Khối van điện từ, khí nén

Một phần của tài liệu THIẾT kế hệ THỐNG điều KHIỂN CHO BĂNG tải PHÂN LOẠI sản PHẨM THEO màu sắc (Trang 64 - 68)

Xilanh khí nén

ĐỒ ÁN TÔT NGHIỆP HỆ THỐNG PHÂN LOẠI SP THEO MÀU SẮC

Trần Ngọc Hiếu - Nguyễn Hữu Phước - Trang bị điện - K58 57

Hệ thống điều khiển khí nén sẽ thực hiện nhiệm vụ đưa sản phẩm ra khỏi băng tải để hoàn thành việc phân loại. Hệ thống sẽ gồm 2 phần chính là xi lanh và van điện từ.

Xi lanh khí nén là dạng cơ cấu vận hành có chức năng biến đổi năng lượng tích lũy trong khí nén thành động năng cung cấp cho các chuyển động. Xi lanh khí nén hay còn được gọi là pen khí nén là các thiết bị cơ học tạo ra lực, thường kết hợp với chuyển động, và được cung cấp bởi khí nén (lấy từ máy nén khí thông thường).

Hình 4. 6 :Cấu tạo xilanh khí nén

Để thực hiện chức năng của mình, xi lanh khí nén truyền một lực bằng cách chuyển năng lượng tiềm năng của khí nén vào động năng. Điều này đạt được bởi khí nén có khả năng nở rộng, không có đầu vào năng lượng bên ngoài, mà chính nó xảy ra do áp lực được thiết lập bởi khí nén đang ở áp suất lớn hơn áp suất khí quyển. Sự giãn nở không khí này làm cho piston di chuyển theo hướng mong muốn.

Một khi được kích hoạt, không khí nén vào trong ống ở một đầu của piston và do đó, truyền tải lực trên piston. Do đó, piston sẽ di dời (di chuyển) bằng khí nén.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại xi lanh với kích thước và công dụng khác nhau như xi lanh vuông, xi lanh tròn, xi lanh kẹp, xi lanh compact, xi lanh xoay, xi lanh trượt… Với yêu cầu của đề tài nhóm quyết định chọn 2 xi lanh tròn để sử dụng.

ĐỒ ÁN TÔT NGHIỆP HỆ THỐNG PHÂN LOẠI SP THEO MÀU SẮC

Trần Ngọc Hiếu - Nguyễn Hữu Phước - Trang bị điện - K58 58

Hình 4.11:Xylanh STNC TGC100

Van khí nén

Để xi lanh hoạt động được thì ta cần có van điện từ để điều khiển hành trình của pittong.

Van điện từ còn được gọi với cái tên solenoid valve. Đây là một thiết bị cơ điện, dùng để kiểm soát dòng chảy chất khí hoặc lỏng dựa vào nguyên lí chặn đóng mở do lực tác động của cuộn dây điện từ.

Hình 4. 7:Van điện từ

Đối với van điện từ thì tùy vào loại xi lanh mà chúng ta có cách chọn cho phù hợp riêng với xi lanh mà nhóm chọn thì có các loại van 4/2, 5/2 hoặc 5/3 với một hoặc hai đầu cuộn dây. Và nhóm chọn 2 van 5/2 một đầu cuộn dây để thực hiện điều khiển.

ĐỒ ÁN TÔT NGHIỆP HỆ THỐNG PHÂN LOẠI SP THEO MÀU SẮC

Trần Ngọc Hiếu - Nguyễn Hữu Phước - Trang bị điện - K58 59

Hình 4. 8:Van điện từ 5/2

Để điều khiển được hành trình của pittong xi lanh thì ta sẽ điều khiển các cuộn dây của van điện từ thông qua PLC. Dưới đây là sơ đồ kết nối các cuộn dây của van với ngõ ra PLC:

Hình 4. 9:Sơ đồkết nối của van điện từ5/2 với PLC  Rơ le trung gian

Được cấu tạo từ nam châm điện và hệ thống các tiếp điểm đóng cắt, với thiết kế nhỏ gọn, module hóa, dễ dàng lắp đặt và thay thế. Ngày nay rơ le trung gian được dùng rất nhiều trong ngành điện tử, đặc biệt là tích hợp trong các tủ điện, tủ điều khiển và hệ thống máy móc công nghiệp.

ĐỒ ÁN TÔT NGHIỆP HỆ THỐNG PHÂN LOẠI SP THEO MÀU SẮC

Trần Ngọc Hiếu - Nguyễn Hữu Phước - Trang bị điện - K58 60

Trong thực tế bộ rơ le trung gian gồm nhiều tiếp điểm và hoạt động với các mức điện áp khác nhau, tùy theo nhu cầu sử dụng mà khách hàng có thể lựa chọn:

-Mức hoạt động phổbiến trong môi trường công nghiệp là 5v, 12v, 24v (DC) và 220v AC.

-Với 1 loại tiếp điểm, 2 tiếp điểm, 4 tiếp điểm người ta thường quy chuẩn ra chân như rơ le 8 chân, 14 chân …

-Tất cả các thông số kỹ thuật, sơ đồ kết nối được kèm theo catalog hay được khắc trực tiếp lên thiết bị, thân thiện cho mọi người có thểlắp đặt, kiểm tra sau này.

Chỉ cần 1 cặp tiếp điểm thường mở là điều khiển được 1 van, nhưng nhóm chúng em chọn 3 rơ le trung gian loại 14 chân để thực hiện đề tài này phòng trường hợp hỏng cặp tiếp điểm thì có thể thay thế ngay được.

Hình 4. 10:Rơ le trung gian 14 chân

Một phần của tài liệu THIẾT kế hệ THỐNG điều KHIỂN CHO BĂNG tải PHÂN LOẠI sản PHẨM THEO màu sắc (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)