2.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam một số nhà khoa học thú y đã có những nghiên cứu tổng kết về bệnh sinh sản trên đàn lợn nái. Bệnh sinh sản có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất sinh sản của lợn nái, nó không chỉ làm giảm sức sinh sản của lợn nái mà còn có thể làm cho nái mất khả năng sinh sản, chậm sinh hay làm giảm khả năng sống sót của lợn con.
Theo Nguyễn Xuân Bình (2000) [1], bệnh viêm tử cung xảy ra ở những thời gian khác nhau, nhưng thường xảy ra nhiều nhất vào thời gian sau khi đẻ từ 1 - 10 ngày.
Theo Trần Tiến Dũng và cs. (2002) [7], bệnh viêm tử cung ở thể viêm cơ, viêm tương mạc thì không nên tiến hành thụt rửa bằng các chất sát trùng với thể tích lớn. Vì khi bị tổn thương nặng cơ tử cung co bóp yếu, các chất bẩn không được đẩy ra ngoài lưu trong đó làm cho bệnh nặng thêm. Các tác giả đề nghị nên dùng oxytoxin kết hợp PGF2α hoặc kết hợp với kháng sinh điều trị toàn thân và cục bộ. Sát nhau trên lợn nái ít xảy ra, nhưng nếu lợn nái bị sát nhau sẽ đưa đến viêm nhiễm trùng và gây viêm tử cung. Điều kiện môi trường thay đổi đột ngột như thời tiết môi trường quá nóng hay quá lạnh trong thời gian đẻ cũng dễ đưa đến viêm tử cung.
Theo Lê Văn Năm (2009) [18], nguyên nhân từ ngoại cảnh gây bệnh như: do thức ăn nghèo dinh dưỡng, do can thiệp đỡ đẻ bằng dụng cụ hay thuốc sản khoa sai kỹ thuật dẫn đến chất nhầy các cơ quan sinh dục bị phá hủy hoặc kết tủa, kết hợp với việc chăm sóc nuôi dưỡng bất hợp lý thiếu vận động đã làm chậm quá trình thu teo sinh lý của dạ con. Biến chứng nhiễm
trùng do vi khuẩn xâm nhập vào dạ con gây nên trong thời gian động đực (lúc đó tử cung mở) và do thụ tinh nhân tạo sai kỹ thuật (dụng cụ dẫn tinh làm tổn thương niêm mạc tử cung).
Theo Nguyễn Văn Thanh và cs. (2016) [23], có nhiều nguyên nhân gây viêm tử cung như: dinh dưỡng, tuổi, lứa đẻ, tình trạng sức khỏe, chăm sóc và quản lý, vệ sinh, kiểu khí hậu chuồng nuôi... Nhưng nguyên nhân chính luôn có trong các trường hợp là do vi sinh vật, nguyên nhân khác sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ thể hoặc tạo điều kiện cho vi sinh vật xâm nhập và phát triển để gây nên các triệu chứng.
Điều trị lợn nái bị viêm tử cung: theo Nguyễn Văn Điền (2015) [8], đối với lợn nái viêm tử cung nhẹ, điều trị bằng cách đặt viên thuốc kháng sinh oxytetracyclin vào âm đạo từ 5 - 7 ngày. Tiêm amoxi 15 % 3 lần liên tiếp, mỗi lần cách nhau 48 giờ. Đây là dạng viêm có kết quả điều trị khỏi bệnh cao.
2.3.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Theo Arut Kidcha - orrapin (2006) [31], tại Thái Lan: Hội chứng MMA là một vấn đề lớn ở các trang trại chăn nuôi lợn, đặc biệt vào mùa hè (giữa tháng 3 và tháng 5), ảnh hưởng lớn đến năng suất sinh sản của lợn nái. Biện pháp tốt nhất để phòng bệnh là quản lý tốt đàn nái, đặc biệt là trước khi đẻ.
Theo Heber và cs. (2010) [28] thì lợn được coi là mắc hội chứng MMA khi có một hoặc bao gồm các biểu hiện sau: Viêm tử cung, dịch tiết âm đạo có pH > 8, lười vận động, thân nhiệt > 39,40C, viêm vú.
Theo Kemper và cs. (2013) [29], tại 6 đàn nái hạt nhân ở Đức (2008 - 2010), có 99,1% các mẫu sữa phân lập được vi khuẩn chủ yếu thuộc họ
Enterobacteriaceae, Staphylococcaceae, Streptococcaceae và Enterococcaceae. Trong đó, E. coli chiếm nhiều hơn cả và những loài này
cũng được tìm thấy trong sữa lợn khỏe, còn Staphylococcus spp, Lactococcus
Theo nghiên cứu Martineau (2011) [32], có nhiều bệnh nguyên học và sinh lý bệnh đề cập trong hội chứng rối loạn tiết sữa và viêm vú ở lợn nái sau đẻ dùng những tên khác nhau: phức hợp viêm vú - viêm tử cung - mất sữa (MMA), hội chứng mất sữa, hội chứng rối loạn tiết sữa, phù thũng vú, hội chứng giảm tiết sữa, ngộ độc máu mất sữa và viêm vú sau đẻ.
Theo Maes và cs. (2010) [30], MMA có tỷ lệ lưu hành 6,9% trong tổng số 16.450 lợn nái đẻ trong hơn 01 năm tại 31 đàn ở Illinois; trong 27.656 lợn nái đẻ của một nghiên cứu được tiến hành tại bang Missouri có tới 13% nái bị mắc hội chứng MMA.
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 3.1. Đối tượng
-Lợn hậu bị và lợn nái mang thai của trại lợn Bích Cường
3.2. Địa điểm và thời gian thực hiện
- Địa điểm: trại Bích Cường, xã Nghĩa Đạọ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
- Thời gian thực hiện: từ ngày 14/12/2020 đến ngày 2/6/2021.
3.3. Nội dung, các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện
3.3.1 Nội dung thực hiện
- Điều tra tình hình chăn nuôi tại trại.
- Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nuôi tại trại. - Thực hiện quy trình phòng bệnh cho đàn lợn nuôi tại trại.
- Thực hiện chẩn đoán và điều trị cho đàn lợn nuôi tại trại. - Thực hiện một số công tác khác tại trại.
3.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi
- Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại.
- Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn tại trại. - Kết quả sinh sản của đàn lợn nái tại trại.
- Kết quả thực hiện vệ sinh và phòng bệnh cho đàn lợn tại trại. - Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn hậu bị và lợn nái mang thai tại trại
- Kết quả thực hiện các thao tác khác tại trại.
3.3.3. Phương pháp thực hiện
Để đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại em tiến hành thu thập thông tin từ phòng kế toán của trại, quản lý trại và kỹ sư trại kết hợp theo dõi tình hình thực tế tại trang trại để đánh giá tình hình chăn nuôi của trại.
Nghiên cứu kỹ quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn nái tại trại và thực hiện đúng quy trình
Nghiên cứu kỹ quy trình vệ sinh chuồng trại, phòng bệnh bằng vắc xin của trại và thực hiện đúng quy trình
Hàng ngày tiến hành kiểm tra, theo dõi đàn lợn ở tất cả các ô chuồng để phát hiện ra những con có biểu hiện khác thường, báo cáo kỹ thuật, phối hợp với cán bộ kỹ thuật chẩn đoán bệnh và điều trị kịp thời.
3.3.4. Quy trình chăm sóc lợn tại trại
a) Quy trình chăm sóc lợn hậu bị
Vệ sinh sát trùng bằng nước vôi sạch sẽ khô ráo đảm bảo điều kiện thoáng mát thoải mái nhất cho nái chờ phối, thức ăn cho lợn hậu bị 3000 của công ty deheus, ngày đưa đực thí tình xuống chuồng hậu bị giúp kích thích nái hậu bị lên giống nhanh nhất ngày thực hiện 2 lần sáng và chiều mỗi lần ít nhất 30p
b) Quy trình chăm sóc lợn nái mang thai
Vệ sinh sát trùng chuồng bầu và chuồng an thai sạch sẽ,. Tắm cho lợn nái 1 lần/ngày vào cuối buổi sáng hoặc đầu buổi chiều ở chuồng phối và chuyển nái sang đẻ trước 7 - 10 ngày theo lịch dự kiến đẻ. Lợn có thẻ nái đầy đủ ở mỗi ô chuồng, cho uống nước tự do.
Thức ăn: dùng thức ăn 3030 của công ty De Heus
+ Lợn nái chửa trước ngày đẻ dự kiến 3 ngày: giảm tiêu chuẩn ăn xuống 0,5 kg/con/bữa.
+ Trước 3 ngày cai sữa: giảm 1 kg/con/ngày.
Đối với chuồng lợn nái mang thai, thao tác thường làm như: cho lợn nái ăn, dọn vệ sinh, kiểm tra lợn lên giống, phối giống cho lợn nái, theo dõi sức khỏe của nái...
Đối với chuồng đẻ thao tác thường làm là: gạt máng cho lợn nái ăn, làm công tác vệ sinh, đỡ đẻ, thao tác hộ lý lợn con sau sinh và chăm sóc nái đẻ, nái nuôi con...
Trong quy trình chăn nuôi, quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và khả năng sinh sản của lợn. Chính vì vậy cần cho lợn ăn đúng bữa và đủ lượng thức ăn theo từng giai đoạn của lợn, nhất là đối với lợn nái. Cần chú ý theo dõi thường xuyên để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời đối với nái và lợn con. Chuồng trại phải được vệ sinh thường xuyên sạch sẽ. Chuồng nuôi đảm bảo luôn khô ráo, thoáng mát, tránh gió lùa và đảm bảo giữ ấm cho lợn con.
3.3.5. Thức ăn và khẩu phần ăn của lợn nái
Lợn nái được cho ăn loại thức ăn và khối lượng thức ăn khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn lợn (chờ phối, giai đoạn chửa, nuôi con). Loại thức ăn và khối lượng cho ăn của lợn nái được trình bày ở Bảng 3.1
Bảng 3.1. Khẩu phần thức ăn cho lợn nái của công ty De Heus
Giai đoạn Trước phối Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3 Giai đoạn 4 Trước ngày đẻ dự kiến Ngày sinh
Trước cai sữa Ngày cai sữa
3.3.6 Lịch vệ sinh phòng bệnh của trại
Trại đã đề ra lịch vệ sinh chuồng trại và lịch này đã được thực hiện rất nghiêm túc (xem lịch tại Bảng 3.2)
Bảng 3.2. Lịch sát trùng chuồng trạiThứ Thứ Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7
3.3.7. Lịch phòng bệnh bằng vắc xin của trại
Tiêm phòng vacxin cho lợn là việc cần thiết làm đối với người nuôi lợn. Vắc xin giúp phòng chống một số bệnh ở heo, giúp cho người chăn nuôi ít gặp thiệt hại về kinh tế.tuy nhiên tiêm phòng vacxin cần theo lịch vacxin mới đạt hiệu quả
Bảng 3.3. Lịch phòng bệnh bằng vắc xin của trạiLoại Loại lợn Lợn nái hậu bị Lợn nái sinh sản
3.3.8. Phương pháp xử lý số liệu với công thức tính
Các số liệu thu thập được xử lý bằng công thức tính toán thường quy và trên phần mềm Excel.
- Tỷ lệ lợn mắc bệnh:
∑ số lợn mắc bệnh Tỷ lệ lợn mắc bệnh (%) = x 100 ∑ số lợn theo dõi
∑ số con khỏi bệnh Tỷ lệ lợn khỏi bệnh (%) = x 100 ∑ số con điều trị
Phần 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại trại
-Hiện nay, trung bình lợn nái của trại sản xuất được 2,3 - 2,5 lứa/năm Trại hoạt động vào mức khá theo đánh giá của công ty chăn nuôi Dehues Việt Nam.
- Tại trại, lợn con theo mẹ được nuôi đến 21 ngày tuổi, chậm nhất là 28 ngày thì tiến hành cai sữa và chuyển sang các trại lợn khác của công ty hoặc xuất bán.
- Đối tượng nuôi của trại là lợn nái sinh sản và lợn thương phẩm. Các giống lợn được nhập từ nước ngoài như Yorkshire, Landrace, Duroc.
- Cơ cấu đàn từ năm 2018 đến tháng 12/2020 được thể hiện ở bảng 4.1.
Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi tại trại từ năm 2019 đến tháng 6/2021
STT Chỉ tiêu khảo sát 1 Lợn đực giống 2 Lợn hậu bị 3 Lợn nái sinh sản 4 Lợn con Tổng
Số liệu bảng 4.1 cho thấy, cơ cấu đàn lợn có sự biến dộng không đồng đều qua các năm. Số lượng các loại lợn là khác nhau và có sự chênh lệch rõ rệt.
-Số lượng lợn hậu bị tăng dần qua các năm: Từ năm 2019 đến tháng 12/2021 tăng từ 112 llên 152 con Lợn có xu hướng tăng vì chủ trại muốn tăng cơ cấu đàn lợn nái sinh sản của trại lên và nhằm thay thế cho các lợn nái sinh sản không đủ tiêu chuẩn phải loại thải.
- Số lượng lợn nái sinh sản năm 2019 là 547 con, năm 2021 tăng lên 748 con. Đồng thời trại tiến hành loại thải những nái sinh sản kém bằng nái hậu bị để thay đổi cơ cấu đàn nái, trẻ hóa đàn nái nhằm tăng sản lượng và chất lượng đàn con. Từng lợn nái được theo dõi tỉ mỉ các số liệu liên quan của từng nái như: số tai, ngày phối giống, ngày đẻ dự kiến... được ghi trên thẻ gắn tại chuồng nuôi.
- Lợn con có số lượng nhiều nhất, năm 2019 với 14243 con, tháng 6/2021 là 15268
4.2. Kết quả thực hiện công việc chăm sóc, nuôi dưỡng lợn
Bảng 4.2. số lương hậu bị và lợn nái mang thai trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng qua 6 tháng thực tập
Qua bảng 4.2 cho thấy trong 6 tháng vừa qua em đã được tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng 748 nái chửa, 152 lợn hậu bị.
Đối với chuồng nuôi hậu bị, thao tác thường làm là cho lợn ăn theo khẩu phần ăn thích hợp, dọn dẹp vệ sinh, kiểm tra lợn động dục, theo dõi kiểm tra sức khỏe lợn
Đối với chuồng lợn nái mang thai, thao tác thường làm như:cho lợn nái ăn dọn dẹp vệ sinh, kiểm tra lợn lên giống, phối giống cho lợn nái, theo dõi sức khỏe của nái...
4.3. Thực hiện vệ sinh phòng bệnh tại trại
4.3.1. Kết quả thực hiện công việc vệ sinh chuồng trại
Trong suốt thời gian thực tập, bản thân em đã thực hiện tốt các công việc như:
- Hàng ngày, trước khi vào chuồng làm việc tất cả đều phải đi qua phòng sát trùng, tắm, mặc quần áo lao động, đi ủng trước khi vào chuồng.
- Dọn phân đầu buổi để hạn chế lợn nái nằm đè lên phân, sịt gầm mỗi ngày một lần.
Bên cạnh đó, em đã tích cực tham gia công tác vệ sinh chuồng trại theo lịch của trại đề ra, kết quả được trình bày ở Bảng 4.5
Bảng 4.3. Kết quả thực hiện vệ sinh, sát trùng tại trại
Công việc
Vệ sinh chuồng trại hàng ngày Phun sát trùng trong chuồng Rắc vôi đường đi trong chuồng Quét trong chuồng nuôi
Kết quả bảng 4.5 cho thấy, trong 6 tháng thực tập tại trại em đã hoàn thành những công việc được giao và nắm được quy trình vệ sinh sát trùng trong chăn nuôi, dùng sử dụng thuốc với liều lượng phù hợp.
Công tác vệ sinh trong chăn nuôi là một trong những khâu rất quan trọng. Nếu công tác vệ sinh được thực hiện tốt thì gia súc ít mắc bệnh, sinh trưởng và phát triển tốt, chi phí thuốc thú y thấp, làm cho hiệu quả chăn nuôi cao hơn.
4.4 .Thực hiện phòng bệnh bằng vắc xin
4.4.1. Kết quả thực hiện phòng bệnh bằng vắc xin tại trại
Bảng 4.4. Kết quả thực hiện phòng bệnh bằng vắc xin tại trại
Loại lợn Lợn nái hậu bị Lợn nái sinh sản
4.5. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn nái mang thai
4.5.1.Tình hình mắc bệnh của lợn nái mang thai
Để xác định được tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái tại trại. Bằng kiến thức đã học, cùng với sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật và quản lý trại hàng ngày em tiến hành theo dõi, quan sát về những biểu hiện của đàn lợn rồi tiến hành chẩn đoán và điều trị một số bệnh xảy ra tại trại sau:
* Bệnh viêm vú(MMA)
Do vi khuẩn gây nhiễm trùng bầu vú, thường do vi khuẩn e.coli gây ra trong nhiềm trường hợp chỉ có một hay hai tuyến vú bị ảnh hưởng. Viêm vú còn là hậu quả kế phát của viêm tủ cung
* Bệnh viêm tử cung
Dùng nhiệt kế thủy ngân để đo ở trực tràng lợn nái ngày 2 lần. Đo trong 3 phút (sáng 7 - 9 giờ, chiều 16 - 18 giờ).
- Triệu chứng:
+ Sốt nhẹ (40 - 41oC), giảm ăn hay bỏ ăn.
+ Dịch nhầy chảy ra từ âm hộ, lúc đầu màu trắng loãng đục hoặc phớt vàng.
- Chẩn đoán: lợn nái bị viêm tử cung.
- Điều trị:
+ Dufamox: 1 ml/10 kg P, 1 lần/ngày. + Oxytoxin: 0,1 ml/10 kg P, 1 lần/ngày. + Analgin: 1 ml/10 kg P, 1 lần/ngày. Điều trị 3 ngày liên tục.
* Bệnh viêm khớp
- Triệu chứng:
+ Lợn đi khập khiễng, khớp chân sưng lên, viêm tấy đỏ ở cổ chân, khớp bàn chân, sờ nắn vào có phản xạ đau.
- Chẩn đoán: lợn bị viêm khớp.
- Điều trị:
+ Dufamox: 1 ml/10 kg P, 1 lần/ngày. + Catosal: 1 ml/10 kg P, 1 lần/ngày. + Shotapen: 1ml/ 10 kg P, 1 lần/ngày.