- Bà Rịa - Vũng Tàu là địa phương nằm ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vừa năng động sáng tạo trong phát triển kinh tế, vừa có nền văn hóa miền biển đậm đà bản sắc, thu hút nhiều du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng.
- Khí hậu tại Bà Rịa - Vũng Tàu khá ôn hòa, thu hút nhiều người từ các địa phương khác đến sinh sống, học tập, làm việc.
- Con người Bà Rịa - Vũng Tàu chịu thương, chịu khó, hiền hòa và mến khách. Nhận xét: Nhờ môi trường văn hóa - xã hội và điều kiện tự nhiện thuận lợi, Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút một lượng lớn người từ các địa phương khác đến sinh
50
sống, học tập, làm việc. Điều này tạo thuận lợi cho việc tuyển dụng nhân sự có trình độ chuyên môn, tay nghề cao vào đơn vị làm việc.
d) Sự cạnh tranh của các cơ quan, đơn vị khác trong tỉnh BR-VT
Hiện nay, các cơ quan, đơn vị khác trên địa bàn tỉnh tỉnh BR-VT có nhiều chính sách ưu đãi đối với người lao động. Nếu đơn vị không có chính sách hấp dẫn và môi trường làm việc tốt để giữ chân người lao động thì họ có thể chuyển sang cơ quan khác.
2.3.2. Các yếu tố môi trường bên trong a) Sứ mệnh, tầm nhìn phát triển của đơn vị
Hiện nay, Báo Bà Rịa - Vũng Tàu đang đặt mục tiêu trở thành cơ quan báo chí đa phương tiện (gồm có báo giấy, báo điện tử, truyền hình online, audio online) mạnh trong khu vực phía Nam vào năm 2025.
Để đạt mục tiêu nêu trên, ngoài việc đầu tư cơ sở vật chất, Báo Bà Rịa - Vũng Tàu cần có đội ngũ phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên năng động, sáng tạo, giỏi tay nghề và yêu nghề.
b) Chính sách sử dụng cán bộ, phóng viên, biên tập viên
Thời gian qua, Báo Bà Rịa - Vũng Tàu đã thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách cho cán bộ công chức - viên chức theo Bộ Luật lao động, nội quy lao động và thỏa ước lao động tập thể. Bên cạnh đó, đơn vị còn có các tổ chức như: Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Ban Thư ký Chi hội Nhà báo để người lao động sinh hoạt.
Các chính sách quản lý lao động tại đơn vị được xây dựng dựa trên nguyên tắc công bằng, thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ ở cấp cơ sở. Lãnh đạo đơn vị đã tập trung chỉ đạo xây dựng hệ thống các chính sách về nhân sự một cách đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động làm việc, cống hiến và phát triển.
c) Văn hóa công sở
Giai đoạn 2016-2020, Báo Bà Rịa - Vũng Tàu đã xây dựng Bộ quy tắc ứng xử tại nơi làm việc để mọi người trong cơ quan áp dụng. Đồng thời, xây dựng môi trường làm việc thoải mái, thân thiện, hòa đồng trong cơ quan. Bên cạnh đó, đơn vị cũng luôn chú trọng đến việc đối xử công bằng với tất cả các nhân viên, không phân biệt người trong biên chế Nhà nước hay người HĐLĐ.
2.3.3. Đánh giá chung về công tác quản trị nguồn nhân lực tại Báo BR-VT giai đoạn 2016-2020
Từ kết quả phân tích thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại Báo Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2016-2020 và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị
51
nguồn nhân lực tại đơn vị, tác giả rút ra một số điểm mạnh và hạn chế của công tác quản trị nguồn nhân lực tại Báo Bà Rịa - Vũng Tàu như sau:
a) Những điểm mạnh
- Thời gian qua, công tác quản trị nguồn nhân lực tại Báo Bà Rịa - Vũng Tàu đã phát huy được vai trò, từ đó tác động trực tiếp đến tâm lý, khả năng thực hiện công việc của đội ngũ nhân sự và làm tăng năng suất lao động của Báo Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Công tác thu hút nguồn nhân lực của Báo Bà Rịa - Vũng Tàu đạt được nhiều thành công nhất định. Trong đó, công tác tuyển dụng đúng quy trình, hoạch định nguồn nhân lực hiệu quả, minh bạch, rõ ràng, từ đó giúp Báo Bà Rịa - Vũng Tàu có được nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu công việc một cách hiệu quả nhất.
- Công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực luôn được lãnh đạo Báo Bà Rịa - Vũng Tàu quan tâm, tạo điều kiện cho người lao động được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, bản lĩnh chính trị để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
- Lương, thu nhập, các khoản phúc lợi, trợ cấp rõ ràng, minh bạch theo đúng quy định của Nhà nước, góp phần giúp người lao động ổn định cuộc sống, yên tâm công tác.
- Báo Bà Rịa - Vũng Tàu có môi trường làm việc thoải mái, điều kiện làm việc tốt. Lãnh đạo Báo luôn quan tâm đến việc xây dựng môi trường làm việc thân thiện, đoàn kết, nâng cao đời sống vật chất của người lao động, giúp họ yên tâm làm việc.
b) Những hạn chế
- Báo Bà Rịa - Vũng Tàu đã tiến hành xây dựng và ban hành Bộ quy định tiêu chuẩn chức danh công việc cho đội ngũ lao động nhưng có nội dung khá đơn giản, chưa đưa ra yêu cầu chi tiết, cụ thể cho từng công việc. Việc này dẫn đến đánh giá thực hiện công việc còn mang tính chung chung, chưa mang tính định lượng.
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên còn một số hạn chế như: còn nặng về đào tạo lý luận chính trị, phóng viên ít thời gian dành cho học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kinh phí dành cho đào tạo còn ít...
- Hoạt động đánh giá kết quả thực hiện công việc chưa thật sự hiệu quả, còn mang tính hình thức, nể nang trong đánh giá ở cấp trưởng phòng, từ đó chưa phản ánh một cách chính xác kết quả thực hiện công việc của người lao động.
- Chế độ lương, thu nhập còn một số hạn chế như: việc tăng lương chủ yếu dựa vào thâm niên công tác, cứ 03 năm tăng 01 lần; mức lương cơ sở do Nhà nước ấn định tương đối thấp so với khu vực doanh nghiệp.
52
- Công tác đề bạt, bổ nhiệm cán bộ còn bất cập. Thăng tiến của người lao động chưa thật sự gắn liền với kết quả thực hiện công việc của họ, mà chủ yếu dựa vào thâm niên công tác dài, uy tín cao, bằng cấp, chứng chỉ.
53
CHƯƠNG 3:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI BÁO BÀ RỊA - VŨNG TÀU
3.1 Định hướng phát triển của Báo Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2025
Theo Quyết định 362/QĐ-TTg ngày 3/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch phát triển báo chí toàn quốc đến năm 2025, Báo Bà Rịa - Vũng Tàu được quy hoạch là cơ quan báo chí có 02 loại hình: Báo in và Báo online.
Trên cơ sở quy hoạch báo chí đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu đã phê duyệt Đề án số 01-ĐA/TU về phát triển Báo Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2025. Theo Đề án này, Báo Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ phát triển thành cơ quan truyền thông đa phương tiện vào năm 2025, với các loại hình báo chí sau: Báo giấy (xuất bản liên tục các ngày trong tuần); Báo Điện tử (cập nhật thông tin liên tục trong ngày); Truyền hình và Audio online (xây dựng các chuyên mục truyền hình: Thời sự, xây dựng đảng, du lịch, kinh tế biển, giải trí, talk show… để phát sóng cố định vào các khung giờ trong ngày).
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu cho phép Báo Bà Rịa - Vũng Tàu tiếp tục duy trì 50 biên chế Nhà nước như hiện nay; đồng thời cho Báo Bà Rịa - Vũng Tàu tuyển dụng thêm 50 nhân sự (diện hợp đồng lao động) trong giai đoạn 2021- 2025.
3.2. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
3.2.1. Từ những hạn chế, bất cập trong công tác quản trị nguồn nhân lực tại Báo Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2016-2020
Tác giả sử dụng kết quả đánh giá của người lao động về thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực tại Báo Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2016-2020. Đồng thời, tác giả còn dựa vào những kiến thức và thực tế công tác tại cơ quan để nhận diện những hạn chế trong công tác quản trị nguồn nhân lực tại Báo Bà Rịa - Vũng Tàu. Từ đó, xây dựng, đề xuất các giải pháp khả thi nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Báo Bà Rịa - Vũng Tàu trong thời gian tới.
Về công tác tuyển dụng phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên:
Công tác tuyển dụng nhân sự tại Báo Bà Rịa - Vũng Tàu được người lao động đánh giá cao, vì thực hiện đúng quy trình, minh bạch, rõ ràng. Tuy nhiên, trong quá trình khảo sát thực tế, tác giả nhận thấy, công tác tuyển dụng nhân sự của Báo Bà Rịa - Vũng Tàu vẫn còn hạn chế trong việc ra thông báo tuyển dụng nên người lao động ở các địa phương ngoài Bà Rịa - Vũng Tàu không biết thông tin. Nguyên nhân là do Báo Bà Rịa - Vũng Tàu chưa sử dụng hết các kênh thông tin để người lao động có thể biết được thông tin tuyển dụng của đơn vị. Việc này có thể ảnh hưởng đến việc tuyển dụng nhân sự của đơn vị, vì có thể còn nhiều lao động có năng lực cao
54
nhưng không nắm bắt được thông tin tuyển dụng. Do đó, lãnh đạo Báo Bà Rịa - Vũng Tàu nên có những giải pháp cụ thể để có thể khắc phục được thực trạng trên.
Về công tác đào tạo, bồi dưỡngphóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên:
Kết quả nghiên cứu cho thấy, công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên còn một số hạn chế như: còn nặng về đào tạo lý luận chính trị; phóng viên ít thời gian dành cho học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; kinh phí dành cho đào tạo còn ít; mục tiêu đào tạo đôi khi còn mang tính chung chung. Vì vậy, lãnh đạo Báo Bà Rịa - Vũng Tàu nên có những giải pháp cụ thể để khắc phục những hạn chế này trong thời gian tới.
Về công tác duy trì nguồn nhân lực:
Công tác duy trì nguồn nhân lực của Báo Bà Rịa - Vũng Tàu vẫn còn một số hạn chế như: công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc chưa thật sự tốt, việc tăng lương, các điều kiện về cơ hội thăng tiến chưa thật sự phù hợp với điều kiện thực tế, từ đó sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại đơn vị. Do đó, để nâng cao hơn nữa công tác duy trì nguồn nhân lực thì lãnh đạo đơn vị nên có những giải pháp kịp thời để khắc phục những hạn chế nêu trên.
3.2.2. Từ phân tích ý kiến của đội ngũ nhân sự về những giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Báo Bà Rịa - Vũng Tàu
Tác giả đã đặt câu hỏi mở: “Theo Anh/Chị cần làm gì để hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Báo Bà Rịa - Vũng Tàu thời gian tới?" với 58 người lao động tại Báo Bà Rịa - Vũng Tàu. Kết quả, có 40 người có ý kiến và 18 người không có ý kiến. Cụ thể như sau:
Bảng 12: Tổng hợp ý kiến của người lao động để hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Báo BR-VT thời gian tới
Ý KIẾN CHUNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG SỐ NGƯỜI ĐỒNG Ý KIẾN Cải thiện chính sách lương, thu nhập 22
Trang bị thêm máy móc, thiết bị phục vụ công tác 12 Công tác đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm cần điều chỉnh
để phù hợp với yêu cầu thực tế
5
Ý kiến khác 1
Nguồn: Tác giả tiến hành khảo sát thực tế tháng 1/2021.
Từ ý kiến của người lao động ở bảng trên là cơ sở giúp lãnh đạo Báo Bà Rịa - Vũng Tàu có cái nhìn khách quan hơn về công tác quản trị nguồn nhân lực của đơn
55
vị, từ đó có các giải pháp để hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực thời gian tới.
3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI BÁO BÀ RỊA - VŨNG TÀU
3.3.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên
- Báo Bà Rịa - Vũng Tàu nên đa dạng hóa các nguồn tuyển dụng nhân sự để thu hút được nhiều ứng viên có năng lực, trình độ tốt, từ đó thuận lợi cho việc tuyển chọn những ứng viên phù hợp làm việc trong lĩnh vực báo chí.
- Báo Bà Rịa - Vũng Tàu nên liên kết với các trường Đại học, Cao đẳng có đào tạo về báo chí, truyền hình để tuyển chọn những ứng viên tiềm năng làm cộng tác viên, giúp họ có điều kiện cọ sát với nghề nghiệp sớm. Sau khi họ ra trường, Báo có thể xem xét ký hợp đồng với những người có tố chất, năng lực làm báo. Đây là nguồn lực rất quan trọng đối với sự phát triển lâu dài của tòa soạn, vì họ có tuổi đời trẻ, năng động, sáng tạo, giàu nhiệt huyết, dễ tiếp thu các thành tựu khoa học - công nghệ mới.
- Về thông tin tuyển dụng, Báo Bà Rịa - Vũng Tàu nên mở rộng các kênh thông tin tuyển dụng, trong đó cần chú trọng thông tin trên mạng xã hội (Zalo, Facebook…) và báo điện tử để ứng viên ở nhiều địa phương biết, nộp đơn xin việc. Qua đó, giúp Báo có thêm nguồn nhân sự để lựa chọn khi tuyển dụng.
- Đổi mới công tác thi tuyển nhân sự sao cho sát yêu cầu thực tiễn và sự phát triển của lĩnh vực báo chí - truyền thông trong bối cảnh mạng xã hội đang bùng nổ như hiện nay.
3.3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, phóng viên, kỹ thuật viên
Để công tác đào tạo đạt hiệu quả cao trong thời gian tới, Báo Bà Rịa - Vũng Tàu nên quan tâm thực hiện các nội dung sau:
- Từ yêu cầu, nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của cơ quan, Báo Bà Rịa - Vũng Tàu cần xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên cho từng quý, năm và cho cả một giai đoạn, mỗi giai đoạn có thể kéo dài 3 năm hoặc 5 năm.
- Tiến hành rà soát trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng xử lý vấn đề, tình huống của từng cán bộ, phóng viên, biên tập viên, nhân viên để xác định đúng đối tượng đào tạo, nội dung cần đào tạo; xây dựng các tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng đào tạo một cách chính xác, công khai, công bằng.
- Xác định mục tiêu đào tạo rõ ràng, chi tiết, phù hợp với yêu cầu công việc của mỗi cá nhân trong đơn vị.
56
- Bố trí, sắp xếp thời gian làm việc, công việc hợp lý cho cán bộ, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên khi tham gia các khóa học để họ yên tâm nghiên cứu, học tập, không phải vướng bận nhiều công việc của cơ quan trong thời gian học tập.
- Nghiên cứu tổ chức các khóa học ngay tại cơ quan để có nhiều cán bộ, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên có thể tham gia học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nhưng vẫn bảo đảm được một số công việc cơ quan giao. - Tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng cần sát với yêu cầu thực tiễn và sự phát