Dự báo nhu cầu phụ tải bằng phương pháp tính trực tiếp

Một phần của tài liệu Áp dụng phương pháp đa hồi quy để dự báo nhu cầu điện năng cho thành phố thanh hóa (Trang 48 - 49)

Nội dung của phương pháp này là xác định nhu cầu điện năng của năm dự báo dựa trên tổng sản lượng kinh tế của các ngành ở năm đó và suất tiêu hao điện năng đối với từng loại sản phẩm. Đối với những trường hợp không có suất tiêu hao điện năng thì xác định nhu cầu điện năng cho từng trường hợp cụ thể (như công suất trung bình cho một hộ gia đình, bệnh viện, trường học...). Đồng thời dựa trên dự án quy hoạch và phát triển sản xuất của các ngành. Phương pháp này có ưu điểm là tính toán đơn giản, ngoài yêu cầu xác định tổng điện năng dự báo chúng ta còn biết được tỷ lệ sử dụng điện năng trong các ngành kinh tế, chẳng hạn tỷ lệ điện dùng cho công nghiệp, nông nghiệp, dân dụng... cũng như xác định được nhu cầu điện ở các khu vực địa lý khác nhau, từ đó có thể thực hiện phân vùng và phân nút phụ tải thích hợp, làm cơ sở cho việc thiết kế hệ thống điện từ hệ thống truyền tải đến phân phối. Trên cơ sở đó đề xuất các phương hướng điều chỉnh quy hoạch cho cân đối. Với các ưu điểm nói trên, phương pháp này được dùng phổ biến để dự báo nhu cầu điện trong các đề án quy hoạch phát triển điện lực tỉnh, thành phố.

Tuy nhiên việc đánh giá mức độ chính xác của phương pháp này cũng gặp nhiều khó khăn vì nó phụ thuộc vào mức độ chính xác của số liệu thống kê như tổng sản lượng các ngành kinh tế quốc dân dự báo trong tương lai, cũng như phụ thuộc vào suất tiêu hao điện năng của một đơn vị sản phẩm sản xuất ra của các ngành kinh tế ấy. Khối lượng tính toán nhiều. Phương pháp này thường được áp dụng để dự báo nhu cầu điện năng với thời gian ngắn và trung bình.

Phương pháp xác định nhu câu điện năng bằng phương pháp tính trực tiếp được xác định theo biểu thức sau:

A = Ang . DS (kWh) Hoặc A = Ahộ . H (kWh) Trong đó:

A - Nhu câu điện năng của khu vực cần tính toán (kWh) Ang – Điện năng tiêu thụ tính theo đầu người (kWh/người))

Ahộ – Điện năng tiêu thụ tính theo hộ dân cư (kWh/hộ) DS – Dân số khu vực tính toán (người)

H – Số hộ dân có trong khu vực tính toán (hộ)

Để xác định được Ang và Ahộ ta tính trực tiếp nhờ các số liệu điều tra và thống kê tình hình sử dụng điện năng của từng khu vực.

Ang = A Σ /DS Ahộ = A Σ /H Ở đây:

A Σ = Ai ; i = (1 ÷ n)

Ai –Điện năng sử dụng của loại hộ phụ tải thứ i (gia đình, nhà máy, xí nghiệp, cơ quan trường học, bệnh viện, khu vui chơi giải trí, dịch vụ, chiếu sáng công cộng, bơm nước...)

Ai = Σ Aij ; j = (1 ÷ m)

Aij –Điện năng sử dụng của loại hộ phụ tải thứ j thuộc loại hộ phụ tải thứ i. Phương pháp tính trực tiếp đòi hỏi công tác điều tra phải được tiến hành tỉ mỉ, nghiêm túc bởi những cán bộ có nghiệp vụ, số phiếu điều tra đủ lớn để giảm bớt sai số khi tính toán và có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Áp dụng phương pháp đa hồi quy để dự báo nhu cầu điện năng cho thành phố thanh hóa (Trang 48 - 49)