Thực trạng nhận thức của GV về vệ sinh RM cho trẻ

Một phần của tài liệu khóa luận lại hằng a (2) (Trang 30 - 35)

Tiểu kết chương

2.4.2 Thực trạng nhận thức của GV về vệ sinh RM cho trẻ

+ Ảnh hưởng của bệnh răng miệng đối với trẻ

Bảng 2.2: Ảnh hưởng của bệnh răng miệng ở trẻ

STT Hậu quả số lượng Tỷ lệ(%)

1 Trẻ lười ăn 5 27.7

2 Trẻ ngại giao tiếp 4 22.3

3 Ảnh hưởng tới sức khỏe 4 22.3

4 Ảnh hưởng tới trí tuệ 5 27.7

Tổng số 18 100

Biểu đồ 2.2: Ảnh hưởng của bệnh răng miệng tới trẻ

Quan sát bảng 2.2 biểu đồ 2.2 ta thấy ảnh hưởng của bệnh răng miệng đối với trẻ rất nghiêm trọng. Số trẻ bị bệnh răng miệng lười ăn chiếm 28%, 22% số trẻ mắc bênh bị ảnh hưởng tới sức khỏe. Số trẻ ngại giao tiếp khi mắc bệnh chiếm 22%, có 28% trẻ bị ảnh hưởng tới trí tuệ. Qua quan sát những trẻ bị bệnh trẻ rất lười ăn, trong giờ ăn trẻ thường lười ăn rau và thịt.Trẻ còn không nói hay chơi với trẻ khác. Khi xem biểu đồ tăng trưởng của trẻ, cho thấy những trẻ mắc bệnh răng miệng chậm phát triển về chiều cao, cân nặng so với trẻ bình thường. Trong giờ học thì trẻ không hứng thú, không tích cực trong tiết học.

Qua kết quả điều tra trên phiếu và qua trò chuyện với 20 giáo viên đã và đang dạy lớp 5 – 6 tuổi tại trường mầm non Đông Tân, chúng tôi thu được kết quả sau:

Bảng 2. 3: Nguyên nhân mắc bệnh răng miệng ở trẻ

Nguyên nhân Số lượng Tỉ lệ%

Do chưa biết cách vệ sinh răng miệng 15/20 75

Do ăn nhiều đồ ngọt... 20/20 100

Do cấu tạo răng 5/20 25

Ý kiến khác 0 0

Quan sát bảng 2.3, chúng ta thấy 100% giáo viên cho rằng nguyên nhân sâu răng ở trẻ là do trẻ ăn nhiều đồ ngọt. Nguyên nhân trẻ chưa biết cách vệ sinh răng miệng được 15/20 (75%) giáo viên lựa chọn. Đây là nguyên nhân chính thứ hai khiến trẻ bị mắc bệnh răng miệng. Do cấu tạo răng có 5/20 (25 %) giáo viên chọn lựa. Không có giáo vien nào đưa thêm ý kiến khác.

Như vậy, nhận thức của GVMN về nguyên nhân mắc bệnh RM của trẻ chưa đẩy đủ. Nguyen nhân khiến trẻ bị bêh răng miệng bao gồm tất cả các nguyên nhân trẻ. Có trẻ mắc bệnh do vệ sinh không đúng cách, nhưng có trẻ do ăn uống không khoa học (ăn quá nhiều đồ ngọt) và còn do cấu tao răng.

+ Biện pháp GD VSRM cho trẻ đã sử dụng

Bảng 2.4: Biện pháp giáo dục VSRM cho trẻ

Biện pháp Số lượng GV

sử dụng

Tỉ lệ%

Lầm mẫu, kết hợp giải thích 15/20 75

Giáo dục mọi lúc mọi nơi 5/20 25

Tổ chức trò chơi 11/20 55

Thông qua ngày lễ hội 5/20 25

Phối hợp với phụ huynh 7/20 35

Biện pháp khác 0 0

Biểu đồ 2.3 : Biện pháp giáo viên đã sử dụng để giáo dục VSRM cho trẻ

Quan sát bảng 2.4, biểu đồ 2.3 chúng ta thấy số giáo viên sử dụng phương pháp làm mẫu chiếm tỉ lệ cao 15/20 (75%) giáo viên lựa chọn; biện pháp sử dụng qua trò chơi có 11/20 (55%) giáo viên sử dụng. Còn lại các biện pháp giáo dục ở mọi lúc mọi nơi; thông qua ngày lế hội; phối hợp với phụ huynh được rất ít giáo viên sử dụng. Không có giáo viên nào đưa thêm biện pháp khác. Như vậy, việc sử dung đa dạng các biện pháp của giáo viên tại đơn vị này rất hạn chế, vì thế hiệu quả giáo dục VSRM cho trẻ chưa cao.

Bảng 2.5: Mức độ giáo dục VSRM cho trẻ

Mức độ Số lượng Tỉ lệ%

Thường xuyên 6 30

Thỉnh thoảng 11 55

Hiếm khi 3 15

Không bao giờ 0 0

Biểu đồ 2.4: Mức độ giáo dục VSRM cho trẻ tại trường MN

Quan sát bảng 2.5 và biểu đồ 2.4 về mức độ giáo dục VSRM cho trẻ của giáo viên tại trường mầm non chúng ta thấy có 30% (6) giáo viên thường xuyên giáo dục VSRM cho trẻ, 55% số giáo viên thỉnh thoảng tổ chức hoạt động này, 3 (15%) hiếm khi thực hiện, không có giáo viên nào không thực hiện. Như vậy, các giáo viên đã quan tâm tới giáo dục VSRM cho trẻ 5 – 6 tuổi. Tuy nhiên số GV thường xuyên tổ chức chiếm tỉ lệ không cao, vẫn còn lượng không nhỏ GV hiếm khi thực hiện.

+ Hình thức GD VSRM cho trẻ đã sử dụng

Thông qua kết quả phiếu điều tra và qua trò chuyện với giáo viên, chúng tôi thấy chủ yếu GV tổ chức VSRM cho trẻ theo hình thức đánh răng. Hình thức xúc miệng nước muối đối với độ tuổi 5 – 6 tuổi thì các GV không thực hiện. Không có GV nào sử dụng cả 2 hình thức. Như vậy, GV đã không sử dụng một cách triệt để các hình thức VSRM cho trẻ nhất là những trẻ đang mắc bệnh về răng miệng. Muốn VS đạt hiệu quả thì cần phải kết hợp cả hai hình thức trên.

+ Mức độ phối hợp với phụ huynh trong GD VSRM cho trẻ

Bảng 2.6: Mức độ phối hợp với phụ huynh trong GDVSRM cho trẻ

Mức độ Số lượng Tỉ lệ%

Thường xuyên 5 25

Thỉnh thoảng 8 40

Hiếm khi 7 35

Không bao giờ 0 0

Biểu đồ 2.5 Mức độ phối hợp với phụ huynh trong giáo dục VSRM cho trẻ

Quan sát bảng 2.6 và biểu đồ 2.5 về mức độ phối hợp với phụ huynh trong giáo dục VSRM cho trẻ chúng ta thấy có 25% giáo viên thường xuyên phối hợp với phụ huynh giáo dục VSRM cho trẻ, 35% số giáo viên

thỉnh thoảng phối hợp. Có 40% hiếm khi thực hiện, không có giáo viên nào

Một phần của tài liệu khóa luận lại hằng a (2) (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w