7. Kết cấu của đề tài
2.5. Tìm kiếm thông tin
Theo kết quả khảo sát, có tới 77,3% người tiêu dùng tìm hiểu về thông tin của sản phẩm trước khi mua. Vì thế ta có thể thấy người tiêu dùng càng ngày càng quan tâm tới thông tin của sản phẩm trước khi họ mua. Họ luôn đề cao tính an toàn cũng như chất lượng của các sản phẩm mỗi khi đưa ra những quyết định mua hàng. Điều này giúp người tiêu dùng tránh khỏi các sản phẩm kém chất lượng, không an toàn cho cơ thể cũng như để có thể sử dụng sản phẩm một cách tốt nhất.
22.70%
77.30%
Có Không
Hình 6: Biểu đồ thống kê số lượng người tìm kiếm thông tin trước khi mua sản phẩm
Thời đại 4.0 ngày này thì xã hội và công nghệ càng ngày càng phát triển; vậy nên việc tìm kiếm thông tin cũng có rất là nhiều phương án lựa chọn. Các kênh thông tin điển hình mà người tham gia khảo sát tìm hiểu sản phẩm có thể đến như Internet(55,3%); bạn bè người thân giới thiệu chiếm 44%, tự tìm hiểu (40,4%); Tivi (36,2%); Báo, tạp chí (14,9%) và biết thông tin về sản phẩm qua nhân viên tiếp thị giới thiệu (10,6)%
Hình 7: Các kênh thông tin và độ tin tưởng của từng kênh mà người tham gia khảo sát tìm hiểu
Để củng cố về độ tin cậy của khách hàng trước các luồng thông tin khác nhau thì chúng tôi đưa ra câu hỏi liệu họ tin tưởng kênh thông tin nào nhất. Và kết quả chúng tôi nhận được như sau:
● Đầu tiên ta có thể dễ dàng thấy việc thấy các sản phẩm tương ớt xuất hiện qua những hình ảnh, video quảng cáo trên màn hình tivi. Tuy nhiên số người tham khảo thông tin qua phương tiện này chiếm con số không quá cao, chỉ chiếm 15,6%, do những thông tin xuất hiện qua đây khá chủ quan từ phía nhà sản xuất cũng như người được thuê đăng tải thông tin
● Báo và tạp chí chỉ chiếm 4,3% lòng tin tưởng của người được hỏi. Trong thời đại hiện nay, đọc báo không còn phổ biến như trước vì thế việc tìm hiểu sản phẩm qua kênh thông tin này cũng hạn chế. Lý do cũng có thể nhắc đến là những năm gần đây xuất
hiện nhiều các bài báo lá cải không rõ thực hư cũng như người tiêu dùng không biết những tờ báo, tạp chí có đủ uy tín để tin tưởng hay không.
● Các nguồn thông tin trên nền tảng Internet chiếm mức độ tin tưởng là 21,4%. Khách hàng có thể thoải mái tìm hiểu cũng như xem được các nhận xét của người tiêu dùng trước đó một cách thực tế hơn mà có rất ít việc nhúng ta của nhà sản sản xuất vào các nhận xét đó.
● Nguồn thông tin về sản phẩm thông qua bạn bè, người thân chiếm được nhiều sự tin tưởng nhất là 34.8%. Vì khi hỏi thông qua bạn bè và người thân ta có thể nghe được những cảm nhận, chia sẻ về sản phẩm một cách trực tiếp và chân thật nhất.
● Thông tin sản phẩm qua sự giới thiệu của nhân viên tiếp thị không được khách hàng quá tin tưởng vì thế mức độ tin tưởng chỉ chiếm 0.7%.
70 60 59 50 40 33 30 19 20 10 0 Nguồn gốc, xuất xứ
Đi sâu vào khía cạnh tâm lý của người tiêu dùng trong việc lựa chọn sản phẩm tương ớt nào đó , chúng tôi đưa ra 7 yếu tố ảnh hưởng là nguồn gốc, xuất xứ; hương vị; nồng độ cay; giá cả; bao bì, kiểu mẫu; thương hiệu; bạn bè người thân.
Hình 8: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn tương ớt
Từ biểu đồ trên ta nhận thấy những yếu tố đặc biệt ảnh hưởng đến lựa chọn mua của khách hàng là: nguồn gốc xuất xứ, hương vị, nồng độ cay, giá cả và thương hiệu. Bởi:
- Nguồn gốc xuất xứ: Người tiêu dùng rất quan tâm về vấn đề sức khỏe nên họ thường chú trọng đến nguồn gốc và xuất xứ để xác định sản phẩm đó liệu có đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm hay không
- Hương vị: Một hương vị ngon, hấp dẫn làm đánh thức vị giác thì chắc chắn sẽ nhận được sự ấn tượng và sự yêu thích của khách hàng
- Nồng độ cay: Có những món ăn khi đi kèm với tương ớt sẽ ngon tuyệt hơn khi ăn cùng một số gia vị khác. Tuy nhiên thì không phải ai cũng ăn được quá cay
16
cho nên việc tìm ra một loại tương ớt có độ cay phù hợp với khả năng ăn uống là rất quan trọng
- Giá cả: Như chúng ta đã biết thì trên thị trường hiện nay cung cấp rất nhiều loại tương ớt với đa dạng hương vị và nồng độ cay khác nhau. Tâm lý người tiêu dùng luôn so sánh giữa các sản phẩm để chọn ra sản phẩm ưng ý và phù hợp nhất. Vì thế mà có thể nói giá cả là một thước đo quan trọng để đưa ra quyết định
- Thương hiệu: Khi một thương hiệu xây dựng được hình ảnh của mình thì chắc chắn sẽ có một vị trí nhất định trong tâm trí khách hàng. Như kết quả nhận được thì người tham gia khảo sát cũng sử dụng yếu tố thương hiệu để làm thước đo so sánh sản phẩm
Ngược lại, có hai yếu tố mà người tiêu dùng sẽ không quá quan tâm và không gây ảnh hưởng đến việc chọn mua tương ớt đó là: bao bì, kiểu mẫu và yếu tố bạn bè, người thân. Mặc dù tâm lý con người luôn bị hấp dẫn bởi cái đẹp nên yếu tố bao bì và kiểu mẫu cũng góp phần vào sự quyết định mua, nhưng đối với một sản phẩm thuộc mặt hàng tiêu dùng nhanh thì yếu tố này không quá chi phối khách hàng khi mà họ đã đề cao tính an toàn, chất lượng và trải nghiệm của sản phẩm. Thì lúc này, bao bì cũng chỉ là một hình thức bên ngoài để nhận biết sản phẩm cũng như không hề ảnh hưởng tới chất lượng của tương ớt bên trong. Và như ta đã biết, hiện nay tương ớt đóng góp vai trò quan trọng trong việc nấu nướng như những loại gia vị khác, thì hiển nhiên tương ớt sẽ xuất hiện trong các bữa cơm gia đình hoặc với bạn bè. Người tiêu dùng mua sản phẩm không chỉ dựa trên sở thích cá nhân mà còn dựa trên sở thích của người trong gia đình hay bạn bè. Tuy nhiên người tiêu dùng hoàn toàn có thể mua nhiều nhãn hiệu cùng một lúc để thõa mãn nhu cầu của một nhóm người nên yếu tố bạn bè, gia đình sẽ không quá ảnh hưởng đến việc lựa chọn sản phẩm.