Kết quả của quá trình phân tích hồi quy đa biến

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN (ZOOM) TRONG VIỆC HỌC TRỰC TUYẾN CỦA SINH VIÊN TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI (Trang 76)

Trong bảng Coefficients, chúng ta có hai giá trị hồi quy là B (chưa chuẩn hóa) và Beta (đã chuẩn hóa). Mỗi hệ số hồi quy này sẽ có các vai trò khác nhau trong phương trình hồi quy thông qua các hàm quản trị.

B - Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa

Đây là hệ số hồi quy phổ biến để viết phương trình hồi quy. Không xác định được thứ tự tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc thông qua hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa bởi không có sự đồng nhất về đơn vị của các biến độc lập hoặc đơn vị có sự đồng nhất thì độ lệch chuẩn các biến là khác nhau. Dạng của phương trình hồi quy chưa chuẩn hóa:

Y = B0 + B1X1 + … +BiXi

Từ cột chứa giá trị B trong bảng Coefficients, ta có phương trình hồi quy chưa chuẩn hóa:

Y = 0.516+0.151*KV+0.396*AHXH+0.236*DKTL

Diễn giải: Khi biến KV tăng lên 1 đơn vị trong điều kiện các biến còn lại không có sự thay đổi thì biến YDSD tăng lên 0,151 đơn vị, khi biến AHXH tăng lên 1 đơn vị trong điều kiện các biến còn lại không có sự thay đổi thì biến YDSD tăng lên 0,396 đơn vị, khi biến DKTL tăng lên 1 đơn vị trong điều kiện các biến còn lại không có sự thay đổi thì biến YDSD tăng lên 0,236 đơn vị.

Beta - Hệ số hồi quy chuẩn hóa

Tương tự, ta có phương trình hồi quy chưa chuẩn hóa:

Y = 0,131*KV+0,333*AHXH+0,211*DKTL

Tác động đến ý định sử dụng hệ thống thông tin (ZOOM) trong việc học trực tuyến của sinh viên tại các trường đại học trên địa bàn HN = 0,131*Kỳ vọng + 0,333*Ảnh hưởng xã hội + 0,211*Điều kiện thuận lợi.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

5.1.1. Kết luận chung về kết quả khảo sát

Theo số liệu thống kê, nhóm đã thực hiện khảo sát 227 sinh viên đang theo học tại các trường đại học trên địa bàn Hà Nội. Sau khi tiến hành điều tra bảng hỏi và phân tích dữ liệu bằng phần mềm chạy SPSS, nhóm nghiên cứu đã rút ra những kết quả sau:

 Tất cả sinh viên tham gia khảo sát đều đã hoặc đang tham gia sử dụng hệ thống thông tin (Zoom) trong việc học trực tuyến.

 Từ kết quả khảo sát sát cho thấy sinh viên năm 3 có ý định sử dụng hệ thống thông tin

(Zoom) nhiều nhất với 107/227 sinh viên tham gia khảo sát chiếm 47,1%; và sinh viên khối ngành liên quan đến CNTT có ý định sử dụng hệ thống thông tin cao nhất chiếm 34,8% tương đương với 79/227 sinh viên.

 Tất cả các nhân tố đều ảnh hưởng ít nhiều đến ý định sử dụng hệ thống thông tin (Zoom) trong việc học trực tuyến của sinh viên tại các trường đại học trên địa bàn Hà Nội.

 Nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất đến ý định sử dụng hệ thống thông tin (Zoom) trong việc học trực tuyến của sinh viên tại các trường đại học trên địa bàn Hà Nội là các yếu tố liên quan đến Ảnh hưởng xã hội.

 Nhân tố ảnh hưởng ít nhất đến ý định sử dụng hệ thống thông tin (Zoom) trong việc học trực tuyến của sinh viên tại các trường đại học trên địa bàn Hà Nội là các yếu tố liên quan đến Kỳ vọng.

Nhóm nghiên cứu đã hoàn thành mục tiêu nghiên cứu: xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống thông tin (Zoom) trong việc học trực tuyến của sinh viên tại các trường đại học trên địa bàn Hà Nội. Các yếu tố liên quan đến Ảnh hưởng xã hội là nhân tố có ảnh hưởng nhiều nhất, những yếu tố khác có mức ảnh hưởng thấp hơn nhưng cũng góp phần tác động đến sinh viên.

5.1.2. Những đóng góp của đề tài

Quán triệt mục tiêu nghiên cứu, trên cơ sở vận dụng tổng hợp phương pháp nghiên cứu, đi từ lý thuyết đến thực tiễn, kết quả nghiên cứu của nhóm đã có những đóng góp nhất định:

 Thứ nhất, đánh giá mức ảnh hưởng của các nhân tố đến ý định sử dụng hệ thống thông tin (Zoom) trong việc học trực tuyến của sinh viên tại các trường đại học trên địa bàn Hà Nội. Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng và thông quan kỹ thuật điều tra bằng bảng hỏi với kích thước mẫu là 227. Qua nghiên cứu, ta nhận thấy, đối với sinh viên các trường Đại học tại Hà Nội, ảnh hưởng mang tính chất quyết định nhất tới sinh viên trong ý định sử dụng hệ thống thông tin (Zoom) là nhân tố Ảnh hưởng xã hội, tiếp đến là nhân tố Điều kiện thuận lợi và cuối cùng là nhân tố Kỳ vọng.

 Thứ hai, kết quả của nghiên cứu này đã cung cấp dữ liệu và kết quả phân tích dựa trên cảm nhận người dùng, hỗ trợ các bên liên quan trong quá trình sử dụng, phát triển và hoàn thiện hệ thống. Đồng thời, nghiên cứu còn có thể là một nguồn tham khảo phục vụ cho các nghiên cứu khác trong tương lai khai thác ý định sử dụng hệ thống thông tin (Zoom) trong việc học trực tuyến hoặc các nghiên cứu có liên quan đến lĩnh vực này.

5.1.3. Những hạn chế của đề tài:

Mặc dù đã đạt được mục đích nghiên cứu đề ra, nghiên cứu vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định. Thứ nhất, với cỡ mẫu 227 tuy đạt yêu cầu về mặt thống kê, nhưng nghiên cứu mới thực hiện tại các trường đại học trên địa bàn Hà Nội nên khả năng khái quát hóa của nghiên cứu có thể bị hạn chế. Thứ hai, nghiên cứu mới đề cập đến các nhân tố của động lực và chưa tìm hiểu về các nhân tố về chuẩn mực xã hội và khách quan, do đó cần bổ sung và mở rộng các biến của mô hình trong các nghiên cứu tiếp

theo để có thể giải thích rõ hơn, phân tích sâu hơn; từ đó, đề xuất ra các giải pháp mang tính thiết thực về ý định sử dụng hệ thống thông tin (Zoom) trong học trực tuyến của sinh viên.

Do chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc khảo sát và không đủ thời gian và cơ sở vật chất, nhóm chưa thể tiếp cận hết đến mọi đối tượng, đồng thời cũng có những sai sót, chưa chặt chẽ trong quá trình nghiên cứu. Bên cạnh đó, do điều tra bằng phương pháp trực tuyến là điền phiếu Google Form, vì vậy nên có thể nhiều phiếu được điền thông tin chưa chính xác, điền ngẫu nhiên để đáp ứng đủ số lượng mà không đáp ứng được chất lượng.

5.2. Kiến nghị

Từ những kết quả mà nhóm đã thu được, dưới đây là một số kiến nghị với từng nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống thông tin (Zoom) của sinh viên.

5.2.1. Nhân tố “Ảnh hưởng xã hội”

Trong các nhân tố, nhân tố “Ảnh hưởng xã hội” có tác động nhiều nhất đến ý định sử dụng hệ thống thông tin (Zoom) của sinh viên, bởi trước khi sử dụng một phần mềm nào đó mọi người thường có thói quen tham khảo ý kiến từ những người xung quanh để từ đó đưa ra các lựa chọn phù hợp. Đây là vài kiến nghị mà nhóm đưa ra cho nhân tố này:

Thứ nhất, bản thân sinh viên tìm hiểu kỹ về phần mềm sẽ dùng để học. Việc học trực tuyến không chỉ là đăng nhập vào nhóm, đúng giờ là ngồi học. Sinh viên dùng hãy lưu ý đọc kỹ hướng dẫn sử dụng hệ thống phần mềm, nếu có thắc mắc gì thì hãy hỏi mọi người, hỏi giảng viên (là người lựa chọn và sử dụng phần mềm giảng dạy) để được giải đáp ngay. Khi bạn hiểu cách sử dụng, bạn sẽ biết tận dụng tối đã các tính năng của phần mềm, tăng hiệu quả học tập.

Thứ hai, nâng cao nhận thức của phụ huynh về tầm quan trọng của việc học trực tuyến cùng sự đáp ứng cho việc học trực tuyến đó là hệ thống thông tin Zoom.

Thứ ba, từ phía nhà trường: khuyến khích sinh viên sử dụng hệ thống Zoom vào học tập ngoài giờ, có các chính sách để giúp đỡ cả sinh viên và giảng viên thích ứng và phát huy hết hiệu quả giảng dạy trên Zoom như đề xuất tương tác, sử dụng các tính năng chia phòng, …

Thứ tư, từ phía giảng viên: sẵn sàng giúp đỡ sinh viên khi sv gặp khó khăn trong việc tiếp cận Zoom để học trực tuyến, truyền đạt các kiến thức một cách sinh động thông

qua các hiệu ứng hay tính năng của Zoom, phổ cập các kiến thức liên quan đến hệ thống để sinh viên nắm rõ…

5.2.2. Nhân tố “Điều kiện thuận lợi”:

Trong các nhân tố, nhân tố “Điều kiện thuận lợi” có tác động nhiều thứ hai sau “Ảnh hưởng xã hội” đến ý định sử dụng hệ thống thông tin (Zoom) của sinh viên. Nhóm chúng em đã xem xét và có vài kiến nghị sau:

Linh hoạt về thời gian và địa điểm học tập: Khi học trực tuyến, sinh viên có thể thoải mái tham gia các lớp học ngay tại nhà với khung thời gian linh hoạt cùng với sự tạo điều kiện từ phía gia đình. Học trực tuyến vào mùa dịch cũng cho phép các trường tiếp cận với mạng lưới học sinh, sinh viên trên diện rộng hơn, thay vì bị giới hạn bởi ranh giới địa lý. Ngoài ra, các bài giảng trực tuyến có thể được ghi lại, lưu trữ và chia sẻ để tham khảo trong nội bộ. Ghi lại bài giảng cho phép học sinh, sinh viên truy cập tài liệu học tập

Cần có sự đồng hành của phụ huynh, cung cấp đầy đủ các nền tảng công nghệ thông tin, đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu học của con cái, điều kiện gia đình ko cho phép thì nhà nước nên có các chính sách giúp đỡ để có các thiết bị kết nối học trực tuyến

Sinh viên chủ động nâng cao kiến thức về tin học, kỹ năng an toàn thông tin, kỹ năng khai thác, kỹ năng xử lý sự cố đơn giản thường gặp và sử dụng hiệu quả các ứng dụng phục vụ hoạt động học tập thích ứng với việc học trực tuyến.

5.2.3. Nhân tố “Kỳ vọng”

Liên quan đến bản thân sinh viên:

 Nhận thức được sự cần thiết của việc học trực tuyến và từ đó sẽ tăng ý định sử dụng các hệ thống thông tin không chỉ là Zoom.

 Nhận thức được nhu cầu tri thức và nhu cầu học tập liên quan chặt chẽ đến nhau và nhận thức được phải thích nghi với hoàn cảnh để phát triển 2 nhu cầu trên (thích nghi ở đây là chuyển đổi từ hình hình thức học truyền thống sang hình thức học trực tuyến với các hệ thống thông tin như Zoom hỗ trợ).

 Cùng tương tác với thầy cô và bạn bè trong quá trình học tập: trong quá trình học online, việc trao đổi nhóm, học tập nhóm hoàn toàn có thể thực hiện được dễ dàng. Các phần mềm học trực tuyến hiện này đều có tính năng hỗ trợ giúp các học viên trong cùng khóa học có thể liên lạc, cùng trao đổi và thảo luận với nhau.

Liên quan đến chất lượng hệ thống thông tin Zoom: Nâng cao bảo mật dữ liệu, đảm bảo hệ thống đáp ứng lượng truy cập lớn, dễ dàng theo dõi, đánh giá và điều chỉnh quá trình một cách hiệu quả, cung cấp các thông tin chính xác và đầy đủ, tổng hợp, phân tích

tình hình đúng đắn, kịp thời, tạo cơ sở chặt chẽ và nghiêm túc cho việc đào tạo trực tuyến qua phần mềm Zoom, có hiệu lực và hiệu quả.

TÀI LIỆU THAM KHẢO/REFERENCES

[1] Hoàng Phê (Chủ biên) và các cộng sự , Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng , 2003. [2] B. Hien, Từ điển Giáo dục học, NXB Từ điển bách khoa, 2001.

[3] Quốc Hội, Luật Giáo dục Đại học, NXB Chính trị Quốc gia- Sự thật, 2012.

[4] Joseph Valacich and Christoph Schneider. "Excerpted from Information Systems Today - Managing in the Digital World". 4th edition, Prentice-Hall, 2010.

[5] Tillman and Maggie."What is Zoom and how does it work? Plus tip and tricks",

Pocket-lint, 2020.

[6] Osborne and Charlie. "Zoom security: Your meetings will be safe and secure if you do these 10 things". ZDNet, 2020.

[7] Nguyễn Thị Hoa. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HIỆU QUẢ VIỆC HỌC TRỰC TUYẾN CỦA SINH VIÊN KHOA QUỐC TẾ, ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN, Tp.Thái Nguyên: Khoa quốc tế - Đại học Thái Nguyên, 2021.

[8] Hoàng Đàm Lương Thúy và Hoàng Trọng Trường. “Kết hợp thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) và mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) vào đề xuất khung phân tích hành vi học tập trực tuyến tại Việt Nam trong đại dịch Covid-19”, Tạp

chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN, 2020.

[9] V.Trinh. "Some issues related to E-learning" Ho Chi Minh city, Journal of ScienceUniversity of Education, pp. vol.40, no. 86, pp. 86-90, 2012.

[10] R. Tavallee, S. Shokouhyar, and F. Samadi, in "The combined theory of planned behavior and technology acceptance model of mobile learning at Tehran universities", International Journal of Mobile Learning and Organization, pp.

vol. 11, no. 2, pp. 176-206, 2017.

[11] Lê Hải Nam, Trần Yến Nhi, Nghiên cứu sự hài lòng của người học đối với hình thức học tập trực tuyến (E-learning): trường hợp sinh viên ngành kinh tế tại Hồ Chí Minh. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 2021.

[12] D. Serhan, in “Transitioning from Face-to-Face to remote Learning:

Students’Attitudes and Perceptions of using Zoom during Covid-19 Pandemic” ,

International Journal of Technology in Education and Science, pp. 4(4), pp. 335-

342, 2020.

[13] Archibald, M. M., Ambagtsheer, R. C., Casey, M. G., & Lawless, M., in "Using Zoom video conferencing for qualitative data collection: perceptions and experiences of researchers and participants", International of Qualitative

Methods, 2019.

[14] GS.TS Đinh Văn Sơn (2015). Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học , NXB Thống Kê, Hà Nội.

PHỤ LỤC (BẢNG KHẢO SÁT)

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN (ZOOM) TRONG VIỆC HỌC TRỰC TUYẾN CỦA SINH VIÊN TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI.

Phần 1:

 Giới tính của bạn là gì?  Nam

 Nữ

 Tên trường bạn đang theo học là gì?

 Bạn là sinh viên năm thứ mấy trong trường?  Năm 1

 Năm 2  Năm 3  Năm 4  Khác

 Chuyên ngành bạn đang theo học là gì?  Liên quan đến CNTT

 Liên quan đến Tài chính  Liên quan đến Kinh tế  Khác

Phần 2:

Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng HTTT (ZOOM) trong việc học trực tuyến của sinh viên. Đánh giá theo quy ước: 1-hoàn toàn không đồng ý, 2-không đồng ý, 3-bình thường, 4-đồng ý, 5-hoàn toàn đồng ý.

 Kỳ vọng hiệu quả

 Bạn cảm thấy sử dụng Zoom hữu ích cho việc học trực tuyến của mình.

 Sử dụng Zoom trong học trực tuyến giúp bạn chủ động và tập trung học tập.

 Sử dụng Zoom trong học trực tuyến giúp bạn tăng năng suất hiệu quả học tập.

 Sử dụng Zoom giúp bạn tương tác với bạn bè nhiều hơn và thuận lợi trong việc làm bài tập nhóm.

 Kỳ vọng dễ dàng

 Bạn dễ dàng học cách sử dụng Zoom để tham gia vào các lớp học trực tuyến.

 Bạn thấy việc giao tiếp và tương tác với giảng viên thông qua Zoom là dễ dàng và dễ hiểu.

 Bạn dễ dàng gỡ bỏ cài đặt Zoom hay cập nhật phiên bản mới trên thiết bị của mình.

 Bạn thấy việc sử dụng thành thạo Zoom trong học trực tuyến là dễ dàng.  Ảnh hưởng xã hội

 Nhà trường khuyến khích bạn sử dụng Zoom để học trực tuyến.

 Giảng viên rất sẵn sàng giúp đỡ bạn trong việc sử dụng Zoom để học trực tuyến.

 Những người có ảnh hưởng đến bạn (bạn bè, đồng nghiệp, anh chị khóa trước,...) nghĩ rằng tôi nên sử dụng Zoom để học trực tuyến.

 Những người quan trọng với bạn (gia đình, người thân,...) nghĩ rằng bạn nên sử dụng Zoom để học trực tuyến.

 Điều kiện thuận lợi

 Bạn có đầy đủ điều kiện về nền tảng CNTT (thiết bị di động, máy tính, mạng Internet,...) để đáp ứng việc tham gia vào lớp học trực tuyến trên Zoom.

 Bạn có đủ kiến thức (cách truy cập, cách sử dụng, cách kiểm soát thông tin,...) để tham gia vào lớp học trực tuyến trên Zoom.

 Bạn có thể kết hợp sử dụng Zoom cùng các hệ thống khác để học trực tuyến. Luôn có nhân viên hoặc đội ngũ sẵn sàng hỗ trợ khi bạn gặp khó khăn bất ngờ hoặc các sự cố về hệ thống.

 Ý định sử dụng Zoom trong học trực tuyến

 Trong tương lai, bạn vẫn tiếp tục sử dụng Zoom trong học trực tuyến.

 Bạn sẽ giới thiệu Zoom cho bạn bè, người thân, đồng nghiệp,... sử dụng.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN (ZOOM) TRONG VIỆC HỌC TRỰC TUYẾN CỦA SINH VIÊN TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)