Kết quả thực hiện phòng bệnh bằng vắc xin tại trại

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho lợn hậu bị và lợn nái mang thai tại trại lợn công ty deheus (Trang 43 - 45)

Loại lợn Lợn nái hậu bị Lợn nái sinh sản

4.5. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn nái mang thai

4.5.1.Tình hình mắc bệnh của lợn nái mang thai

Để xác định được tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái tại trại. Bằng kiến thức đã học, cùng với sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật và quản lý trại hàng ngày em tiến hành theo dõi, quan sát về những biểu hiện của đàn lợn rồi tiến hành chẩn đoán và điều trị một số bệnh xảy ra tại trại sau:

* Bệnh viêm vú(MMA)

Do vi khuẩn gây nhiễm trùng bầu vú, thường do vi khuẩn e.coli gây ra trong nhiềm trường hợp chỉ có một hay hai tuyến vú bị ảnh hưởng. Viêm vú còn là hậu quả kế phát của viêm tủ cung

* Bệnh viêm tử cung

Dùng nhiệt kế thủy ngân để đo ở trực tràng lợn nái ngày 2 lần. Đo trong 3 phút (sáng 7 - 9 giờ, chiều 16 - 18 giờ).

- Triệu chứng:

+ Sốt nhẹ (40 - 41oC), giảm ăn hay bỏ ăn.

+ Dịch nhầy chảy ra từ âm hộ, lúc đầu màu trắng loãng đục hoặc phớt vàng.

- Chẩn đoán: lợn nái bị viêm tử cung.

- Điều trị:

+ Dufamox: 1 ml/10 kg P, 1 lần/ngày. + Oxytoxin: 0,1 ml/10 kg P, 1 lần/ngày. + Analgin: 1 ml/10 kg P, 1 lần/ngày. Điều trị 3 ngày liên tục.

* Bệnh viêm khớp

- Triệu chứng:

+ Lợn đi khập khiễng, khớp chân sưng lên, viêm tấy đỏ ở cổ chân, khớp bàn chân, sờ nắn vào có phản xạ đau.

- Chẩn đoán: lợn bị viêm khớp.

- Điều trị:

+ Dufamox: 1 ml/10 kg P, 1 lần/ngày. + Catosal: 1 ml/10 kg P, 1 lần/ngày. + Shotapen: 1ml/ 10 kg P, 1 lần/ngày. Điều trị liên tục 3 - 4 ngày.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho lợn hậu bị và lợn nái mang thai tại trại lợn công ty deheus (Trang 43 - 45)