L ỜI NÓI ĐẦ U
2.2.2. Các đặc trưng của pháp luật Việt Nam
Một là, pháp luật Việt Nam hiện nay là pháp luật thuộc thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đó là thời kì có sự đấu tranh phức tạp giữa cái cũ và cái mới, diễn ra khá lâu dài với nhiều bước phát triển, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội đan xen. Hiện nay, đất nước ta đã ra khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển, đang đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. (Xem: Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI). Điều kiện kinh tế xã hội đó chi phối mạnh mẽ pháp luật nước ta hiện nay.
Hai là, pháp luật là cơ sở, hành lang pháp lí cho sự vận hành của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Pháp luật thừa nhận sự tồn tại của nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; xác lập địa vị pháp lí cho các loại hình doanh nghiệp; thừa nhận và bảo vệ quyền tự do kinh doanh; phát triển đồng bộ các loại thị trường; tôn trọng quy luật cung cầu; bảo đảm tự do cạnh tranh, chống độc quyền, chống gian lận trong sản xuất và phân phối, bảo vệ quyền lợi của nhà sản xuất, người tiêu dùng... Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta còn khá mới mẻ, nhiều vấn đề còn đang trong quá trình tìm tòi. Chính vì vậy, hệ thống thể chế pháp lý cho sự tồn tại và vận hành của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đang được từng bước xác lập và hoàn thiện.
16
Ba là, pháp luật thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của nhân dân, đó là hệ thống pháp luật của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân mà nền tảng là giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Chính vì vậy, “Pháp luật của ta là pháp luật thực sự dân chủ vì nó bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi của nhân dân lao động”)
Bốn là, pháp luật là sự thể chế hoá chủ trương, đường lối chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hiến pháp đã xác lập vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với nhà nước và xã hội. Để thực hiện sự lãnh đạo của minh, Đảng đề ra chủ trương, đường lối chính sách về phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng... Trên cơ sở đó, Nhà nước thể chế hoá thành pháp luật, tổ chức thực hiện và bảo vệ pháp luật, làm cho đường lối của Đảng đi vào đời sống, thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển.
Nămlà, pháp luật xác lập cơ sở pháp lí cho việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta đã được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001). Trong công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền, pháp luật giữ vị trí rất quan trọng. Pháp luật quy định quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; thừa nhận, bảo đảm và bảo vệ các quyền con người, quyền công dân; quy định việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, xác lập cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước; củng cố và mở rộng dân chủ xã hội; giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật, xây dựng lối sống theo pháp luật trong xã hội...
Sáu là, pháp luật được xây dựng trên nền tảng đạo đức, truyền thống tốt đẹp, những thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam. Đó là lòng yêu nước, tinh thần nhân đạo, sự vị tha, tinh thần tập thể, không chấp nhận chủ nghĩa cá nhân cực đoan, tinh thần đoàn kết, đạo lí uống nước nhớ nguồn, tinh thần tương thân tương ái, đùm bọc sẻ chia, đề cao các giá trị gia đình, tôn trọng người già, coi trọng việc học hành, tinh thần tôn sư trọng đạo, cần cù, tiết kiệm...
Bảy là, pháp luật đang trong quá trình phát triển, hoàn thiện. Công cuộc đổi mới đất nước càng trở nên toàn diện và đi vào chiều sâu càng đòi hỏi sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật. Sự phát triển trên nhiều mặt của đời sống xã hội làm cho phạm vi điều chỉnh của pháp luật ngày càng mở rộng. Các quan hệ kinh tế xã hội vận động, biến đổi
17
nhanh chóng đòi hỏi hệ thống pháp luật phải được bổ sung, sửa đổi thường xuyên, đáp ứng kịp thời yêu cầu của cuộc sống.
Tám là, pháp luật chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của yếu tố quốc tế. Hiện nay, Việt Nam đang tham gia sâu rộng vào quá trình hợp tác, hội nhập quốc tế, giao lưu quốc tế về kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học kĩ thuật... ngày càng rộng, sự ảnh hưởng của truyền thông quốc tế ngày càng lớn. Những yếu tố đó có tác động mạnh mẽ đến pháp luật nước ta, đòi hỏi các quy định pháp luật Việt Nam phải phù hợp với những chuẩn mực chung của các nước trong khu vực cũng như trên thế giới.
18
CHƯƠNG 3:TÌNH HÌNH NỀN KINH TẾ VĨ MÔ VIỆT NAM TRONG ĐẠI DỊCH COVID –19