Chúng tôi cam kết sẽ chỉ thu thập dữ liệu của các đối tượng vào mục đích nghiên cứu đề tài khoa học và không sử dụng vào mục đích cá nhân. Các thông tin của đối tượng nghiên cứu sẽ được lưu lại dưới dạng mã hóa và không làm ảnh hưởng đến danh tính mà đối tượng cung cấp. Chúng tôi sẽ không lợi dụng quá trình khảo sát để tìm hiểu về các vấn đề riêng tư mà đối tượng cá nhân không muốn tiết lộ hoặc sử dụng thông tin mà đối tượng nghiên cứu cung cấp nhằm lợi dụng, đe dọa đối tượng.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Thiết kế phiếu điều tra (Cách thức)
Khái niệm: Phiếu điều tra là một mẫu gồm tập các câu hỏi cần ứng viên trả lời. Theo Goode Hatt, “phiếu điều tra chính là một công cụ nhằm đảm bảo câu trả lời được đưa ra cho các câu hỏi cho trước bằng cách yêu cầu ứng viên tự mình điền vào mẫu có sẵn.”
Để thu thập dữ liệu từ ứng viên rải rác trên một phạm vi lớn.
Để thu thập dữ liệu theo mục tiêu nghiên cứu.
Để thành công trong việc thu thập dữ liệu chính xác và đáng tin cậy trong một khoảng thời gian ngắn.
Các yếu tố chính của thiết kế điều tra
Mẫu khảo sát: phải xác định mẫu như thế nào để đảm bảo độ tin cậy, phải có tiêu chuẩn. Phải hiểu bản chất vấn đề nghiên cứu thì mới chọn mẫu thử.
Phiếu câu hỏi: có bị dài quá, mất thời gian, có cân đối hay không? Đối tượng là ai? Họ có hiểu hết câu hỏi không?
Phương pháp thu thập dữ liệu: online, đi thu thập trực tiếp, gửi email. Nếu làm sai phương pháp thì có thể làm mất tính cấp thiết của đề tài do thời gian thu thập quá lâu.
Phương pháp phân tích (dự kiến trước): phải nghĩ mình sẽ phân tích hồi quy hay nhân tố khám phá, thông tin mình cần là gì, cần những biến số, nhân tố nào,.. Khi mình hình dung được thì quá trình xây dựng bảng hỏi mới trở nên khả thi và dễ dàng thực hiện hơn.
Phiếu điều tra
Lời giới thiệu: mục đích nghiên cứu, yêu cầu, việc bảo mật, địa chỉ liên hệ…
Các phần câu hỏi: bắt đầu những phần ít nhạy cảm và dễ trả lời nhất (giới tính, trường học, chuyên ngành...). Có thể chèn các câu hỏi mở ở giữa.
Cách thức xây dựng phiếu điều tra:
Bước 1: Xác định mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Đây là điều cần thiết mà người nghiên cứu cần biết để đảm bảo rằng tất cả các câu hỏi được đưa ra trong bảng hỏi phù hợp với mục tiêu nghiên cứu và giúp bạn trả lời được câu hỏi nghiên cứu đặt ra.
Bước 2: Xác định đối tượng khảo sát và mẫu khảo sát dự kiến
Đối tượng nghiên cứu là toàn sinh viên trên địa bàn Hà Nội.
Bên cạnh đó, việc thu thập dữ liệu từ tất cả của một (hoặc các) nhóm đối tượng trong xã hội là không thể, do đó người nghiên cứu cần xác định được số lượng người trong đối tượng khảo sát (mẫu đại diện) để có được dữ liệu đại diện. Mẫu đại diện này cần khả thi, trong khả năng khảo sát được và là mẫu tối thiểu có giá trị thống kê, phân
Bước 3: Xác định các cách thức thu thập số liệu
Có 2 kênh chính để thu thập dữ liệu sơ cấp bằng bảng hỏi là kênh trực tiếp và kênh gián tiếp.
Với kênh trực tiếp, bạn sẽ đến gặp đối tượng khảo sát và yêu cầu/nhờ họ trả lời bảng hỏi cho mình. Tuy nhiên trong thời kì dịch bệnh, sinh viên chưa được đến trường 100% nên cách này không khả thi.
Với kênh gián tiếp, bạn có thể gửi bảng hỏi online tới các đối tượng khảo sát qua tin nhắn, các group, fanpage hoặc các diễn đàn và yêu cầu/nhờ họ trả lời. Với cách này, bạn sẽ không phải mất công sức đi khảo sát trực tiếp, tuy nhiên tỉ lệ trả lời thường thấp và dữ liệu thu được có thể thiếu tin cậy do các yếu tố chủ quan hoặc khách quan (người trả lời hiểu sai câu hỏi, người trả lời không hiểu rõ câu hỏi nhưng không hỏi được bạn để giải thích, người trả lời làm vội và hiểu sai ý câu hỏi, …)
Bước 4: Xác định các câu hỏi trong bảng hỏi
Ta cần xác định các câu hỏi cần thiết trong bảng hỏi: Đâu là những câu hỏi cần thiết? Đó là những câu hỏi giúp bạn thu được những dữ liệu cần thiết để phục vụ thống kê, phân tích, hay chạy mô hình; từ đó trả lời được câu hỏi nghiên cứu và hoàn thành mục tiêu nghiên cứu. Các câu hỏi này có thể dựa trên các lí thuyết, các thang đo sử dụng trong các bài nghiên cứu trước đây, hoặc các câu hỏi do nhóm nghiên cứu đặt ra
Bước 5: Sắp xếp thứ tự các câu hỏi trong bảng hỏi
Sau khi đã xác định các câu hỏi, sắp xếp các câu hỏi theo thứ tự phù hợp. Ví dụ, những câu hỏi lọc đối tượng bắt buộc phải là những câu hỏi đặt trước những câu hỏi sâu; hay những câu hỏi chung và gợi mở cần đặt trước những câu hỏi đi sâu vào chi tiết. Việc sắp xếp thứ tự của các câu hỏi cần đạt được sự lôgic để cấu trúc của bảng hỏi hợp lí, tránh gây sự khó khăn và phức tạp cho người khảo sát.
Bước 6: Phỏng vấn thử và tham khảo ý kiến chuyên gia
Sau khi hoàn thiện bảng hỏi “sơ khai”, người nghiên cứu cần khảo sát thử với một số đối tượng nhất định nằm trong nhóm đối tượng mục tiêu để có thể phát hiện những lỗi chưa ổn, hay là câu hỏi đa nghĩa, khó hiểu, dễ bị hiểu sai.... để chỉnh sửa hoàn thiện bảng hỏi tốt nhất.
Thực hiện xong bước 6, người nghiên cứu cần có những sự điều chỉnh cần thiết để có một bảng hỏi tốt. Sự điều chỉnh này được thực hiện nhằm khắc phục các lỗi mà người khảo sát thử/các chuyên gia hoặc giảng viên đã góp ý. Một bảng hỏi tốt có thể mất nhiều lần phỏng vấn thử và điều chỉnh cho tới khi hoàn thiện.
Phát và thu phiếu điều tra
Do diễn biến căng thẳng của dịch bệnh Covid-19 nên việc phát và thu phiếu offline tới từng đối tượng khảo sát là không khả thi nên nhóm quyết định phát và thu phiếu theo hình thức online. Phiếu điều tra được thiết kế trên google form được phát tới các đối tượng khảo sát qua hình thức online: qua tin nhắn, group, fanpage.... người được khảo sát có thể trả lời thông qua các phiếu online và gửi cho người khảo sát.
4.2. Cài đặt phần mềm xử lý dữ liệu SPSS
Khái niệm: SPSS (Statistical Package for the Social Sciences) là một chương trình máy tính phục vụ công tác phân tích thống kê và được sử dụng rộng rãi trong công tác thống kê kinh tế - xã hội. SPSS có giao diện khá thân thiện với người dùng, dễ sử dụng bởi sử dụng chủ yếu các thao tác click chuột dựa trên các các công cụ mà rất ít dùng lệnh. Chính vì thế mà nó được nhiều người tin dùng.
Cài đặt SPSS trên máy tính là công đoạn đầu tiên trong việc sử dụng phần mềm SPSS trong công tác phân tích thống kê. Tuy nhiên với lý do hạn chế về công nghệ mà công đoạn cài đặt phần mềm SPSS khiến nhiều người dùng gặp trở ngại. Video dưới đây hướng dẫn chi tiết cách cài đặt phần mềm SPSS một cách dễ dàng.
Cách cài đặt phần mềm SPSS
Bước 1: Trước tiên các bạn cần Download phần mềm SPSS. Tùy theo máy tính của bạn dùng hệ điều hành 32bit hay 64 bit mà bạn có thể tải version về cho phù hợp.
Bước 2: Sau khi tải về, các bạn tiến hành giải nén bằng cách nhấn chuột phải vào tệp và chọn Extract Here, chúng ta sẽ được thư mục tương ứng.
Bước 3: Vào thư mục mà bạn vừa giải nén, các bạn nhấp đúp chay file
SPSS_Statistics_22_win64 để cài đặt chương trình (nhớ ngắt kết nối internet khi cài đặt nhé).
Bước 4: Sau khi phần mềm tự động giải nén, các bạn nhấn thực hiện các thao tác cài đặt SPSS như các hình sau đây.
Nhấn OK để kết thúc quá trình cài đặt SPSS trên máy tính
Sau khi hoàn tất việc cài đặt SPSS, chúng ta khởi động phần mềm và tiến hành sử dụng.
4.3. Mã hóa dữ liệu
Sau khi các đối tượng được khảo sát điền câu trả lời ở phiếu điều tra, tất cả các câu trả lời sẽ được trích xuất và lưu lại trong 1 file Excel. SPSS là công cụ vô cùng hữu ích trong quá trình làm nghiên cứu, khảo sát và thu thập số liệu. Để tiến hành phân tích dữ liệu trên SPSS, bắt buộc chúng ta phải nhập dữ liệu từ Excel vào SPSS. Thế nhưng, đối với người mới sử dụng công cụ SPSS đều gặp khó khăn trong khâu nhập dữ liệu. Dưới đây là một số lưu ý khi mã hóa dữ liệu từ Excel vào SPSS:
Trước khi đưa dữ liệu từ file Excel vào SPSS, chúng ta cần lọc số liệu khảo sát để loại bỏ các phiếu khảo sát trùng lặp hoặc các phiếu khảo sát thiếu thông tin
Khai báo các thông tin của từng cột dữ liệu (lưu ý: khi nhập thông tin vào, các thông tin phải viết không dấu). Việc khai báo để đảm bảo chúng ta không bị sai sót trong việc nhập và kiểm tra dữ liệu của từng ô
Vì phần mềm SPSS chỉ đọc được dữ liệu dưới dạng số, nên sau khi khai báo thông tin của từng cột dữ liệu, ta cần mã hóa các thông tin vừa khai báo chữ thành dạng số.
Sau khi mã hóa xong, lưu file Excel vào desktop. Mở phần mềm SPSS, Mở File > chọn Open > Chọn Data > Hộp thoại hiện lên > chọn file Excel > Nhấn Open > Hộp thoại hiện lên > Nhấn OK > Hoàn thành!
4.4. Thống kê mô tả4.4.1. Bảng khảo sát 4.4.1. Bảng khảo sát
Phần câu hỏi về thông tin cá nhân người được khảo sát (Tên trường, Sinh viên năm thứ mấy, Chuyên ngành, Giới tính, Độ tuổi)
Phần các câu hỏi về quan điểm (Các mức độ được đánh mức từ 1 đến 5, tương ứng với mức độ thuộc tính từ "hoàn toàn không đồng ý" đến "hoàn toàn đồng ý". Ví dụ: mức độ khó khăn trong việc tham gia lớp học online: mức 1: hoàn toàn không đồng ý , mức 2: không đồng ý , mức 3: bình thường, mức 4: đồng ý , mức 5: hoàn toàn đồng ý. Có 5 nhóm câu hỏi: Nhóm câu hỏi về Kỳ vọng hiệu quả, nhóm câu hỏi về Kỳ vọng dễ dàng, nhóm câu hỏi về Ảnh hưởng xã hội, Nhóm câu hỏi về Điều kiện thuận lợi, nhóm câu hỏi về Ý định sử dụng Zoom trong học trực tuyến.
4.4.2. Kết quả khảo sát
Giới tính của bạn là gì?
Hình 5. Biểu đồ thể hiện tên Giới tính của các sinh viên tham gia khảo sát.
Bạn là sinh viên năm thứ mấy trong trường?
Hình 6. Biểu đồ thể hiện năm học trong trường Đại học của các sinh viên tham gia khảo sát.
Trong 227 người tham gia trả lời khảo sát có: 19 sinh viên năm nhất (8,4%) , 70 sinh viên năm hai (30,8%), 107 sinh viên năm 3 (47,1%) , 25 sinh viên năm tư (11%) và còn lại6 bạn thuộc khóa khác (2,6%)
Hình 7. Biểu đồ thể hiện chuyên ngành mà các sinh viên tham gia khảo sát theo học.
Trong 227 người tham gia trả lời khảo sát có: 79 sinh viên theo học chuyên ngành liên quan đến Công nghệ thông tin (chiếm 34,8%), 35 sinh viên theo học chuyên ngành liên quan đến Tài chính (15,4%), 77 sinh viên theo học chuyên ngành liên quan đến Kinh tế (34,9%), 36 sinh viên còn lại theo học chuyên ngành liên quan đến những lĩnh vực khác.
4.5. Kết quả thống kê mô tả 4.5.1. Kì vọng hiệu quả 4.5.1. Kì vọng hiệu quả
Hình 8. Bảng Descriptive mô tả Kỳ vọng hiệu quả
+ Đầu tiên chúng ta thấy được những biến ở bảng đó là: KVHQ1, KVHQ2, KVHQ3, KVHQ4, với N=227 – Đây chính là số lượng mẫu của phiếu khảo sát của nhóm.
+ Tiếp theo chúng ta thấy được giá trị nhỏ nhất của biến KVHQ1, KVHQ2, KVHQ3, KVHQ4 đều là 1.
+ Tương tự ta có giá trị lớn nhất của cả 5 biến đều là 5.
+ Giá trị trung bình của các biến quan sát từ PC1 đến PC5 trong nhóm Kì vọng
hiệu quả đều nằm trong mức điểm từ 3.09 đến 3.37 trên thang đo trên thang đo Likert 5
mức độ. Như vậy, phần lớn các đáp viên tham gia trả lời bảng khảo sát đều thấy dễ dàng với các tiêu chí trong nhóm Kỳ vọng hiệu quả.
+ Độ lệch chuẩn của KVHQ1 đến KVHQ4 không chênh nhau nhiều và hầu hết đều nằm trong mức điểm trên trung bình của thang đo 5 mức độ. Nó được thể hiện qua công thức sau:
Giá trị khoảng cách = (max-min)/n = (5-1)/4 = 1
=> Điều này cho thấy rằng người tham gia khảo sát cảm thấy dễ dàng với Kỳ
vọng hiệu quả trong việc sử dụng Zoom trong việc học trực tuyến của sinh viên tại các trường đại học trên địa bàn Hà Nội.
Cụ thể, chúng ta có thể thấy được % mức bình chọn khảo sát được biểu thị qua lần lượt các biểu đồ dưới đây:
Hình 9. Biểu đồ thể hiện mức độ đồng ý với ý kiến Bạn cảm thấy sử dụng Zoom rất hữu ích cho việc học trực tuyến của mình của sinh viên tham gia khảo sát.
⇒ Biểu đồ trên cho thấy có 36,1% người chọn hoàn toàn đồng ý với ý kiến Bạn
cảm thấy sử dụng Zoom rất hữu ích cho việc học trực tuyến của mình: 41,9% cảm thấy
đồng ý; 16,3% chọn bình thường; 2,6% chọn không đồng ý và 3,1% chọn rất không đồng ý.
Hình 10. Biểu đồ thể hiện mức độ đồng ý với ý kiến Sử dụng Zoom trong học trực tuyến giúp bạn chủ động và tập trung học tập của sinh viên tham gia khảo sát.
=> Biểu đồ trên cho thấy có 30% người chọn hoàn toàn đồng ý với ý kiến Sử
dụng Zoom trong học trực tuyến giúp bạn chủ động và tập trung học tập: 41% chọn
đồng ý, 21,6% chọn bình thường, 4,8% chọn không đồng ý và 2,6% chọn rất không đồng ý.
Hình 11. Biểu đồ thể hiện mức độ đồng ý với ý kiến Sử dụng Zoom trong học trực tuyến giúp bạn tăng năng suất hiệu quả học tập của sinh viên tham gia khảo sát.
=> Biểu đồ trên cho thấy có 25,6% người chọn hoàn toàn đồng ý với ý kiến Sử
dụng Zoom trong học trực tuyến giúp bạn tăng năng suất hiệu quả học tập: 41% chọn
đồng ý, 24,7% chọn bình thường, 6,2% chọn không đồng ý và 2,6% chọn rất không đồng ý.
Hình 12. Biểu đồ thể hiện mức độ đồng ý với ý kiến Sử dụng Zoom giúp bạn tương tác với bạn bè nhiều hơn và thuận lợi trong việc làm bài tập nhóm của sinh viên
tham gia khảo sát.
=> Biểu đồ trên cho thấy có 25,1% người chọn hoàn toàn đồng ý với ý kiến Sử
dụng Zoom giúp bạn tương tác với bạn bè nhiều hơn và thuận lợi trong việc làm bài tập nhóm: 43,2% chọn đồng ý, 21,6% chọn bình thường, 7% chọn không đồng ý và
3,1% chọn rất không đồng ý.
4.5.2. Kỳ vọng dễ dàng
+ Đầu tiên chúng ta thấy được những biến ở bảng đó là: KVDD1, KVDD2, KVDD3, KVDD4 với N = 227 – đây chính là số lượng mẫu của phiếu khảo sát của nhóm.
+ Tiếp theo chúng ta thấy được giá trị nhỏ nhất của biến KVDD1, KVDD2, KVDD3, KVDD4 đều là 1.
+ Tương tự ta có giá trị lớn nhất của cả 4biến đều là 5.
+ Giá trị trung bình của các biến quan sát từ PC1 đến PC5 trong nhóm Kỳ vọng dễ dàng đều nằm trong mức điểm từ 2.98 đến 3.61 trên thang đo trên thang đo Likert 5
mức độ. Như vậy, phần lớn các đáp viên tham gia trả lời bảng khảo sát đều chọn mức