Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trang trại nguyễn văn hiệp xã tân kim, huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 39)

Phần 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.3. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước

2.3.1. Các nghiên cứu trong nước

Ở Việt Nam đã có những nghiên cứu về bệnh sinh sản trên lợn nái. Bệnh sinh sản có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất sinh sản của lợn nái, nó không chỉ làm giảm sức sinh sản của lợn nái mà còn có thể làm cho nái mất khả năng sinh sản, chậm sinh hay làm giảm khả năng sống sót của lợn con.

Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2002) [10], bệnh viêm tử cung do vi khuẩn

Streptococcus và Colibacilus nhiễm qua cuống rốn của lợn con sang lợn mẹ

do đẻ khó, sát nhau, sảy thai hay qua dụng cụ thụ tinh nhân tạo cứng gây xây xát tạo các ổ viêm nhiễm trong tử cung, âm đạo.

Theo Nguyễn Xuân Bình (2000) [2], ở những nái bị viêm tử cung thường biểu hiện sốt theo quy luật sáng, chiều (sáng sốt nhẹ, chiều sốt nặng).

Theo Trần Tiến Dũng và cs (2002) [4], khi gia súc bị bệnh viêm tử cung ở thể viêm cơ, viêm tương mạc thì không nên tiến hành thụt rửa bằng các chất sát trùng với thể tích lớn. Vì khi bị tổn thương nặng, cơ tử cung co bóp yếu, các chất bẩn không được đẩy ra ngoài, lưu trong đó làm cho bệnh nặng thêm. Tác giả đề nghị nên dùng Oxytocin kết hợp PGF2α hoặc kết hợp với kháng sinh điều trị toàn thân và cục bộ.

Theo Phạm Hữu Doanh (2003) [3], trước khi đẻ lau, xoa vú và tắm cho nái. Cho con đẻ đầu tiên bú ngay sau đẻ 1h, cắt nanh lợn con. Tiêm kháng sinh: Penicillin 1,5 - 2 triệu đơn vị với 10ml nước cất tiêm quanh vú. Nếu nhiều vú bị viêm thì pha loãng liều thuốc trên với 20 ml nước cất, tiêm xung quanh các vú viêm. Tiêm trong 3 ngày liên tục.

Theo Trần Tiến Dũng và cs (2002) [4], bệnh viêm đường sinh dục ở lợn chiếm tỷ lệ cao từ 30 - 50%, trong đó viêm cơ quan bên ngoài ít, chiếm tỷ lệ 20%, còn lại 80% là viêm tử cung.

Viêm tử cung là một quá bệnh lý thường xảy ra ở gia súc cái sinh sản sau đẻ. Quá trình viêm hủy các tế bào tổ chức của các lớp hay các tầng tử cung gây rối loạn sinh sản ở gia súc cái làm ảnh hưởng lớn, thậm chí làm mất khả năng sinh sản ở gia súc cái. Trong quá trình mang thai lợn ăn nhiều chất dinh dưỡng, ít vận động hoặc bị nhiễm một số bệnh truyền nhiễm như: Bệnh xoắn khuẩn (Leptospirosis), bệnh sảy thai truyền nhiễm (Brucellosis) và một số bệnh truyền nhiễm khác làm cơ thể lợn nái yếu dần dẫn đến lợn sảy thai, đẻ non, thai chết lưu từ đó dẫn đến viêm tử cung (Nguyễn Đức Lưu và Nguyễn Hữu Vũ, 2004) [14].

Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh viêm tử cung của nái là do: Thiếu về dinh dưỡng, chăm sóc, quản lý, vệ sinh, tiểu khí hậu chuồng nuôi, tuổi, lứa đẻ, tình trạng sức khỏe, kích dục tố, nhiễm trùng sau khi sinh. Nhiễm vi khuẩn

răng nanh làm xây xát vú mẹ, tạo điều kiện vi trùng xâm nhập. Lợn nái nhiều sữa con bú không hết làm sữa ứ đọng tạo môi trường cho vi trùng sinh sản gây viêm vú. Lợn nái cho con bú một hàng vú, hàng còn lại căng sữa quá nên viêm.

2.3.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Hiện nay, ngành chăn nuôi lợn trên thế giới đang rất phát triển, các nước không ngừng đầu tư cải tạo chất lượng đàn giống và áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi. Tuy nhiên vấn đề hạn chế bệnh sinh sản là một vấn đề tất yếu cần phải giải quyết, đặc biệt là bệnh viêm đường sinh dục. Đã có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu về bệnh viêm đường sinh dục và đã đưa ra các kết luận giúp cho người chăn nuôi lợn nái hạn chế được bệnh này. Tuy vậy, tỷ lệ mắc bệnh viêm đường sinh dục trên đàn lợn nái sinh sản vẫn rất cao.

Theo Shrestha (2012) [32] hội chứng MMA gây chết khoảng 2% lợn nái nhưng tỷ lệ chết ở lợn con lên tới 80% do đói, ỉa chảy... Nguyên nhân: (a) do dinh dưỡng: cho nái ăn quá nhiều trong thời gian mang thai, nái quá béo; thay đổi thức ăn đột ngột, hàm lượng vitamin E và Ca trong khẩu phần ăn thấp, thiếu xơ và nước uống; (b) do quản lý chăm sóc: nái ít được vận động, lợn nái không được vệ sinh, vô trùng trước khi đẻ, không được quan tâm khi đẻ, thời gian đẻ kéo dài; (c) do chuồng trại: chật chội, nền chuồng không bằng phẳng, nhiệt độ môi trường cao, bầu vú lợn quánóng do đặt đèn sưởi không thích hợp; (d) do bản thân lợn nái: đẻ nhiều con, dạ con lớn và nhão. Chẩn đoán lâm sàng: lợn sốt (40 - 410C), bỏ ăn, táo bón, bầu vú sưng cục bộ, nóng, đau.

Theo Urban và cs (1983) [31], các vi khuẩn gây nhiễm trùng tử cung có nguồn gốc từ nước tiểu, các tác giả đã phân lập vi khuẩn từ mẫu nước tiểu lợn nái sắp sinh thường có chứa các vi khuẩn E.coli, Staphylococcus aureus,

nhận các vi khuẩn gây nhiễm trùng tử cung là các vi khuẩn cơ hội thuộc nhóm

vi sinh vật hiếu khí có mặt ở nền chuồng, lúc lợn nái sinh cổ tử cung mở, vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Theo Smith và cs (1995) [29], Taylor (1995)

[30], tăng cường vệ sinh chuồng trại, vệ sinh thân thể lợn nái là yếu tố quan trọng trong việc phòng ngừa nhiễm trùng sau khi sinh. Khi mổ khám những lợn vô sinh đã xác định được nguyên nhân do cơ quan sinh sản là 52,5%, lợn nái đẻ lứa đầu là 32,1%, lợn nái cơ bản có những biến đổi bệnh lý: Viêm vòi tử cung có mủ.

Ở Pháp đã nghiên cứu và kết luận: Điều trị bệnh viêm vú trong thời kỳ cho sữa là một yếu tố cơ bản trong khống chế bệnh viêm vú. Nó phải được tiến hành sớm và đạt kết quả, xác định nguyên nhân không chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng mà phải tính đến các chỉ tiêu chăn nuôi và có thể dựa vào các kết quả của 30 phòng thí nghiệm. Sự hiểu biết đầy đủ các phương pháp điều trị, nhất là về dược lực học và dược động học cho phép đáp ứng tốt hơn cách điều trị.

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu

- Lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ.

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

- Địa điểm: Trang trại Nguyễn Văn Hiệp xã Tân Kim, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.

- Thời gian: Từ ngày 14/12/2020 đến ngày 02/06/2021.

3.3. Nội dung thực hiện

- Đánh giá tình hình chăn nuôi lợn của trại.

- Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ của trang trại.

- Thực hiện quy trình phòng, trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ của trang trại.

3.4. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp thực hiện

3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi

- Cơ cấu đàn lợn tại thời điểm thực tập.

- Khối lượng công việc vệ sinh, sát trùng chuồng trại.

- Khối lượng công việc nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn.

- Số lượng lợn được tiêm vắc xin phòng bệnh.

3.4.2. Phương pháp thực hiện

* Kỹ thuật chăn nuôi lợn nái chửa được thể hiện qua bảng sau:

Giai đoạn lợn

Chửa kỳ I Chửa kỳ II

Giai đoạn gần đẻ Giai đoạn đẻ

- Chế độ nuôi dưỡng lợn nái sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ thai, số lợn con sơ sinh, khối lượng và sức sống của lợn con, thể trạng của lợn mẹ, khả năng tiết sữa, khả năng động dục trở lại và thời gian sử dụng lợn mẹ. Cho ăn đúng giờ sẽ kích thích tính thèm ăn.

- Cung cấp đủ nước sạch cho lợn uống. Mức ăn trong một ngày của lợn nái chửa còn phụ thuộc vào thể trạng của lợn nái (gầy, béo hay bình thường). Lợn nái gầy phải cho ăn tăng, lợn nái quá béo phải giảm thức ăn.

* Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng lợn con theo mẹ

Giai đoạn lợn

24 giờ đầu sau đẻ 7 - 10 ngày sau đẻ Ngày thứ 11 - 21

- Thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng theo quy trình của trại - Thực hiện vệ sinh phòng bệnh theo quy trình của trại

3.4.2.2. Quy trình vệ sinh chuồng nuôi hàng ngày

Hàng ngày thực hiện quy trình vệ sinh chuồng nuôi theo sự hướng dẫn của kĩ sư và theo quy trình của trang trại.

3.4.2.2. Quy trình vệ sinh chuồng nuôi hàng ngày

Việc vệ sinh sát trùng chuồng trại có vai trò rất quan trọng trong chăn nuôi. Vê ̣sinh bao gồm nhiều yếu tố: vê ̣sinh môi trường xung quanh, vê ̣sinh đất, nước, vê ̣sinh chuồngtrại, …

Hàng ngày thực hiện quy trình vệ sinh chuồng nuôi theo sự hướng dẫn của kĩ sư và theo quy trình của trang trại.

3.4.2.3. Chẩn đoán và điều trị bệnh gặp trên đàn lợn nái và lợn con tại trại

Do cán bộ kỹ thuật trại không thường xuyên ở trại nên các vấn đề dưới chuồng đều do người phụ trách chuồng quản lý và theo dõi, kiểm tra để kịp thời chẩn đoán và điều trị. Ghi chép sổ sách theo dõi sau đó báo cáo lại số liệu hàng ngày cho kỹ thuật, quán lý của trại.

3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu thu được trong quá trình thực hiện đề tài được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel trên máy tính.

- Tỷ lệ lợn mắc bệnh: ∑ số lợn mắc bệnh Tỷ lệ lợn mắc bệnh (%) = x 100 ∑ số lợn theo dõi - Tỷ lệ lợn khỏi bệnh: Tỷ lệ khỏi (%) = ∑ số con điều trị

- Tỷ lệ sống của lợn con đến ngày cai sữa:

∑ số lợn con sống đến Tỷ lệ lợn con sống (%)

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Cơ cấu đàn lợn của trang trại qua 3 năm (2019 - 6/2021)

Để nắm bắt được cơ cấu đàn lợn của trang trại qua các năm. Em đã tổng hợp số liệu từ năm 2019 đến 6/2021. Kết quả thể hiện tại bảng 4.1

Bảng 4.1: Cơ cấu đàn lợn của trang trại qua 3 năm từ năm 2019 đến tháng 6/2021 Loại lợn Lợn đực giống Lợn nái sinh sản Lợn con Lợn Thịt

Qua bảng 4.1 cho thấy rằng số lượng lợn nái sinh sản của trang trại tăng giảm qua các năm năm 2019 có 452 nái xuống còn 442 tại năm 2020. Số lượng lợn con sinh ra tăng giảm, năm 2019 là 15566 con xuống còn 15223 con ở năm 2020. nhưng đã có sự chuyển biến chỉ trong 6 tháng của năm 2021 đạt 9532 con với 539 nái. Cơ cấu đàn lợn nái của trang trại có xu hướng giảm từ năm 2019 – 2020 và tăng từ năm 2020 - 2021. năm 2019 do một số nái có khả năng sinh sản kém nên trang trại loại thải đi cho đến tháng 12 năm 2020 số nái của trại còn 442, nhưng sao đó trại nhập thêm cho đến tháng 1 của năm 2021 số nái của trại còn 539.

4.2. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, trên đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại

Trong quá trình chăm sóc nuôi, dưỡng lợn con em đã được tham gia làm một số công việc như tiêm sắt, mài nanh. Nhận thấy được tầm quan trọng của từng khâu của quá trình nuôi dưỡng lợn con, em đã học hỏi được rất nhiều trong thời gian thực tập.

Trong 6 tháng thực tập tại cơ sở, em có khoảng thời gian hơn 4 tháng làm việc tại chuồng đẻ và 1 tháng cuối được chuyển sang chuồng bầu. Em đã trực tiếp chăm sóc và đỡ đẻ cho 246 con nái. Kết quả được trình bày ở bảng 4.2

Bảng 4.2. Số lượng lợn nái, lợn con trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng tại trại qua 6 tháng thực tập

Tính chung

Qua bảng 4.2 thể hiện kết quả công tác thực hiện chăm sóc của em trên đàn lợn nái, em đã được chăm sóc 246 lợn nái nuôi con. Bản thân em học hỏi được nhiều kinh nghiệm thực tế quý giá từng khâu một trong quá trình nuôi dưỡng của lợn nái. Quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng lợn nái, được thực hiện theo quy trình của trại dưới sự chỉ đạo và hướng dẫn của trưởng chuồng và kỹ sư trại. Trong tháng 12 có 55 nái đẻ, tổng sinh là 769 con, cai sữa được 685

56 nái đẻ, tổng sinh là 784 con, cai sũa được 701 con. Tháng 4 có 43 nái đẻ, tổng sinh là 602 con, cai sữa được 538 con.

4.2.2 Quy trình kỹ thuật đỡ đẻ cho đàn lợn nái tại trại

Bảng 4.3. Kết quả thực hiện quy trình đỡ lợn đẻ tại trại Tháng 12/2020 1/2021 2/2021 3/2021 4/2021 Tính chung

Qua bảng 4.3 cho biết tổng số lượng lợn đẻ mỗi tháng, số con đẻ bình thường và số con đẻ phải can thiệp của trại. Tỷ lệ lợn đẻ phải can thiệp thấp tính chung là 4,33,trong đó có 11 con đẻ khó phải can thiệp. Lợn nái đẻ khó phải can thiệp là do lợn đẻ ở những lứa đầu, do lợn ăn nhiều vào kì cuối của thai kì làm thai quá to, do ngôi thai không thuận, do lợn mẹ ít vận động và do sức khỏe của con mẹ không tốt. Số lợn đẻ phải can thiệp với tỷ lệ thấp là do trại thực hiện tốt quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nái trong thời gian mang thai.

Trong đỡ đẻ em rút được kinh nghiệm là cần chuẩn bị tốt ô úm, vệ sinh vùng mông và âm hộ lợn nái trước khi đẻ. Khi lợn đẻ phải theo dõi chú ý những biểu hiện lâm sàng của từng con đẻ nhận biết con nào đẻ khó, con nào đẻ bình thường, chú ý thời gian đẻ của mỗi conđẻ biết nhanh hay chậm. Nếu con nái nào rặn đẻ yếu cần can thiệp sớm và kịch thời bằng cách dùng oxytocin để kích thích tăng cường co bóp tử cung. Nếu thai quá to, không phù hợp với kích thước của xoang chậu, thai không ra được phải nhanh chống can thiệp đưa bào thai ra ngoài để tránh bị ngạt và làm chết những con còn lại trong tử cung. Khi can thiệp phải chú ý sát trùng tay vệ sinh vô trùng vùng

mông, âm hộ của nái, phải tiến hành nhẹ nhàng tránh gây tổn thương, xây sát niêm mạc tử cung lợn nái. Trước khi can thiệp đẻ khó những người trực tiếp đỡ đẻ phải cắt móng tay, nếu để móng tay dài cod thể làm tổn thương lợn mới sinh và làm xây sát niêm mạc tử cung lợn nái. Phải theo dõi lịch phối giống và ngày đẻ dự kiến đẻ chuẩn bị kế hoạch đỡ đẻ.

4.2.3 Tình hình sản xuất của đàn lợn nái của trại

Trong thời gian thực tập tại cơ sở em đã tham gia chăm sóc và nuôi dưỡng lợn con sơ sinh đến cai sữa. Kết quả một số chỉ tiêu của đàn lợn em đã được chăm sóc nuôi dưỡng được trình bài ở bảng 4.4

Bảng 4.4 Một số chỉ tiêu sinh sản của lợn nái theo dõi trong thời gian thực tập Tháng 12/2020 1/2021 2/2021 3/2021 4 Tính chung

Bảng 4.4 cho thấy, các chỉ tiêu về sinh sản là tương đối cao. Theo dõi 246 lợn nái, số con đẻ ra trung bình là 13,98 con/lứa/nái, số con còn sống đến cai sữa là 12,46 con/lứa/nái, tỷ lệ sống là 93,63. Số con đẻ ra/lứa ở tháng 1,3,4 là cao nhất với 14,00 con/lứa. Số con đẻ ra/lứa ở tháng 3 thấp nhất là 13,91 con/lứa do có một số con nái đẻ non, chuồng nuôi thông thoáng kém và thời tiết bắt đầu nóng lên ảnh hưởng đến sức khỏe của lợn nái mang thai. Trong

quá trình nuôi dưỡng từ sau khi đẻ đến 21 ngày số lượng lợn con cai sữa giảm so với số con đẻ ra. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đó là do lợn mẹ đè chết, do lợn con quá kém nên bị loại thải, một số lợn con nhiễm trùng hay mắc bệnh dẫn đến chết. Tại trại, trong 6 tháng theo dõi em thấy lợn con có tỉ lệ sống cao nhất là 89,43% vào tháng 03 và thấp nhất là 89,06% vào tháng 12.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trang trại nguyễn văn hiệp xã tân kim, huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w