Thông tin về bộ phận thực tập ( phòng Thư ký)

Một phần của tài liệu KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG MARKETING MARCOM PROPOSAL _ CÔNG TY TNHH NESTLÉ VIỆT NAM_NESCAFÉ (Trang 30 - 34)

VI. DỰ KIẾN NGÂN SÁCH VÀ ĐO LƯỜNG KẾT QUẢ

2. Thông tin về bộ phận thực tập ( phòng Thư ký)

2.1. Chức năng, nhiệm vụ, chuyên môn chính của bộ phận thực tập

a) Chức năng, chuyên môn chính của thư ký tòa

Tòa án là người có trình độ cử nhân luật trở lên được Tòa án tuyển dụng, được đào tạo nghiệp vụ Thư ký Tòa án và bổ nhiệm vào ngạch Thư ký Tòa án”. Như vậy có thể thấy thư ký tòa án là người có học thức và được quy định cụ thể là trình độ cử nhân Luật trở lên và được tuyển dụng theo quy định của pháp luật.

Thư ký Toà án có nhiệm vụ ghi chép, tống đạt văn bản tố tụng, nhận, giữ, sắp xếp, chuyển hồ sơ; hướng dẫn, phổ biến cho đương sự; và làm những công việc khác đảm bảo cho Thẩm phán Toà án thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Thư ký Toà án còn là người giúp việc cho Thẩm phán để thực hiện những tác nghiệp trong quá trình giải quyết vụ án. Thư ký Toà án phải chịu sự giám sát, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn của Thẩm phán nhằm thực hiện đúng các quy định của pháp luật.

Thư ký Tòa án là người tiến hành tố tụng, do Chánh án Tòa án phân công để giúp việc cho Thẩm phán và Hội đồng xét xử trong quá trình giải quyết vụ án. Do đó, trong quá trình tiến hành tố tụng, Thư ký Tòa án phải tuân thủ các quy định của pháp luật tố tụng, sự điều hành của Thẩm phán và Hội đồng xét xử.

b) Nhiệm vụ của Thư ký Tòa án

(1) Nhiệm vụ chung : Thư ký Tòa án có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây theo Luật tổ chức tòa án:

– Làm Thư ký phiên tòa, tiến hành các hoạt động tố tụng theo quy định của luật tố tụng;

– Thực hiện nhiệm vụ hành chính, tư pháp và nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chánh án Tòa án.

– Thư ký Tòa án chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Chánh án Tòa án về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

(2) Nhiệm vụ của Thư ký Tòa án trong quá trình xét xử vụ án

Nhiệm vụ của Thư ký Tòa án trong quá trình xét xử vụ án hình sự được quy định cụ thể tại điều 47 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 như sau:

“ Điều 47. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thư ký Tòa án

những nhiệm vụ, quyền hạn:

a) Kiểm tra sự có mặt của những người được Tòa án triệu tập; nếu có người vắng mặt thì phải nêu lý do;

b) Phổ biến nội quy phiên tòa;

c) Báo cáo Hội đồng xét xử danh sách những người được triệu tập đến phiên tòa và những người vắng mặt;

d) Ghi biên bản phiên tòa;

đ) Tiến hành hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo sự phân công của Chánh án Tòa án.

2. Thư ký Tòa án phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Chánh án Tòa án về hành vi của mình.”

Đối với vụ án dân sự, vụ án hành chính thì nhiệm vụ của Thư ký Tòa án được quy định tại Điều 51 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và Căn cứ theo điều 41 của Luật tố tụng hành chính năm 2015 thì nhiệm vụ Thư ký tòa án bao gồm:

“ 1. Chuẩn bị các công tác nghiệp vụ cần thiết trước khi khai mạc phiên tòa. 2. Phổ biến nội quy phiên tòa.

3. Kiểm tra và báo cáo với Hội đồng xét xử danh sách những người được triệu tập đến phiên tòa.

4. Ghi biên bản phiên tòa, phiên họp, biên bản lấy lời khai của người tham gia tố tụng.

5. Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của Bộ luật này.”

Căn cứ vào các quy định cụ thể của các Bộ luật TTHS năm 2015, Bộ luật TTDS năm 2015; Luật tố tụng hành chính năm 2015 và thực tế vào chức năng, nhiệm vụ của Thư ký Tòa án là thực hiện các hoạt động nghiệp vụ theo sự phân công của Chánh án Tòa án, giúp Chánh án thực hiện nhiệm vụ tổ chức công tác xét xử, từ việc tiếp nhận, xử lý đơn khởi kiện, đơn yêu cầu, đơn khiếu nại, tố cáo, tiếp nhận, chuyển giao, bảo quản hồ sơ các vụ án, tống đạt giấy tờ, chuẩn bị các công tác bảo đảm cho việc mở các phiên tòa, giúp việc cho Thẩm phán trong quá trình tiến hành tố tụng đối với vụ án, từ khi được Chánh án phân công tiến hành tố tụng

các hoạt động nghiệp vụ khác.

Bên cạnh đó, Thư ký tòa án sẽ thực hiện các hoạt động nghiệp vụ hành chính – tư pháp theo sự phân công của Chánh án và tiến hành tố tụng với vai trò là người giúp việc cho Thẩm phán và Hội đồng xét xử trong giải quyết vụ án. Với tư cách là người tiến hành tố tụng, Thư ký Tòa án là người phải thực hiện nhiều hoạt động tố tụng, từ quá trình thu thập xác minh chứng cứ, xây dựng hồ sơ vụ án, hoà giải (đối với vụ án dân sự), chuẩn bị xét xử, làm thư ký phiên tòa và thực hiện các thủ tục sau phiên tòa.

2.2. Cơ cấu tổ chức của bộ phận thực tập

Cơ cấu tổ chức ban thư ký của tòa án nhân dân quận Hà Đông gồm:

BAN THƯ KÝ

PHÒNG TỔNG HỢP PHÒNG NGHIỆP VỤ PHÒNG NGHIỆP HS -LĐ-HC- KDTM VỤ DÂN SỰ

PHẦN II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TẠI CƠ SỞ THỰC TẬP

1.Thực trạng hoạt động chung của đơn vị thực tập

Tòa án nhân dân quận Hà Đông là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Bằng hoạt động của mình, Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.

xét xử theo thủ tục rút gọn. Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm. Tòa án nhân dân xét xử công khai. Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật đời tư theo yêu cấu chính đáng của đương sự, Tòa án nhân dân có thể xét xử kín. Tòa án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn. Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm. Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm. Quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự được bảo đảm.

Một phần của tài liệu KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG MARKETING MARCOM PROPOSAL _ CÔNG TY TNHH NESTLÉ VIỆT NAM_NESCAFÉ (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)