VI. DỰ KIẾN NGÂN SÁCH VÀ ĐO LƯỜNG KẾT QUẢ
2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại từ thực tiễn tại tòa án nhân dân quận Hà Đông; đồng thời đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả trong công tác giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại theo pháp luật Việt Nam.
2.2 Phạm vi nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích quy định của pháp luật về thẩm quyền giải quyết và trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại, đề tài tập trung chủ yếu vào việc phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại tòa án nhân dân, phân tích thẩm quyền giải quyết kinh doanh thương mại tại tòa án, phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại qua số liệu thống kê các vụ tranh chấp kinh doanh thương mại được giải quyết của tòa án nhân dân quận Hà Đông trong những năm gần đây.
3.1 Mục đích nghiên cứu.
- Thông qua đề tài nghiên cứu để mô tả bức tranh cụ thể về thực trạng cũng như việc áp dụng pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại tòa án nhân dân.Đồng thời làm rõ những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng con đường tòa án.
- Nêu ra một số kiến nghị khắc phục, nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại tòa án nhân dân nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế trong thời kì hội nhập và tự do hóa nền kinh tế.
3.2 Mục tiêu nghiên cứu.
- Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là làm sáng tỏ những vấn đề thực tiễn, nắm rõ các đặc điểm của hình thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại tòa án. - Biết được trình tự giải quyết các vụ án tranh chấp kinh doanh thương mại theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam.
- Phân tích được ưu điểm, hạn chế, thực tiễn thực trạng về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại tòa án nhân dân.