới...

Đảng Cộng sản Việt Nam có trách nhiệm lãnh đạo cả hệ thống chính trị. Do đó, ngoài việc phải thường xuyên tự chỉnh đốn bản thân mình, Đảng phải có trách nhiệm tăng cường sự lãnh đạo của mình đối với Nhà nước trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Đảng lãnh đạo Nhà nước không

phải làm thay chức năng quản lý của Nhà nước mà lãnh đạo bằng phương thức thích hợp để phát huy vai trò của Nhà nước trong sự nghiệp đổi mới. Đảng cũng chú ý lãnh

đạo Mặt trận và các đoàn thể nhân dân để các tổ chức đó bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm cho các tổ chức đó thực hiện tốt vai trò là cơ sở vững chắc của chính quyền.

Hồ Chí Minh là người sáng lập, rèn luyện và lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam. Người là một chiến sĩ cộng sản quốc tế kiên cường trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tếđồng thời là một chiến sĩ hòa bình luôn luôn đấu tranh cho sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, cho sự tiến bộ xã hội. Đấy là con người của thời đại. Mọi âm mưu xuyên tạc, hạ thấp hoặc xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, của chủ nghĩa xã hội, đều đi ngược lại với sự thật hiện hữu trong đời sống xã hội Việt Nam,

đều mang dụng ý không trong sáng. Mặc dù Đảng ta mắc phải một số khuyết điểm, hạn chế, có một số bất cập, nhưng không vì thế mà cho rằng, trong sự nghiệp đổi mới hiện nay khi chúng ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền thì không cần sự lãnh đạo của

Đảng. Thực tế cho thấy rằng, Đảng có vai trò, trách nhiệm mà không một tổ chức chính trị nào khác có thể thay thếđối với toàn bộ hệ thống chính trị.

Hai là, xây dựng Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh, thể hiện quyền làm chủ của nhân dân.

Hồ Chí Minh đã phát triển lý luận về nhà nước của chủ nghĩa Mác - Lênin bằng việc xây dựng Nhà nước mới ở Việt Nam - Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Đây là một tổ chức quan trọng trong hệ thống chính trị, ngày càng có vị trí, vai trò to lớn trong quá trình đổi mới. Nhà nước trong sạch, vững mạnh thì góp phần to lớn làm cho cả hệ thống chính trị vững mạnh. Theo tư

tưởng Hồ Chí Minh, Nhà nước ta là nơi thể hiện rõ nhất quyền và nghĩa vụ của nhân dân. Trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, cần chú trọng xây dựng pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, đưa pháp luật vào trong cuộc sống một cách có hiệu quả.

Bảo đảm cho Nhà nước trong sạch là một nội dung rất quan trọng hiện nay trong việc vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh. Những căn bệnh thường thấy đối với sự hoạt động của Nhà nước mà Hồ Chí Minh đã chỉ ra trước đây khi Người còn sống vẫn còn có ý nghĩa thời sựđòi hỏi mỗi người và tất cả các tổ chức trong hệ thống chính trịđồng tâm hiệp lực chú ý khắc phục. Phải đẩy mạnh việc chống tham nhũng, quan liêu và các tiêu cực khác trong bộ máy nhà nước, làm cho Nhà nước thật sự là Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Đẩy mạnh cải cách hành chính để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, đó là ý thức, trách nhiệm của toàn dân và của các tổ chức trong hệ thống chính trị, nhất là các cấp chính quyền trong bộ máy nhà nước.

Vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước ta tức là phải xây dựng và kiện toàn bộ máy nhà nước sao cho hợp lý, hoạt động có hiệu quả. Bộ

máy đó được xác lập trên cơ sở có căn cứ khoa học, phù hợp với tình hình thực tế của từng thời kỳ, nói chung là tinh gọn, chức năng, nhiệm vụ rõ ràng không chồng chéo. Bộ

máy đó phải được thống nhất từ Trung ương đến cơ sở, bảo đảm cho quyền lực tập trung, thống nhất theo nguyên tắc tất cả mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân. Chỉ có trên cơ sở một bộ máy được tổ chức hợp lý, trong sạch thì sức mạnh của Nhà nước và của cả hệ thống chính trị mới được bảo đảm.

Xây dựng Nhà nước mạnh hiện nay, quan trọng là phải chú ý tới việc xây dựng

đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủđức và tài, tận tâm, tận lực phụng sự nhân dân, phụng sự Tổ quốc.

Ba là, luôn luôn chăm lo xây dựng Mặt trận và các đoàn thể nhân dân.

Là một bộ phận rất quan trọng của hệ thống chính trị, Mặt trận và các đoàn thể

nhân dân trong sự nghiệp đổi mới không những không giảm sút vai trò của mình mà ngày càng phải thể hiện rõ hơn trách nhiệm tập hợp, đoàn kết các giai cấp, tầng lớp nhân dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Không có phong trào cách mạng của quần chúng thì sự nghiệp đổi mới không thể

thành công. Không có các tổ chức Mặt trận và các đoàn thể nhân dân thì không thể có cơ sở vững chắc cho tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền, không thể có cơ sở, nền tảng của chính quyền các cấp. Các tổ chức này trong hệ thống chính trị là nơi tập hợp,

đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại thực hiện nhiệm vụ chung của toàn hệ thống chính trị, đưa đất nước tiến nhanh, mạnh, vững chắc đạt mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, trước mắt làm cho Việt Nam thoát ra khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, phấn đấu về cơ

bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.

Ngay từ năm 1951, khi hợp nhất hai tổ chức Việt Minh - Liên Việt thành Mặt trận Liên Việt, Hồ Chí Minh đã bày tỏ "một sự sung sướng không thể tả" vì Người đã trông thấy rừng cây đại đoàn kết ấy đã nở hoa kết quả và gốc rễ nó đang ăn sâu lan rộng khắp toàn dân, và nó có một cái tương lai "trường xuân bất lão". Người tin tưởng rằng, "mối đoàn kết thân ái sẽ phát triển và củng cố khắp toàn dân. Với lực lượng đoàn kết ấy, chúng ta sẽ vượt qua hết thảy mọi khó khăn, gian khổ, chúng ta sẽđánh tan tất cả mọi kẻ thù đế quốc thực dân"1. Sau Đại hội đó, khối đoàn kết toàn dân luôn luôn được Hồ

Chí Minh chăm lo vun đắp và trở thành nhân tố cực kỳ quan trọng góp phần làm nên thắng lợi của hai cuộc kháng chiến cũng như xây dựng miền Bắc. Ngày nay, đưa tư

tưởng đại đoàn kết của Người vào cuộc sống, nâng khối đại đoàn kết toàn dân tộc lên một tầm cao mới và đi vào chiều sâu, làm cho tất cả mọi người Việt Nam, dù ở cương vị

nào, dù ở trong nước hay ngoài nước, dẹp bỏ mọi thành kiến, gác lại quá khứ nhìn về

tương lai vì một nước Việt Nam dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

1. Sđd, t. 6, tr. 182.

Các tổ chức đoàn thể khác, trong đó có tổ chức thanh niên mà tiêu biểu là Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, phải luôn luôn đi đầu trong các lĩnh vực, tích cực học tập, rèn luyện để luôn luôn trở thành những người có ích cho Tổ quốc. Tương lai phát triển của đất nước phụ thuộc một phần rất lớn vào sựđóng góp của lực lượng thế hệ trẻ. Trong xã hội ngày nay, học tập và rèn luyện tốt càng trở thành một nhiệm vụ quan trọng và vinh quang hơn bao giờ hết. Vì thế, học tập, vận dụng, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh trong đội ngũ học sinh, sinh viên trước hết và cơ bản nhất là hãy học tập tốt, rèn luyện đạo đức cách mạng tốt.

Mục tiêu xây dựng hệ thống chính trị hiện nay là xây dựng một nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Do đó, cần hoàn thiện cơ chế Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý.

Tư tưởng Hồ Chí Minh đã và đang soi đường cho sự nghiệp cách mạng ở nước ta và cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin là tài sản tinh thần rất quan trọng, to lớn của Đảng và dân tộc ta. Nhân dân ta nguyện quyết tâm xây dựng đất nước ta theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu giao-trinh-tu-tuong-ho-chi-minh (Trang 122 - 126)