Hoạt tính gây độc tế bào ung thư của các hợp chất phân lập được từ loài R.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của hai loài hải miên Rhabdastrella globostellata và Aaptos aaptos ở Việt Nam. (Trang 114 - 115)

định được cấu trúc của 12 hợp chất (RG1-RG12), trong đó, 7 hợp chất mới (RG1-

RG6 và RG11) được đặt tên là: rhabdaglostelone A-C (RG1-RG3), rhabdastrenone

A-C (RG4-RG6), rhabdastrenone D (RG11), 4 hợp chất đã biết: rabdastrellin G (RG7), isogeiditin A (RG8), stellinferin A (RG9), 13-(E)- isogeiditin A (RG10) và 1 hợp chất lần đầu tiên phân lập từ thiên nhiên: 2,3-dihydro-3-hydroxy-2- methylinden-1-one (RG12). Các hợp chất RG1-RG10 đều thuộc bộ khung isomalabaricane, lớp chất đặc trưng của giống Rhabdastrella.

• Hợp chất mới RG1-RG3 với sự đóng vòng tạo liên kết C-C giữa C-12 và C- 16 tạo nên hệ 6/6/5/5 tetracyclic thay vì hệ 6/6/5 tricyclic thường tìm thấy từ các loài hải miên thuộc giống Rhabdastrella. Do đó, cấu trúc RG1-RG3 lần đầu tiên được tìm thấy từ hải miên giống Rhabdastrella. Hơn nữa, hợp chất RG1 và RG2 là hai đồng phân lập thể, chúng khác nhau ở cấu hình tại C-16. Điều này được chứng minh bởi các tương tác trên phổ NOESY và phổ CD. Ngoài ra, hợp chất RG3 còn có sự hiện diện của 1 vòng năm cạnh bởi sự đóng vòng qua liên kết trực tiếp giữa C-16 và C- 23.

• Hợp chất RG4-RG10 là các hợp chất isomalabaricane có phần nhánh là chuỗi polyene liên hợp dạng thẳng, trong đó, các hợp chất RG4-RG6 là các hợp

chất mới, được hình thành bởi sự cắt mạch hay sự hydro hóa nối đôi. Các hợp chất

RG7-RG10 là các hợp chất đã biết, trong đó, RG7, RG8 và RG10 đã được công bố

từ giống Rhabdastrella, hợp chất RG9 lần đầu tiên phát hiện từ giống

Rhabdastrella.

3.1.2. Hoạt tính gây độc tế bào ung thư của các hợp chất phân lập được từ loài R.globostellata globostellata

Kết quả thử hoạt tính 12 hợp chất phân lập được từ loài R. globostellata cho thấy hợp chất RG8 thể hiện hoạt tính gây độc tế bào mạnh trên các dòng tế bào ung thư LU1, MCF7, HepG2 và SKMel2 với giá trị IC50 lần lượt là 10,21±1,68, 7,53±0,70, 10,18±1,60, 9,93±0,95 µM. Các hợp chất RG1-RG2, RG4-RG7 và

RG9 thể hiện hoạt tính trung bình với giá trị IC50 12,91-84,82 µM. Các hợp chất

còn lại không thể hiện hoạt tính đối với các dòng tế bào ung thư thử nghiệm (IC50>100 µM).

Từ kết quả trên, nhận thấy 3 hợp chất RG1-RG3 đều có cấu trúc isomalabaricane hệ 6/6/5/5 tetracyclic nhưng 2 hợp chất RG1 và RG2 thể hiện hoạt tính gây độc tế bào trên các dòng tế bào ung thư thử nghiệm, trong khi hợp chất

RG3 không thể hiện hoạt tính (IC50 > 100 µM). Điều này gợi ý rằng, sự xuất hiện

thêm vòng năm cạnh được tạo nên bởi sự đóng vòng qua liên kết trực tiếp giữa C- 16 và C-23 ở hợp chất RG3 làm giảm hoạt tính. Bên cạnh đó, hợp chất RG8 (cấu

hình 13Z) thể hiện hoạt tính mạnh trong khi đồng phân 13E (RG10) không thể hiện hoạt tính. Điều này cho thấy, các đồng phân 13Z thể hiện hoạt tính mạnh hơn các đồng phân 13E. Nhận định trên hoàn toàn phù hợp với một nghiên cứu trước đây về hoạt tính gây độc tế bào của hai hợp chất này. Cụ thể, nghiên cứu đó chỉ ra rằng hợp chất RG8 (cấu hình 13Z) thể hiện hoạt tính mạnh trên các dòng ung thư HL-60, PC- 3MIE8 và Hela với giá trị IC50 lần lượt là 0,13, 0,07 và 0,35 µg/mL, trong khi hợp chất RG10 (cấu hình 13E) không thể hiện hoạt tính (IC50 >5 µg/mL) [4].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của hai loài hải miên Rhabdastrella globostellata và Aaptos aaptos ở Việt Nam. (Trang 114 - 115)