Mục đích, ý nghĩa

Một phần của tài liệu khóa luận lại hằng a (2) (Trang 45 - 48)

TRƯỜNG mầm non Đông Tân 3.1 Nguyên nhân thực trạng

3.2.2.1. Mục đích, ý nghĩa

- Tạo môi trường khoa học, thuận lợi cho trẻ trong quá trình vệ sinh răng miệng

- Kích thích trẻ hứng thú, tự giác tham gia vệ sinh răng miệng

3.2.2.2. Nội dung, cách tiến hành

Muốn trẻ hứng thú, tự giác vệ sinh răng miệng cần có sự trang bị đồ dùng cho trẻ sao cho thật hấp dẫn. Sức hấp dẫn của đồ dùng đối với trẻ ở cách chọn lựa, sắp đặt, bố trí đồ dùng…Vì vậy, trường MN cần làm tốt công tác chọn lựa và sắp xếp đồ dùng vệ sinh răng miệng cho trẻ cho trẻ sao cho hấp dẫn, khoa học nhằm tạo cho trẻ hứng thú, dễ dàng thuận tiện khi thực hiện các thao tác VSRM.

- Chọn lựa đồ dùng

+ Kích thước: Bàn chải có kích thước nhỏ, lông bàn chải mềm mượt; chất liệu không gây độc hại cho trẻ.

+ Kiểu dáng, màu sắc phải tạo được sự chú ý cho trẻ, kích thích, lôi cuốn trẻ sử dụng: màu sắc tươi sáng; kiểu dáng thường sử dụng kiểu dáng hình những con vật ngộ nghĩnh, gần gũi với trẻ. Tuy nhiên, nên tránh màu lòe loẹt; kiểu dáng rườm rà khiến trẻ quá tập trung vào đồ vật mà không chú ý tới thao tác sử dụng.

+ Nước xúc miệng, nên sử dụng chai nước muối pha loãng có nhãn mác của nhà sản xuất, hoặc giáo viên có thể sử dụng muối sạch pha với

nồng độ tương đương.

Lưu ý: Khi mua đồ dùng VSRM ch trẻ cần chọn đồ dùng của n nhàn xuất có uy tín, chất lượng.

- Sắp xếp đồ dùng VSRM

Muốn trẻ thực hiện các thao tác VSRM dễ dàng thuận tiện thì việc bố trí sắp xếp đồ dùng phải khoa học.

Việc bố trí, sắp đặt các đồ dùng có ảnh hưởng trực tiếp tới sự chú ý, thích thú sử dụng của trẻ. Đồ dùng VSRM cần bày biện khoa học có trật tự gọn gàng ngăn nắp. Cụ thể như sau:

Sắp xếp khoa học: sắp xếp sao cho trẻ dễ dàng quan sat, dễ dàng lấy và cất sau khi dùng. Trẻ không cần nhờ tới cô giáo trợ giúp vẫn có thể tự lấy, cất được đồ dùng. Muốn vậy, chọn vị trí để đồ dùng phải tương ứng với tầm tay của trẻ, trẻ chỉ cần thao tác đơn giản là có thể lấy – cất được. Phần kí hiệu tên của trẻ trên đồ dùng luôn ở vị trí trẻ dễ quan sát nhất để luôn “mời gọi” trẻ sử dụng. Ví dụ: Bản chải cài trên giá vừa tầm tay, có kí kiệu tên riêng. Khăn mặt phơi gọn gàng trên giá, hướng phần có kí hiệu tên của trẻ ra ngoài để trẻ dễ quan sát. Cốc úp trên giá vừa tầm tay trẻ…Tất cả đồ dùng sắp xếp sao cho trẻ dễ dàng, thuận tiện, thích thú khi sử dụng.

3.2.3.Giáo dục vệ sinh răng miệng cho trẻ mọi lúc, mọi nơi 3.2.3.1. Muc đích, ý nghĩa

- Tập luyện, củng cố các thao tácVSRM cho trẻ

- Kích thích trẻ hứng thú, giúp trẻ chủ động tự tin trong quá trìnhVSRM

3.3.2.3. Nội dung và cách tiến hành

Muốn luyện tập kĩ năng VSRM giáo viên cần cho trẻ thực hành sử dụng các đồ dùng VSRM. Trẻ thực hành, trải nghiệm bằng cách, giáo viên tổ chức cho trẻ thực hiện các thao tác VSRM trong cuộc sống hàng ngày. Khi trẻ trải nghiệm, giáo viên luôn khuyến khích, động viên trẻ.

Thực tiễn cuộc sống hàng ngày ở mọi lúc, mọi nơi bao gồm các hoạt động cụ thể. Thông qua các hoạt động, trẻ trải nghiệm sử dụng đồ dùng

VSRM. Vì vậy, cách hướng dẫn trẻ thực hành trải nghiệm sẽ gắn với mỗi hoạt động.

- Hoat động đón – trả trẻ

Hàng ngày khi trẻ đến lớp, cô chuẩn bị sẵn những đồ chơi là đồ dùng VSRM cho trẻ chơi tự do. Trẻ tự do lựa chọn những đồ chơi, trò chơi trẻ thích (trong đó có đò dùng VSRM) cho trẻ. Trong khi trẻ chơi, cô quan sát, động viên, chỉnh các thao tác. Nếu thao tác của trẻ chưa chính xác, cô sửa sai cho trẻ bằng cách làm mẫu lại từng thao tác, sau đó chỉ dẫn cho trẻ thực hiện lại thao tác đó. Với những trẻ chưa thực hiện được, cô dạy lại cho trẻ từng kĩ năng, sau đó cho trẻ tập luyện từng kĩ năng một.

- Vệ sinh cá nhân

Sau giờ ăn trưa, cô tổ chức cho trẻ vẹ sinh đánh răng, xúc miệng. Khi vệ sinh cá nhân trẻ 5 – 6 tuổiđược luyện kĩ năng VSRM

+ Cách hướng dẫn

Hàng ngày sau giờ ăn trưa, cô thực hiện như sau:

Cô gợi hứng thú cho trẻ, đồng thời cô nói cho trẻ biết sự cần thiết phải VSRM. Sau đó cô lần lượt cho từng nhóm 5 – 7 trẻ đánh răng, xúc miệng. Cô quan sát, chỉ dẫn từng thao tác cho trẻ. Nếu trẻ chưa thực hiện được, cô trợ giúp trẻ. Co chỉnh sửa thao tác sai hoặc cô làm mẫu lại từng thao tác: cách cầm bàn chải; nhúng bàn chải vào cốc nước; trình tự chải răng: chải mặt trước, mặt nhai, mặt trong; cách xúc miệng; cách rửa, để bàn chải vào nơi quy định.

- Hoạt động chung có mục đích học tập

Hoạt động chung là một hoạt động trọng tâm trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ nhà trẻ. Thực hành trải nghiệm trong hoạt động chung có tác dụng rèn kĩ năng VSRM cho trẻ đạt hiệu quả cao.

Hoạt động chung của trẻ mãu giáo đa dạng gồm các lĩnh vực khác nhau. Lĩnh vực có tác dụng giáo dục VSRM cho trẻ đạt hiệu quả cao nhất đó là phát triển nhận thức: khám phá môi trường xung quanh. Ngoài ra trong các lĩnh vực khác, GV cũng có thể tích hợp lồng nội dung giáo dục VSRM cho trẻ.

Ví dụ: Hoạt động khám phá môi trường xung quanh: “Trò chuyện về cơ thể bé”, chủ đề: Bản thân. Trong hoạt động này, giáo viên có thể lồng nội dung giáo dục VSRM cho trẻ như: cần đánh răng, xúc miệng để giữ cho răng miệng luôn sạch sẽ, tránh mắc bệnh răng miệng. GV có thể tổ chức cho trẻ chơi trò chơi củng cố kĩ năng VSRM.

- Thông qua hoạt động vui chơi

Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo. Giáo dục VSRM cho trẻ thông qua hoạt động vui chơi luôn mang lại hiệu quả cao. Hoạt động vui chơi được thực hiện tại các góc chơi trong đó góc phân vai có vai trò quan trọng trong giáo dục VSRM cho trẻ. Giáo viên tận dụng trò chơi đóng vai như vai bác sĩ – bệnh nhân; vai các thành viên trong gia đình…Khi đóng các vai này, trẻ được thực hành các kĩ năng chăm sóc răng miệng như

Một phần của tài liệu khóa luận lại hằng a (2) (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w