Bệnh bại liệt sau sinh

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho lợn hậu bị và lợn nái mang thai tại trại lợn công ty deheus (Trang 26 - 27)

2.2. Tổng quan tài liệu

2.2.4 Bệnh bại liệt sau sinh

* Nguyên nhân

- Do dinh dưỡng: thiếu hụt canxi, phospho, vitamin D trong thời gian mang thai làm rối loạn quá trình vận chuyển canxi.

- Do quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng không đúng quy trình kỹ thuật. - Do giảm canxi huyết, xuất hiện khi lượng máu rất nhiều tập trung vào bầu vú sau khi đẻ và kết quả sự rối loạn chức năng hoạt động của tuyến phó giáp trạng, tuyến này bị xung huyết trong thời gian sinh đẻ.

- Do tác nhân cơ học: trong quá trình mang thai, sự di chuyển lợn lên chuồng đẻ lợn dễ bị trượt ngã.

- Do thời tiết: nhiệt độ môi trường quá nóng trong thời gian nái gần sinh hay vừa sinh xong dễ xảy ra bại liệt.

- Do thai quá to, tư thế và chiều hướng thai không bình thường.

- Do quá trình thủ thuật kéo thai quá mạnh hay không đúng thao tác từ đó gây tổn thương thần kinh tọa hoặc ảnh hưởng đến đám rối hông khum.

* Triệu chứng

Thường có hai thể:

- Thể điển hình: chiếm 20% trong tổng số các ca bệnh, bệnh phát triển nhanh, từ lúc bắt đầu đến lúc biểu hiện triệu chứng không quá 12 giờ. Lợn sốt cao (>41ºC), thở nhanh chân sau đứng không vững, lợn có thể giãy dụa cố để đứng dậy, chảy nước bọt, nuốt rất khó khăn, sau cùng lợn có thể hôn mê và chết.

- Thể nhẹ: chiếm đa số, lợn có hiện tượng co giật, thích nằm, ủ rũ, kém ăn nhưng không bị hôn mê. Bệnh xuất hiện 2 - 5 ngày sau khi sinh, lợn đi không vững và sau đó thường mất sữa.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho lợn hậu bị và lợn nái mang thai tại trại lợn công ty deheus (Trang 26 - 27)