Kết quả công tác phòng bệnh

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trang trại nguyễn văn hiệp xã tân kim, huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 54 - 59)

Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.3. Kết quả công tác vệ sinh, phòng và trị bệnh tại trại

4.3.2. Kết quả công tác phòng bệnh

* Kết quả thực hiện công tác phòng bệnh bằng thuốc và vắc xin. Ngoài

công tác về sinh chuồng trại thì công tác phòng bệnh bằng vắc

xin đóng vai trò hết sức quan trọng đó là yếu tố đảm bảo nâng cao năng xuất, chất lượng sản phẩm chăn nuôi và tăng đàn gia súc, nó có tác dụng tạo ra cho cơ thể con vật có sức miễn dịch chủ động đảm bảo an toàn dịch bệnh. Tiêm phòng bằng vắc xin là biện pháp tạo miễn dịch chủ động cho gia súc chống lại mầm bệnh và là biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay. Hiệu quả của vắc xin phụ thuộc vào trạng thái sức khỏe của con vật, trên cơ sở đó chỉ tiêm vaccine cho lợn khỏe mạnh để tạo được trạng thái miễn dịch tốt nhất cho đàn lợn. Vì vậy, công tác tiêm phòng phải thực hiện nghiêm túc và chặt chẽ theo đúng quy định với phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.

Lịch phòng bệnh bằng thuốc và vắc xin cho đàn lợn của trang trại được thực hiện theo bảng 4.7. Bảng 4.7: Lịch phòng bệnh của trại lợn Loại lợn Hậu bị và nọc thay thế Lợn nái Lợn đực khai thác và thí tình

Kết quả bảng 4.7 cho thấy lợn con tiêm vắc xin myco và circo ở 21 ngày tuổi. Kết quả phòng bệnh cho lợn con là 100% an toàn sau khi dùng thuốc. Đối với đàn lợn cái hậu bị tiêm phòng bệnh tai xanh lúc 1 và 5 tuần sau nhập, tiêm phòng bệnh khô thai lúc 2 và 6 tuần sau nhập, tiêm phòng bệnh dịch tả lúc 3 tuần sau nhập, tiêm phòng bệnh giả dại + LMLM lúc 4 và 7 tuần sau nhập. Đối với đàn lợn nái chửa tiêm phòng bệnh dịch tả khi lợn chửa được 10 tuần tuổi và tiêm phòng bệnh lở mồm long móng khi lợn chửa được 12 tuần tuổi, tiêm phòng bệnh tai xanh 4 tháng/lần (3,7,11).

Bảng 4.8. Kết quả thực hiện phòng bệnh cho đàn lợn tại trại

Loại Bệnh được lợn phòng Suyễn 1 Lợn Hội chứng con còi cọc Dịch tả LMLM Lợn

nái Tai xanh

Khô thai

Kết quả ở bảng 4.8 cho thấy: Trại đã thực hiện công tác tiêm phòng đầy đủ cho lợn nái và lợn con. Em đã trực tiếp tham gia tiêm phòng cho lợn nái

phòng bệnh, hàng tháng đều lên lịch tiêm phòng cụ thể, dẫn đến khả năng nhiễm bệnh của đàn lợn sau khi tiêm phòng giảm thấp, qua đó chúng em đã học được cách bảo quản, pha vắc xin, kỹ thuật tiêm để hạn chế làm cho lợn bị đau, thuốc bị chảy ra ngoài hay bị áp xe ở vết tiêm, thực hiện tiêm đúng thời điểm, đúng liều lượng để nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi, hạn chế dịch bệnh xảy ra.

Như vậy, có thể thấy trại lợn Nguyễn Văn Hiệp đã thực hiện tiêm phòng cho đàn lợn nghiêm túc, đầy đủ và đúng yêu cầu kỹ thuật nên đàn lợn của trại luôn khỏe mạnh, không có dịch bệnh xảy ra, góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi của trại.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trang trại nguyễn văn hiệp xã tân kim, huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w