Xuất các giải pháp bảo vệ mơi trường, phát triển bền vững

Một phần của tài liệu Đánh Giá Hiện Trạng Môi Trường Và Quá Trình Tự Làm Sạch Các Hợp Chất Nitơ Trong Môi Trường Nước Khu Vực Vịnh Đà Nẵng (Trang 58)

3.4.1. Kiểm sốt nguồn phát thải đưa xuống thủy vực

Lượng các chất ơ nhiễm đưa vào thủy vực vịnh Đà Nẵng hàng năm khá lớn:

khoảng 19 nghìn tấn COD; 2,8 nghìn tấn BOD5; hơn 5,9 nghìn tấn TN (trong đĩ

dinh dưỡng nitơ hịa tan cĩ khoảng 139 tấn NO3-+NO2- và hơn 1,4 nghìn tấn NH4+);

2,5 nghìn tấn TP (672 tấn dạng PO43-) và khoảng gần 58 nghìn tấn chất rắn lơ lửng.

Vịnh Đà Nẵng đã quá tải và khơng cịn khả năng tiếp nhận chỉ tiêu là nitrat.

Nhịp độ phát triển và mức tăng trưởng về kinh tế là sức ép lớn với mơi trường vịnh Đà Nẵng, nơi cĩ đơ thị loại I ven biển điển hình, nằm sát vịnh, và cĩ cảng Đà Nẵng thuộc loại lớn nhất Trung Bộ. Với đặc thù cĩ một vùng đơ thị tập trung ngay trên bờ vịnh và vùng nơng thơn khá rộng lớn bao quanh, mọi nguồn thải ơ nhiễm

Lớp KTMT 2014B-HP 55 Viện Khoa học và Cơng nghệ Mơi trường

gần như trực tiếp đưa xuống vịnh. Nguồn phân tán từ sinh hoạt, sản xuất nơng nghiệp (trồng trọt, chăn nuơi gia súc và gia cầm) và hoạt động làng nghề rất lớn, khơng được xử lý và rất khĩ kiểm sốt. Vì vậy, thu gom và xử lý chất thải từ nguồn phân tán xuống vịnh Đà Nẵng là vấn đề hết sức quan trọng. Nguồn tài chính từ quỹ mơi trường, các nguồn thu ngân sách từ thuế mơi trường và phí mơi trường cần được đầu tư ưu tiên cho thu gom và xử lý chất thải phân tán.

Để duy trì lượng tải lâu dài cho vịnh Đà Nẵng trong điều kiện kinh tế - xã hội phát triển nhanh, đảm bảo đạt được tất cả các tiêu chí thành phố mơi trường, cụ thể: 100% nước thải cơng nghiệp và sinh hoạt được thu gom và xử lý; 70% chất thải rắn được tái chế; 25% lượng nước được tái sử dụng. Để thực hiện được mục tiêu này, Đà Nẵng cần phải:

- Cĩ giải pháp xử lý rác thải rắn và nước thải tập trung với cơng nghệ cao và hiện đại.

- Cần hạn chế cấp phép sản xuất, dịch vụ cho những lĩnh vực phát thải các chất gây ơ nhiễm đã quá tải hoặc cĩ nguy cơ quá tải.

- Thực hiện phân ngạch phát thải ơ nhiễm cho các địa phương và các ngành kinh tế, cụm kinh tế, thúc đẩy kinh tế dịch vụ mơi trường, đồng thời cho phép mua bán, chuyển nhượng hạn ngạch (quota) phát thải.

- Kiểm sốt nguồn thải xuyên biên giới thơng qua cảng biển.

3.4.2. Duy trì, tăng cường hồn lưu và ổn định nền đáy thủy vực

Với tính chất của một vịnh cĩ cấu trúc nửa kín hạn chế được tác động của sĩng, thuận lợi cho xây dựng cảng biển, độ lớn thủy triều nhỏ, dịng chảy trong vịnh khơng lớn tạo nên hồn lưu nội tại ưu thế, ảnh hưởng của dịng chảy sơng vào vịnh hạn chế (trừ khi cĩ lũ trong thời gian ngắn). Vì vậy trao đổi nước yếu là một hạn chế đáng kể của thủy vực vịnh Đà Nẵng trong quá trình tự làm sạch của vịnh, mang tính bản chất tự nhiên. Đánh giá trên tổng thể, các hoạt động nhân tác chưa gây ảnh hưởng đáng kể đến mức độ đĩng kín của vịnh. Tuy nhiên, theo quy hoạch trong tương lai, cấu trúc vực nước vịnh tiếp tục sẽ bị thay đổi nhiều do các cơng trình cảng. Đến năm 2020, cảng Liên Chiểu được quy hoạch cho lượng hàng hĩa thơng

Lớp KTMT 2014B-HP 56 Viện Khoa học và Cơng nghệ Mơi trường

qua 6,7 triệu tấn/năm, yêu cầu diện tích cảng 60ha, chiều dài tuyến bến 1830m và chiều dài đê chắn sĩng 1450m. Trong điều kiện như vậy, khu vực từ Liên Chiểu đến cửa sơng Cu Đê sẽ bị hạn chế hồn lưu và tăng khả năng ơ nhiễm vùng nước.

Do vậy, cần phải cĩ các biện pháp ổn định duy trì dịng chảy cĩ tốc độ đảm bảo, giữ độ sâu và thơng thống mặt nước để tạo đà sĩng giĩ nội tại để hạn chế khả năng phân tầng nước, tạo hồn lưu thẳng đứng, ngăn quá trình rơi lẳng để khối nước chứa chất ơ nhiễm cĩ cơ hội chảy ra biển.

Khi thiết kế các cơng trình, ngồi hiệu quả chắn sĩng và tính tốn khả năng sa bồi luồng cảng, phải tính đến cả duy trì khả năng trao đổi nước vịnh Đà Nẵng, tránh cho thành phố Đà Nẵng thốt cảnh phát triển giàu cĩ trên bờ một vịnh hơi hám, ơ nhiễm nặng nề như trường hợp đã gặp đối với thành phố Manila (Philippin) trên bờ vịnh cùng tên.

Đối với vịnh Đà Nẵng cơ chế tự làm sạch nhờ quá trình lắng đọng chiếm tỷ lệ ưu thế. Vì vậy, yêu cầu ổn định nền đáy vịnh là hết sức quan trọng để duy trì năng lực tải của khối nước vịnh. Mặc dù vịnh cĩ độ sâu khá lớn, nhưng hoạt động của tàu thuyền ra vào cảng này thường cĩ tải trọng và cơng suất lớn, nên khả năng khuấy đục đáy làm giải phĩng chất ơ nhiễm tích tụ ở đáy rất cao.

Vì vậy, cần cĩ quy định chặt chẽ về chỗ neo đậu và tuyến đường đi lại của tàu thuyền để tránh khuấy đục đáy và hủy hoại trực tiếp thảm rong tảo và cỏ nước, những thành phần tham gia ổn định nền đáy. Cần phải giám sát các hoạt động, cơng trình cản trở lưu thơng và trao đổi nước trong vịnh Đà Nẵng. Giám sát tàu thuyền neo đậu và đi lại đúng tuyến trên vịnh.

Để đảm bảo cho tàu 5 - 8 vạn tấn cập bến, vùng nước cảng Đà Nẵng cũng sẽ được nạo vét làm tăng độ sâu luồng bến và nạo vét định kỳ để hạn chế sa bồi luồng. Nạo vét cũng chính là quá trình khuấy đục giải phĩng chất ơ nhiễm vào khối nước, cần được thực hiện vào những kỳ con nước triều, hướng sĩng giĩ nhất định, để giảm thiểu tác động. Đặc biệt, cần nghiên cứu các khu đổ bùn thải, khơng chỉ đáp ứng khả năng chống tái sa bồi, mà cả khả năng tái đục - tái lơ lửng chất gây ơ nhiễm nền đáy được nạo vét và đổ thải.

Lớp KTMT 2014B-HP 57 Viện Khoa học và Cơng nghệ Mơi trường

Xu thế làm xáo trộn đáy vịnh liên quan đến hoạt động nạo vét tạo luồng và duy trì thường xuyên độ sâu luồng cho tàu ra vào các cảng Tiên Sa, Sơng Hàn và tương lai là cảng Liên Chiểu ngày càng tăng. Tàu trọng tải càng lớn, yêu cầu nạo vét vùng làm sâu nước cầu càng và luồng cảng càng tăng và trên thực tế, độ sâu đáy tăng lên do nạo vét từ một vài mét đến dăm ba mét. Tuy nhiên, độ sâu đáy vịnh gia tăng dạng tuyến, trên một diện tích hẹp, nhưng luơn luơn tạo xu thế động trong cân bằng bồi xĩi nền đáy tại khơng gian nạo vét và lân cận. Việc san lấp, xây kè chắn sĩng, đào sâu luồng bến và đổ thải bùn cát, nếu khơng được quản lý tốt theo quy hoạch sẽ làm thay đổi lớn hình thái - động lực vịnh Đà Nẵng.

3.4.3. Hạn chế suy giảm diện tích và thể tích vực nước

Sự thay đổi diện tích, độ sâu dẫn đến thay đổi thể tích và sức tải cơ học của vịnh. Sau 30 năm đổi mới, thành phố Đà Nẵng nằm trên bờ vịnh đã phát triển mạnh mẽ với mức độ tăng trưởng cao và trở hành đơ thị loại I duy nhất ở ven bờ Miền Trung. Đà Nẵng là một thành phố cĩ quy hoạch phát triển khá tốt và chủ trương bảo vệ mơi trường luơn được đề cao, tuy nhiên các hoạt động của con người đã cĩ nhiều tác động đáng kể, mặc dù chưa ảnh hưởng đến mức làm thay đổi bản chất tự nhiên và hình thái thủy vực.

Về độ sâu đáy vịnh, căn bản khơng cĩ thay đổi đáng kể, tốc độ bồi lắng trong thời gian qua ước tính khoảng 1-3 mm/năm. Về diện tích vịnh, ước tính tất cả các hoạt động lấn biển (lớn nhất là nuơi trồng thủy sản) làm giảm diện tích vịnh khoảng

5km2, khoảng 4,3% tổng diện tích vịnh, tương ứng thể tích nước vịnh ước tính giảm

7,5 triệu m3, bằng 0,4% tổng thể tích tự nhiên vịnh.

Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội khá nhanh trong mấy chục năm qua, diện tích vùng bờ vịnh Đà Nẵng đã thu hẹp đáng kể, đặc biệt do các hoạt động phát triển giao thơng - cảng, xây dựng cơ sở hạ tầng và đơ thị hĩa, nuơi trồng thủy sản và phát triển các khu cơng nghiệp. Quy mơ phát triển lấn biển của mỗi lĩnh vực vừa nêu từ hàng chục đến hàng trăm ha. Riêng diện tích nuơi trồng thủy sản hiện nay cịn 723 ha, tập trung tại các quận Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu, Cẩm Lệ và Hịa Vang. Cảng cá Thọ Quang, phần đất và phần nước âu thuyền chiếm tới 75ha. So với

Lớp KTMT 2014B-HP 58 Viện Khoa học và Cơng nghệ Mơi trường

tổng diện tích 110km2, hoạt động lấn vịnh xảy ra mạnh mẽ đã làm vịnh giảm ước

tính một vài phần trăm diện tích. Quá trình này tập trung ở khu vực cửa sơng Hàn và cảng Tiên Sa, trong tương lai gần sẽ tiếp tục diễn ra ở khu vực Liên Chiểu.

Xu thế làm giảm độ sâu đáy vịnh liên quan đến nhiều yếu tố, quan trọng và nổi bật nhất là hoạt động liên quan đến lâm nghiệp và khai khống, tạo ra nguồn vật chất đưa ra bồi lắng đáy vịnh tích lũy nhiều năm.

Hoạt động lâm nghiệp liên quan đến giữ rừng và phá rừng, tác động đến năng lực xĩi mịn đất trên lưu vực. Quá trình này được tăng cường bởi những biến đổi bất thường về mưa, bão và lũ, liên quan đến biến đổi khí hậu, sạt lở đất đá.

Hoạt động khai thác khống sản, đặc biệt là khai thác vật liệu xây dựng trên lưu vực cũng tạo ra nguồn bồi tích đáng kể, được dịng chảy bề mặt, tạm thời theo mùa hay thường xuyên quanh năm đưa ra vịnh.

Nguồn rác thải rắn khơng ngừng tăng, năm 2007 là 224 nghìn tấn/năm, năm 2010 khoảng 587 nghìn tấn/ năm cũng đĩng vai trị quan trọng làm nơng đáy vịnh.

Dự báo trong lâu dài, quá trình bồi lắng vịnh vẫn tiếp tục và ngày càng tăng nhanh, nếu quản lý khơng tốt. Đáng lưu ý, quá trình bồi lắng tập trung trong khoảng độ sâu 6m nước trở vào và làm cho đường này theo thời gian dịch chuyển ra phía biển.

Trong khoảng 100 - 150 năm qua, các thủy vực ven bờ Miền Trung bồi lắng khoảng 0,1 - 0,3cm/năm, do tác động của con người, tốc độ này cĩ thể đạt 0,5 - 0,7 cm/năm hoặc hơn nữa. Vịnh Đà Nẵng, về cơ bản quá trình bồi lắng tự nhiên với tốc độ khơng lớn, độ sâu ổn định lâu dài. Tuy nhiên, nếu quản lý yếu kém, vùng nước ven vịnh cĩ thể cạn đi khoảng 0,5 - 1m sau một thế kỷ.

Trong 5 yếu tố hình thái thủy vực được xem xét thì độ sâu, diện tích và hình dáng vịnh bị thay đổi nhiều hơn cả (theo thứ tự giảm dần); cấu tạo bờ và mức độ đĩng kín thủy vực ít chịu tác động biến đổi hơn. Sự thay đổi hình thái thủy vực gây ra những tổn thất về cảnh quan tự nhiên, đa dạng sinh học, đa dạng địa mạo - địa chất và đặc biệt là suy giảm sức chịu tải vật lý của thủy vực.

Lớp KTMT 2014B-HP 59 Viện Khoa học và Cơng nghệ Mơi trường

Trong hoạt động nhân sinh tác động đến hình thái thủy vực, các nhĩm phát triển giao thơng – cảng, xây dựng cơ sở hạ tầng - đơ thị hĩa và nuơi trồng thủy sản gây ra tác động nhiều nhất, tiếp đến là các nhĩm cơng nghiệp - thủ cơng nghiệp, lâm nghiệp và khai khống. Ba yếu tố sau, chủ yếu là tác động trên bờ vịnh và trên lưu vực và tác động nhiều nhất là gây tăng bồi tích sa lắng, giảm độ sâu vịnh trường diễn theo thời gian.

Để ngăn ngừa và khắc phục các tác động nhân sinh gây thay đổi hình thái thủy vực vịnh, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

- Tổ chức giám sát đánh giá và giám sát quá trình bồi lắng đáy vịnh và bồi tụ -

xĩi lở bờ vịnh.

- Quy hoạch phát triển khơng gian vịnh hợp lý.

- Quản lý, thu gom và xử lý triệt để chất thải rắn.

- Phịng ngừa và hạn chế xĩi mịn và sạt lở đất trên lưu vực.

- Bảo vệ và phịng chống xĩi lở bờ sơng, bờ vịnh.

- Bảo vệ các hệ sinh thái rạn san hơ, thảm cỏ biển và đất ngập nước ven vịnh.

- Ứng phĩ với thiên tai, biến đổi khí hậu và dâng cao mực biển.

3.4.4. Các vấn đề quản lý và chính sách

Đặc thù lưu vực vịnh Đà Nẵng chủ yếu nằm trong quy mơ cấp tỉnh, nên tỉnh rất chủ động về ban hành các cơ chế và chính sách bảo vệ mơi trường vịnh.

Mặc dù gặp những khĩ khăn về tài chính và chuyên gia, xong thành phố Đà Nẵng cần được tiếp tục, mở rộng sang các mục tiêu ưu tiên khác, mang tính chiến lược và bền vững lâu dài, khơng chỉ những vấn đề cụ thể trước mắt như xanh sạch, cảnh quan đẹp v.v. Trong chương trình này, vấn đề duy trì sức tải mơi trường vịnh Đà Nẵng cần đưa vào và lồng ghép trong chương trình quản lý tổng hợp đới bờ, coi đĩ là một nhiệm vụ chiến lược, xuyên suốt, gắn với phát triển bền vững vịnh Đà Nẵng.

Mặt khác, về cả điều kiện tự nhiên và thể chế xã hội, kinh nghiệm bảo vệ mơi trường, Đà Nẵng cĩ thể đi tiên phong trong việc xây dựng quy định cấp hạn ngạch

Lớp KTMT 2014B-HP 60 Viện Khoa học và Cơng nghệ Mơi trường

thải và cho phép mua bán, chuyển nhượng hạn ngạch, để gĩp phần tạo nên hướng kinh tế dịch vụ mơi trường trong điều kiện đơ thị hĩa đang phát triển rất mạnh.

Lớp KTMT 2014B-HP 61 Viện Khoa học và Cơng nghệ Mơi trường

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ * Kết luận

Vịnh Đà Nẵng cĩ diện tích khá lớn (116 km2) và thể tích lớn (1593,9 triệu m3),

cấu trúc vịnh (coastal bay) nửa kín, hồn lưu dịng trong vịnh mức độ trung bình, dao động mực nước triều nhỏ.

Đã đánh giá được hiện trạng mơi trường nước biển vịnh Đà Nẵng. Kết quả nghiên cứu trong hai mùa, mùa mưa vào 10/ 2013 và mùa khơ vào 5/ 2014 cho thấy hiện trạng mơi trường nước vịnh Đà Nẵng khá tốt, mùa khơ cĩ chất lượng nước tốt

hơn mùa mưa cụ thể như sau: mùa mưa ở mức 50< SWQI = 57<100 nước khơng

bị ơ nhiễm, mùa khơ ở mức SWQI =44 <50 Chất lượng nước tốt. Tuy nhiên đã cĩ

biểu hiện vượt quá giới hạn cho phép đối với thơng số NO3-, N-T.

Đã tiến hành thí nghiệm tại hiện trường và trong phịng thí nghiệm về các quá trình tự làm sạch liên quan đến các hợp chất Nitơ trong mơi trường nước khu vực vịnh Đà Nẵng (thí nghiệm quang hợp, thí nhiệm phân hủy, thí nghiệm lắng đọng và thí nghiệm khuếch tán). Các kết quả thí nghiệm được xử lý tính tốn cân bằng khối lượng và khả năng tự làm sạch các hợp chất nitơ trong mơi trường nước khu vực vịnh Đà Nẵng. Kết quả cho thấy vào mùa mưa khả năng tự làm sạch tốt hơn mùa

khơ cụ thể như sau: Mùa mưa (LNO2- = 0,08; LNO3- = -13,17; LNH4+ = -3,52), mùa

khơ (LNO2- = 1,22; LNO3- = 9,10; LNH4+ = 4,15).

Trên cơ sở đánh giá hiện trạng mơi trường và khả năng tự làm sạch một số chất dinh dưỡng nitơ trong vùng nước vịnh, sự phát triển kinh tế xã hội hiện tại và tương lai đã đề xuất một số giải pháp về việc bảo vệ mơi trường bảo đảm cho sự phát triển bền vững vùng vịnh với một số nội dung bao gồm: tăng cường thể chế chính sách, kiểm sốt nguồn phát thải đưa xuống thủy vực, duy trì, tăng cường hồn lưu và ổn định nền đáy thủy vực, hạn chế suy giảm diện tích và thể tích vực nước...

Trên đây chỉ là những kết quả nghiên cứu bước đầu về một khía cạnh của nội dung đánh giá sức tải mơi trường, gĩp phần vào việc ngăn ngừa ơ nhiễm vùng nước vịnh. Để cĩ những kết quả thiết thực hơn cần phải tiến hành nghiên cứu đánh giá thêm một loạt các thơng số mơi trường quan trọng khác .

Lớp KTMT 2014B-HP 62 Viện Khoa học và Cơng nghệ Mơi trường

Một phần của tài liệu Đánh Giá Hiện Trạng Môi Trường Và Quá Trình Tự Làm Sạch Các Hợp Chất Nitơ Trong Môi Trường Nước Khu Vực Vịnh Đà Nẵng (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)