Thực trạng nhận thức, kĩ năng giáo dục VSRM cho trẻ của phụ huynh

Một phần của tài liệu khóa luận lại hằng a (2) (Trang 35 - 43)

Tiểu kết chương

2.4.3. Thực trạng nhận thức, kĩ năng giáo dục VSRM cho trẻ của phụ huynh

giáo dục VSRM cho trẻ 5 – 6 tuổi. Tuy nhiên số GV thường xuyên và thỉnh thoảng phối hợp chiếm tỉ lệ thấp. Số GV hiếm khi phối hợp chiếm cao hơn. Điều này chứng tỏ việc phối hợp giữa giá viên và phụ huynh, gia đình và nhà trường trong giáo dục VSRM cho trẻ chưa chặt chẽ, hiệu quả phối hợp thấp.

+ Hình thức phối hợp với phụ huynh trong vấn đề GD VSRM cho trẻ

Bảng 2.7: Hình thức phối hợp với phụ huynh trong vấn đề GD VSRM cho trẻ

Hình thức phối hợp Số lượng Tỉ lệ%

Thông qua giờ đón- trả trẻ 20 100

Họp phụ huynh định kì 13 65

Qua các phương tiện khác 0 0

Quan sát bảng 2.7, chúng ta thấy 100% giáo viên đã thực hiện GD VSRM cho trẻ chọn hình thức trao đôi trực tiếp, thường xuyên qua giờ đón – trả trẻ. Họp phụ huynh định kì có 13 (65%) giáo viên sử dụng. Còn qua các phương tiện khác tất cả các giáo viển đều chưa thực hiện. Việc sử dụng mạng xã hội trong phối hợp với phụ huynh luôn mang lại hiệu quả cao như việc lập nhóm phụ huynh trên zalo, facebook để tuyên truyền giáo dục VSRM cho trẻ sẽ mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, các giao viên tại trường MN Đông Lĩnh lạ chưa thực hiện. Khi trò chuyện với GV, họ cho biết nhiều phụ huynh chưa tiếp cận với mạng xã hội, phụ huynh rất bận mải nên họ không có thời gian cập nhật thông tin.

Trên đây là thực trạng mắc bệnh răng miệng của trẻ; nhận thức cũng như kĩ năng của giáo viên trong giáo duc VSRM cho trẻ 5 – 6 tuổi tại trường MN Đông Lĩnh. Thực trạng trên cho thấy tình trạng mắc bệnh răng miệng của trẻ khá cao, nhận thức cũng như kĩ năng giáo dục VSRM cho trẻ của GV còn nhiều hạn chế.

2.4.3. Thực trạng nhận thức, kĩ năng giáo dục VSRM cho trẻ của phụhuynh huynh

Bảng 2.8. Ảnh hưởng những bệnh răng miệng trẻ thường mắc

Ảnh hưởng Số lượng Tỷ lệ (%)

Ảnh hưởng tới sức khỏe 25/30 83

Ảnh hưởng tới thẩm mỹ 9/30 30

Trẻ ngại giao tiếp 7/30 23

Tất cả các đáp án trên 5/30 17

Kết quả của bảng 2.8 cho ta thấy nhận thức của phụ huynh về ảnh hưởng bệnh răng miệng đối với trẻ như sau: Có 83% phụ huynh cho rằng bệnh răng miệng ảnh hưởng tới sức khỏe; 30% phụ huynh cho rằng bệnh sẽ ảnh hưởng tới thẩm mỹ. 23% số phụ huynh cho rằng bệnh ảnh hưởng tới giao tiếp. Có 17 phụ huynh cho rằng bệnh RM ảnh hưởng tất cả các mặt trên. Như vậy, có số ít phụ huynh 17% nhận thức đúng về ảnh hưởng của bệnh RM đối với trẻ. Phần lớn họ cho rằng bênh chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe. Qua một cuộc phỏng vấn nhỏ dành cho phụ huynh cháu Đỗ Thế Cường lớp 5 tuổi B: " Theo chị bệnh răng miệng có ảnh hưởng như thế nào đối với trẻ? "."Cháu nhà tôi, cũng từng bị sâu răng do cháu hay ăn đồ ngọt, uống sữa vào buổi tối. Khi bị mắc bệnh cháu đau răng, sốt, quấy khóc, lười ăn dẫn tới tụt cân". Phần lớn trẻ bị ảnh hưởng tới sức khỏe, tuy nhiên trẻ nhỏ măc bệnh RM không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà trẻ còn ngại giao tiếp và còn ảnh hưởng tới thẩm mĩ của trẻ.

+ Nguyên nhân mắc các bệnh răng miệng của trẻ

Bảng 2.9: Nguyên nhân mắc các bệnh răng miệng của trẻ

STT Nguyên nhân Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Ăn nhiều đồ ngọt 15/30 50

2 Vi khuẩn 10/30 33.3

3 Vệ sinh không tốt 30/30 100

4 Tất cả các đáp án trên 17/30 57

Qua kết quả của bảng 2.9 cho thấy 100% số phụ huynh đều cho răng nguyên nhân chính là vệ sinh không tốt. nguyên nhân tiếp theo phụ huynh cho là do ăn nhiều đồ ngọt chiếm 50%. Nguyên nhân do vi khuẩn chiếm 33.3 %. Số phụ huynh nhận thức đúng về nguyên nhân mắc bệnh chiếm 57%. Số còn lại nhận thức chưa đầy đủ, họ chỉ chọn 1 trong số các nguyên nhân mắc bệnh.

+ Việc trang bị đồ dùng VSRM cho trẻ của phụ huynh

Một số phụ đã quan tâm chú ý đến việc vệ sinh răng miệng cho trẻ. Bên cạnh đó, một số phụ huynh vẫn còn thờ ơ với việc này, nguyên nhân là do họ bận rộn với công việc không có thời gian chăm sóc con.

Qua phiếu chúng ta còn thấy việc chuẩn bị phương tiện VSRM cho trẻ của phụ huynh như sau: kỹ năng chọn bàn chải cho trẻ theo kết quả cho thấy: Chiếm 33,3% ( 10 phụ huynh) do tên sản phẩm, chiếm 16,7% ( 5 phụ huynh) do phù hợp với cấu tạo răng của trẻ. Có 56.6% phụ huynh quan tâm đến giá thành.

Việc chọn kem đánh răng cho trẻ: số phụ huynh quan tâm đến chất lượng của kem đánh răng có chứa Canxi và Flour như sau: 16.7% có quan tâm, 23,3% phụ huynh không quan tâm, 60% phụ huynh không nhận thức được trong kem đánh răng của trẻ cần có chứa các chất canxi và flour.

Như vậy, số phụ huynh chuẩn bị trang thiết bị VSRM cho trẻ một cách khoa học chiếm tỉ lệ không cao. Điều này gây nguy cơ không nhỏ tới bệnh răng miệng cho trẻ.

+ Thực trạng trẻ tự vệ sinh RM tại nhà

Bảng 2.10: Trẻ tự VSRM tại gia đình

Tự vệ sinh Số lượng Tỷ lệ(%)

Có 12/30 40%

Biểu đồ 2.6: Mức độ trẻ tự giác vệ sinh răng miệng

Quan sát bảng 2.10 và biểu đồ 2.6 cho thấy mức độ tự VSRM của trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non Đông Tân như sau: Có VSRM chiếm 40% (12 trẻ). Trẻ không VSRM chiếm 40% (18 trẻ). Như vạy, số trẻ chưa tự giác vệ sinh răng miệng còn nhiều. Qua phỏng vấn phụ huynh, chúng tôi thấy đã phần phụ huynh để trẻ tự thực hiện mà không có sự quan sát, giúp đỡ của người lớn. Trẻ đã tự giác vệ sinh răng miệng nhưng lại không có người lớn hướng dẫn, chỉnh sửa dẫn tới việc vệ sinh răng miệng của trẻ chưa đúng thao tác dẫn đến trẻ dễ mắc các bệnh về răng miệng. Trẻ bị bệnh RM sẽ lâu khỏi nếu không biết vệ sinh đúng cách.

+ Hình thức tổ chức cho trẻ vệ sinh răng miệng

Bảng 2.11: Hình thức tổ chức cho trẻ vệ sinh răng miệng

Hình thức tổ chức Số lượng Tỷ lệ (%)

Đánh răng 17/30 57

Xúc miệng 15/30 50

Cả hai 11/30 37

Biểu đồ 2.7: Hình thức tổ chức cho trẻ vệ sinh răng miệng tại gia đình

Từ kết quả của bảng 2.11. và biểu đồ 2.7 cho thấy hình thức tổ chức cho trẻ vệ sinh răng miệng có tỷ lệ sau: Xúc miệng chiếm 50%, Chải răng chiếm 57%, cả hai chiếm 37%. Từ kết quả trên cho thấy phụ huynh sử dụng cách cho trẻ đánh răng là chủ yếu, bên cạnh đó, 50% phụ huynh chọn cách xúc miệng. Chỉ có 37% số phụ huynh thực hiện đúng đó là chọn cả hai hình thức. Cần phải kết hợp cả hai hình thức VS cho trẻ để ngăn ngừa các bệnh về răng miệng.

+ Mức độ phối hợp với giáo viên trong việc GDVSRM cho trẻ

Bảng 2.12. Mức độ phối hợp với giáo viên trong việc GDVSRM cho trẻ

Mức độ Số lượng Tỷ lệ(%)

Thường xuyên 5 16.7

Thỉnh thoảng 1 33.3

Hiếm khi 15 50

Biểu đồ 2.8. Mức độ phối hợp với giáo viên trong việc GDVSRM cho trẻ

Qua số liệu ở bảng 2.12 và biểu đồ 2.8 cho thấy số phụ huynh đã thường xuyên trao đổ với phụ huynh là 16.7%, 33.3% là số phụ huynh thỉnh thoảng trao đổi với giáo viên. Số phụ huynh hiếm khi trao đổi với giáo viếm chiếm tới 50%. Kết quả cho thấy việc trao đổi của phụ huynh với giáo viên cho trẻ 5 - 6 tuổi còn hạn chế, hay sự phối hợp giữa GV và phụ huynh chưa chặt chẽ, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới việc giáo dục VSRM cho trẻ.

+ Hình thức phối hợp của phụ huynh với nhà trường trong việc GDVSRM cho trẻ.

trong việc GDVSRM cho trẻ.

Hình thức Số lượng Tỷ lệ (%)

Trao đổi trong giờ đón - trả trẻ 30/30 100

Qua họp phụ huynh 25/30 83.3

Qua mạng xã hội 0 0

Qua góc tuyên truyền trong 10/30 33.3

Phương tiện khác 0 0

Qua bảng 2.13 Cho thấy việc thực hiện trao đổi giữa phụ huynh và nhà trường thông qua giờ đón - trả trẻ là 100%. Qua các cuộc họp phụ huynh lá 83%. Qua mạng xã hội và phương tiện khác không có ai thực hiện vì bận mải với công việc, không có thời gian, đi làm về khuya không trao đổi với giáo viên qua điện thoại hay mạng xã hội được.

Qua thống kê số liệu trên 30 phiếu dành cho phụ huynh có con đang học mẫu giáo 5 – 6 tuổi của trường mầm non Đông Tân, cho thấy nhiều phụ huynh chưa nắm rõ kiến thức và kỹ năng chăm sóc vệ sinh răng miệng cho trẻ.

Tiểu kết chương 2

Qua nghiên cứu và khảo sát thực trạng việc tổ chức giáo dục VSRM cho trẻ của giáo viên và phụ huynh trên địa bàn xã Đong Lĩnh, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình tôi kết luận như sau:

Các bệnh răng miệng ở trẻ còn phổ biến chủ yếu là các bệnh sâu răng, nhiệt miệng, viêm quanh răng. Nhà trường cũng như gia đình đã trang bị đồ dùng VSRM cho trẻ cũng như có biện pháp, sử dụng hình thức GDVSRM cho trẻ. Tuy nhiên, số trẻ mắc bệnh về răng miệng vẫn chiếm tỉ lệ cao. Khi mắc bệnh trẻ có biểu hiện lười ăn, tự ti ngại giao tiếp chậm phát triển về chiều cao, cân nặng, không tập trung trong học tập.

Thực trạng trên, đòi hỏi chúng ta cần có nhận định nghiêm túc, tìm hiểu rõ nguyên nhân để từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm cải thiện thực trạng nâng cao hiệu quả giáo dục VSRM cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại trường MN Đông Lĩnh, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤCVỆ SINH RĂNG MIỆNG CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI

Một phần của tài liệu khóa luận lại hằng a (2) (Trang 35 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w