Đánh giá sau mua

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG về sản PHẨM TƯƠNG ớt THUỘC NGÀNH HÀNG TIÊU DÙNG NHANH (Trang 43 - 51)

7. Kết cấu của đề tài

2.7.2. Đánh giá sau mua

Để có cái nhìn chân thật nhất chúng tôi đã đưa ra câu hỏi về sự đánh giá của người tiêu dùng về loại tương ớt mà họ thường sử dụng về giá cả, hương vị, mẫu mã, chất lượng,... Đây là một câu hỏi mở mà ở đây người tham gia khảo sát được nêu trực tiếp ý kiến của mình, sau quá trình đọc và lọc kỹ, chúng tôi có thể khái quát lại như sau:

- Phần lớn người tiêu dùng tin và tiếp tục sử dụng sản phẩm đang có trong gian bếp của họ là vì hương vị của sản phẩm ngon, phù hợp với khẩu vị của mọi người trong gia đình và hơn cả đó là giá thành rất hợp lý, mọi đối tượng khách hàng đều có thể mua, giao động trong khoảng 10.000- 30.000 đồng là chúng ta đã có thể sở hữu một chai tương ớt tiêu chuẩn.

- Người tiêu dùng đánh giá cao thương hiệu sản phẩm mà họ đang sử dụng, một phần vì là thương hiệu lớn- đi kèm là sự phổ biến, phủ sóng rộng rãi cùng sự uy tín, đảm bảo chất lượng luôn ổn định, song song đó là bản thân người tiêu dùng qua quá trình sử dụng, trải nghiệm cũng tự nhận thấy ưu điểm của sản phẩm mà từ đó đưa ra quyết định có duy trì sử dụng tiếp hay không.

- Họ thấy loại tương ớt đang dùng là loại dễ mua, dễ tìm nhất và cũng có vị nổi bật hơn hẳn so với những loại khác. Từ đây, có thể thấy có những khách hàng rất sẵn sàng trải nghiệm đủ các mẫu mã sản phẩm khác nhau để tìm ra hương vị phù hợp nhất. Và khi đã thấy tương ớt của thương hiệu nào ngon thì những khách hàng này đa phần sẽ còn thử và mua thêm các sản phẩm khác cùng hãng như dầu hào, xì dầu,...

25

16; 11.35%

125; 88.65%

Không

Khi được hỏi rằng có hay không bất kỳ vấn đề nào trong quá trình sử dụng tương ớt, đây là kết quả chúng tôi thu được:

Hình 18: Biểu đồ thống kê số người gặp vấn đề trong quá trình sử dụng sản phẩm

Phần lớn 88,7% số người tham gia khảo sát trả lời không gặp phải vấn đề. Và dù con số 11,3% còn lại chọn có thì đó đa phần cũng là những vấn đề có thể khắc phục, tiết chế được như: Nắp chai sản phẩm khó đóng/ mở hay ăn nhiều gây nóng trong, mọc mụn,... Điều cần chú ý nhất ở đây là có khách hàng nêu ý kiến tương ớt của một số hãng còn khá lỏng, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tâm lý an toàn của người tiêu dùng. Nhóm chúng tôi nghĩ đây là ý kiến đáng được lưu ý và cần thay đổi, nâng cao chất lượng của một số nhà sản xuất.

Một lần nữa để xác định được độ trung thành của khách hàng đối với một sản phẩm thuộc ngành hàng tiêu dùng. Chúng tôi có đưa ra câu hỏi: trong trường hợp nhãn hiệu tương ớt người tham gia khảo sát đang sử dụng gặp vấn đề thì họ có tiếp tục sử dụng hay không. Và đây là kết quả:

29; 20.57%

Không

112; 79.43%

Hình 19: Biểu đồ thống kê số lượng khách hàng tiếp tục sử dụng sản phẩm trong trường hợp nhãn hiệu đang gặp vấn đề

Trong tất cả số câu trả lời nhận được thì có 79,4% người được hỏi nói rằng họ sẽ ngưng sử dụng sản phẩm nếu nhãn hiệu gặp vấn đề - một kết quả không quá bất ngờ. Tuy nhiên, con số 20,6% còn lại cũng rất đáng quan tâm vì đây là đối tượng khách hàng có sự trung thành, mang tâm lý ngại thay đổi,ngại trải nghiệm cái mới,... Điều này chứng minh rằng khi một

26

thương hiệu gặp trục trặc thì tại thời điểm ban đầu, họ sẽ vẫn chưa bị khách hàng quay lưng hoàn toàn.

Theo như kết quả chúng tôi thu được thì khi sản phẩm quen thuộc đang sử dụng gặp vấn đề, khách hàng có xu hướng:

- Đa phần người tiêu dùng đã có sẵn lựa chọn thứ hai và họ có thể ngay lập tức kể tên và chuyển sang tiêu thụ chúng. Từ đây, chúng tôi thấy và đánh giá được mức độ cạnh tranh giữa các thương hiệu rất cao, sự xếp hạng những cái tên sản phẩm trong tâm trí người dùng và độ quan trọng trong khâu đảm bảo, giữ gìn hình ảnh,... Vì chỉ cần một sai sót cũng là đòn đơn giản để tất cả khách hàng thân quen của mình chuyển sang tiêu dùng hàng của công ty đối thủ.

- Tuy nhiên cũng có không ít người trả lời rằng họ sẽ không ăn tương ớt nữa, đây chắc hẳn là những người thuộc 20,6% người bình chọn bên trên. Lý do đưa ra vì họ cảm thấy ngoài sản phẩm đang quen dùng ra thì không có mùi vị nào khác mà họ thích, cảm thấy không hợp khẩu vị,... Nhìn chung là những khách hàng này sẽ xem xét mức độ nghiêm trọng của sự việc, chờ động thái đính chính, cách xử lý của nhà sản xuất rồi mới đưa ra quyết định tiếp theo, vì họ cho rằng đôi khi có sai sót là không thể tránh khỏi.

Tiếp tục đến với một câu hỏi được mở ra với mong muốn nhận được ý kiến, sự cởi mở của khách hàng dành cho các nhãn hàng để họ có cơ hội biết và điều chỉnh trong tương lai. Phần lớn người tham gia trả lời rằng không có đóng góp gì thêm vì hiện tại họ đều đang rất hài lòng với sản phẩm đang dùng, mong nhà sản xuất hãy cứ duy trì như hiện tại.

Song song với đó cũng là những góp ý rất sáng tạo như:

- Nhà sản xuất có thể thiết kế cải thiện thiết kế bằng cách làm thêm nắp ngược để khách hàng tận dụng tối đa khi tương ớt gần hết

- Có thêm nhiều loại hương vị - cấp độ cay để người mua có nhiều sự lựa chọn hơn.

- Ra mắt những hương vị đã từng xuất ra thị trường nước ngoài để bày bán ở trong

nước.

Bên cạnh đó là những ý kiến về chất lượng sản phẩm như: Giảm chất tạo màu-mùi, nâng cao chất lượng sản phẩm hơn nữa, có thêm các chương trình khuyến mãi,...

Trên đây là những đóng góp mà các nhà sản xuất nên lưu ý và cân nhắc nghiên cứu.

CHƯƠNG 3: TỔNG KẾT VÀ GIẢI PHÁP 3.1. Tổng kết

Qua 31 câu hỏi cùng quá trình nghiên cứu hành vi người tiêu dùng, nhóm chúng tôi tổng kết và từ đó rút ra những kết luận như sau:

Phần trăm nữ giới quan tâm đến hàng tiêu dùng nhanh mà cụ thể là tương ớt- một loại gia vị- nhiều hơn số nam giới- số lượng nữ gấp đôi so với nam giới.

- Người đặt nhiều sự chú ý, quan tâm về chủ đề tương ớt hơn cả là giới trẻ-những người đang trong độ tuổi học sinh sinh viên.

- Trong đó những người tham gia phần nhiều là dưới 20 tuổi => Vậy nên họ chưa có thu nhập hoặc nếu có thì ở mức 1- 5 triệu có từ việc làm thêm bán thời gian. Lý giải cho vấn đề thu nhập này một phần cũng do dịch bệnh ở thời điểm làm bài khảo sát nên nhóm thu được kết quả như trên

Gần như tất cả mọi người đều đang sử dụng tương ớt, số rất ít 4/141 người được hỏi trả lời rằng vì họ gặp vấn đề sức khỏe nên sản phẩm cay nóng cần được hạn chế. Tuy nhiên họ vẫn sẵn sàng thử nếu sức khỏe cải thiện => Điều này cho thấy tương ớt là hàng hóa thực sự quen thuộc, và được nhiều khách hàng tin yêu, muốn trải nghiệm. Độ nhận diện:

- Nhãn hiệu tương ớt của Chinsu của Masan Consumer là sản phẩm có độ nhận diện tốt nhất, được yêu thích nhất bởi mùi vị, giá cả phải chăng, sự phổ biến, thói quen mua hàng,...

- Theo số liệu năm 2016, Masan Consumer cũng là công ty chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường với 43%.

- Điều đặc biệt là có 24,8% người tiêu dùng có thể tự làm tương ớt/ đang sử dụng tương ớt tự làm. Họ cho biết tương ớt nhà làm khi kết hợp với một số sản phẩm tương bày bán trên thị trường đem lại mùi vị rất ngon và hợp với nhiều món ăn.

Trước khi mua bất kì một chai tương ớt nào khác với thói quen thường ngày, khách hàng sẽ tìm hiểu và tham khảo rồi mới đưa ra quyết định => Từ đây ta thấy được sự ngày càng thông thái và việc đề cao sức khỏe, tiêu tiền thông minh của người mua. Họ phần nhiều là xem thông tin qua các trang mạng cụ thể ở đây là đọc xem những trải nghiệm của những người đã tiêu thụ sản phẩm trước đó, hoặc qua lời người thân rồi mới tới việc tự tìm hiểu, xem báo đài,... => Việc giữ uy tín để khách hàng giúp mình quảng bá theo phương thức truyền tai nhau là biện pháp bán hàng tốt nhất

28

Người mua có lựa chọn một chai tương ớt hay không còn dựa vào nhiều yếu tố mà quan trọng nhất là nguồn gốc xuất xứ, độ cay, giá cả, hỏi ý kiến người xung quanh rồi mới tới tìm hiểu thêm về nhãn hiệu, bao bì,...

Dù bây giờ đang là thời đại 4.0 khi chúng ta có thể mua mọi thứ qua các sàn thương mại điện tử nhưng tương ớt lại là loại hàng chủ yếu được khách hàng mua trực tiếp tại các tạp hóa, siêu thị,... vì sự tiện lợi, thỏa mãn ngay được nhu cầu tiêu dùng.

Đa phần khách hàng sẽ chỉ mua 1 chai/ 1 lần đi mua sắm, số lượng sẽ nhiều hơn khi có khuyến mãi. Chỉ người thường xuyên sử dụng và yêu thích tương ớt mới có xu hướng mua nhiều hơn, theo từng lốc hoặc 5 chai trở lên.

- Đối với người thích và thường xuyên sử dụng tương ớt, họ mới mua chai to. Nếu nhu cầu, tần suất dùng ở mức ít, vừa phải thì chai tiêu chuẩn vẫn là lựa chọn tốt và phổ biến với hơn 70% lượt bình chọn.

Mức giá từ khoảng dưới cho đến trên 20.000 VNĐ một chút là mức giá phù hợp và là mức giá sẵn sàng chi trả cho một chai tương của người tiêu dùng.

Nếu loại tương ớt quen dùng hàng ngày mà hết hàng, người mua thường ngay lập tức chuyển qua chỗ khác mua. Số ít còn lại sẽ tạm chọn một nhãn hiệu khác thay thế và dùng thử.

Ngoài làm gia vị chấm ra thì công dụng của tương ớt đang ngày càng được tận dụng triệt để và sáng tạo thêm như để tẩm ướp, trang trí,...

Tương ớt đang ngày càng là một loại gia vị không thể thiếu trong mỗi gia đình, điều này được chứng tỏ qua tần suất sử dụng từ 2- trên 5 lần/ 1 tuần của hơn 70% người tham gia khảo sát.

Số ít khoảng 11.3% người dùng gặp vấn đề trong quá trình sử dụng sản phẩm được liệt kê ra như nắp chai khó đóng/ mở, nóng trong, mọc mụn hay họ đánh giá tương một số hãng còn khá lỏng,... Đây là những góp ý mà nhà sản xuất có thể xem xét và khắc phục trong những mặt hàng mình tung ra trên thị trường trong tương lai.

Khi nhãn hiệu/ sản phẩm gặp vấn đề

- 79,4% người tiêu dùng sẽ ngay lập tức ngưng sử dụng hoặc chuyển qua thương hiệu khác

-Số nhỏ còn lại sẽ chờ thông tin, lời giải thích từ nhà sản xuất

=> Từ đây rút ra nhận định rằng nhà sản xuất luôn cần cẩn trọng trong khâu cho ra sản phẩm và trong cả việc giữ hình ảnh thương hiệu, vì dù có lượng khách hàng trung thành nhưng họ đặt sức khỏe, sự an toàn lên trên.

3.2. Giải pháp

a, Đối với những nhãn hiệu tương ớt đã có chỗ đứng trên thị trường: 29

Luôn chú trọng an toàn vệ sinh, uy tín, chất lượng sản phẩm bởi họ đang có sẵn lượng khách hàng trung thành và cần duy trì, phát huy hơn nữa.

Tăng cường khâu nghiên cứu thị trường nhằm cải tiến sản phẩm hơn nữa bằng cách thay đổi cấp độ cay cho từng loại đáp ứng từng đối tượng vùng miền, địa lý và dạng khách hàng khác nhau.

Đưa ra thêm những sản phẩm mới nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng như có nhiều kích cỡ hơn,.. Có sản phẩm cỡ lớn để lưu tâm đến khách hàng công nghiệp như nhà hàng, khách sạn,...

Cải tiến bao bì, tăng độ bắt mắt cho sản phẩm.

b, Đối với những nhãn hiệu thương ớt trẻ tuổi hoặc đang có ý định gia nhập thị trường Việt Nam:

Phát triển và khai thác tối đa kênh phân phối để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng nhanh hơn

Làm quảng cáo nhấn mạnh về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm

Thiết kế những bao bì bắt mắt, đánh vào thị giác và gây ấn tượng với khách hàng. c, Đối với các nhà sản xuất nói chung:

Nên tìm hiểu và đánh vào tâm lý tiêu dùng của phái nữ ở khía cạnh giá cả, lợi ích, công dụng,... Bởi giới này dành nhiều sự quan tâm đến sản phẩm hơn và đặc biệt trong một gia đình thì họ thường là người nắm quyền chủ động chọn mua và quyết định xem có sử dụng tiếp hay không.

Cần làm truyền thông và giữ hình ảnh tốt: Các nhà sản xuất có thể đưa ra các chương trình để làm sao khuyến khích được người tiêu dùng sau khi dùng sản phẩm tương ớt của mình và cảm thấy ngon miệng thì họ sẽ lên mạng đánh giá, viết nhận xét tốt bởi bây giờ mạng xã hội đang rất phát triển và những khách hàng cũng tìm hiểu trước khi mua gì đó mới qua những nền tảng mạng này.

Bình ổn giá tương ớt.

Luôn phân phối đều sản phẩm tại các cửa hàng, đại lý và kiểm tra thường xuyên, hạn chế tối đa trường hợp hết hàng, tránh việc người mua lựa chọn nhãn hiệu khác.

Có thể nghiên cứu và thử nghiệm, nghĩ ra những công dụng, cách dùng mới của tương ớt và truyền bá đến người tiêu dùng như: Dùng chung tương ớt với nước mắm; dùng tương ớt Việt Nam thay cho tương ớt nước ngoài khi chế biến món ăn nước họ, …

Lắng nghe ý kiến khách hàng nhận xét riêng về thương hiệu tương ớt của mình xem có vấn đề gì cần cải thiện hay không, ví dụ: Tương ớt lỏng quá, tương có mùi hắc, vị bị cay, ...

30

Tìm cách thiết kế bao bì mới để người tiêu dùng có thể tận dụng tối đa tương ớt và sử dụng chúng một cách tiện lợi.

31

KẾT LUẬN 1. Những đóng góp của đề tài

Đề tài đã tập trung được vào việc tìm hiểu hành vi tiêu dùng của giới trẻ Việt Nam đối với sản phẩm tương ớt về các vấn đề như: nguồn thông tin nhận biết sản phẩm, các yếu tố người tiêu dùng quan tâm đến khi mua sản phẩm của một thương hiệu, những sản phẩm được ưa chuộng, mức độ trung thành đối với thương hiệu,…

Có thể thấy hiện tại vị thế của tương ớt trong căn bếp mỗi gia đình không hề kém phần quan trọng so với bất kì loại gia vị nào. Đề tài nghiên cứu đã giúp chúng ta hiểu vì sao mọi người lại yêu thích và lựa chọn sử dụng sản phẩm tương ớt như vậy cũng như để các nhà sản xuất tìm kiếm những giải pháp, bên cạnh đó còn là tiếp thu ý kiến đóng góp, từ đó để phát triển sản phẩm của mình trong tương lai.

2. Hạn chế của đề tài

Tuy nhiên song song với đó đề tài vẫn còn nhiều những hạn chế: số lượng đối tượng nghiên cứu còn ít và bị bó hẹp lại trong nhóm tuổi học sinh - sinh viên dẫn đến kết quả nghiên cứu chưa được khách quan và mang tính bao quát. Kinh nghiệm của nhóm nghiên cứu chưa nhiều dẫn đến một số vướng mắc trong nội dung khảo sát và nội dung vẫn chưa được tối ưu.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG về sản PHẨM TƯƠNG ớt THUỘC NGÀNH HÀNG TIÊU DÙNG NHANH (Trang 43 - 51)