VI. DỰ KIẾN NGÂN SÁCH VÀ ĐO LƯỜNG KẾT QUẢ
3. Thuận lợi, khó khăn tại cơ sở thực tập
3.1. Thuận lợi
(1) Học hỏi kinh nghiệm từ các cô chú, anh chị cán bộ trong Tòa ; theo chân các anh chị đi đến các bộ phận, các tòa khác để phụ giúp.
(2) Được tham gia vào một môi trường công việc mới đòi hỏi sự nghiêm túc, nhiệt huyết, chăm chỉ, ham học hỏi, có tư duy tốt, nhanh nhẹn, hoạt bát.
(3) Được tham gia vào các phiên tòa xét xử: Hình sự, Dân sự, Hôn nhân gia đình để nắm vững thủ tục tố tụng đối với từng loại án; học hỏi cách thức thẩm vấn của Hội đồng xét xử, cách thức bào chữa của Luật sư, kết luận của Viện kiểm sát.
thông qua việc sắp xếp hồ sơ. Khi làm việc rèn luyện được tính cẩn thẩn, tránh sai sót để không gây ảnh hưởng tới quá trình làm việc.
(5) Khi thực tập tại tòa án, em cũng hiểu thêm được cách thức hoạt động và nội quy của tòa án tại nơi minh làm việc đồng thời cũng nắm bắt được quy trình kiểm tra hồ sơ, vụ án và một số nghiệp vụ khác trong các công việc được giao. 3.2. Khó khăn
(1) Môi trường làm việc thực tế khác xa so với những lí thuyết được học trên giảng đường.
(2) Công việc thực tế yêu cầu đòi hỏi nhiều kỹ năng mềm, vận dụng tối đa khả năng quan sát, để ý cách làm việc của người người có kinh nghiệm xung quanh mình.
(3) Chưa có đủ vốn kiến thức vững chắc về pháp luật cũng như kinh nghiệm để giúp đỡ hiều công việc khác cho các anh chị mà đòi hỏi năng lực và chuyên môn cao hơn.
(4) Do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nên thời gian thực tập cũng bị gián đoạn, hạn chế tập trung do đó không được làm nhiều công việc chuyên môn khác nhau.
PHẦN IV: ĐỀ TÀI THỰC TẬP
THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH THƯƠNGMẠI TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN MẠI TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN
1.Lí do chọn đề tài
Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu và rộng vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu thì các quan hệ kinh doanh, thương mại cũng ngày càng đa dạng, phong phú và mang những diện mạo sắc thái mới. Tương ứng với sự đa dạng phong phú của các quan hệ này, không thể tránh khỏi những mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh từ nhiều nguyên nhân. Do đó, khi có những bất đồng trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh doanh thương mại thì việc lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp nào vừa đảm bảo có lợi cho doanh nghiệp, thương nhân như
được mối quan hệ làm ăn là việc mà các doanh nghiệp, thương nhân đặc biệt quan tâm và cân nhắc thận trọng. Nhà nước luôn khuyến khích các chủ thể có mâu thuẫn tự giải quyết với nhau, nếu không giải quyết được có thể thông qua Trọng tài thương mại và việc giải quyết bằng con đường Tòa án là giải pháp cuối cùng. Biện pháp giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại thông qua Tòa án mới có thể đảm bảo tối đa quyền lợi của các bên, bởi Tòa án có những công cụ đảm bảo thực hiện nghĩa vụ các bên bằng các biện pháp cưỡng chế thi hành. Hiệu quả của giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại có ý nghĩa quan trọng, đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các bên, cũng như sự phát triển của nền kinh tế. Xuất phát từ những lí do trên em đã lựa chọn đề tài: “Thực tiễn giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại Tòa án nhân dân” để làm rõ những vấn đề pháp lí về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại Tòa án và đánh giá thực tiễn thực hiện từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại tại Tòa án.