L ỜI NÓI ĐẦ U
3.2.2. Chính sách tài khóa được thực hiện trong đại dịch COVID-19
a. Các chính sách vềmiễn, giảm thuế, phí, lệ phí trong đại dịch COVID-19
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhà nước đã tận dụng và phát huy tối đa vai trò của mình trong việc ban hành và thực hiện công cụ quản lý nhà nước là chính sách tài khóa, chính sách tài khóa của Việt Nam đã được điều chỉnh linh hoạt nhằm hỗ trợ kịp thời cho các doanh nghiệp và người dân chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh.
Bộ Tài chính đã kịp thời đề xuất nhiều giải pháp đặc biệt như miễn thuế, giảm thuế, gia hạn thời gian nộp các khoản thuế và tiền thuê đất, phí, lệ phí. Cho phép các doanh nghiệp được ghi nhận đối với các khoản được ủng hộ, tài trợ của doanh nghiệp, tổ chức cho các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19. Theo ghi nhận vào năm 2020 tổng giá trị hỗ trợ về các khoản thuế lên đến 129 nghìn tỷ đồng; trong đó, số tiền được gia hạn khoảng 97,5 nghìn tỷ đồng; khoảng 31,5 nghìn tỷ đồng là số tiền được miễn
26
giảm. Còn trong năm 2021, khoảng 118 nghìn tỷ đồng; trong đó, số tiền được gia hạn khoảng 115 nghìn tỷ đồng; số tiền được miễn, giảm trên 3 nghìn tỷ đồng.
Gần đây nhất, đứng trước tác động vô cùng nghiêm trọng và phức tạp của đợt dịch COVID-19 lần thứ 4, Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã được nhận đề xuất từ Bộ Tài chính về việc thông qua 4 giải pháp bổ sung về miễn, giảm thuế gồm có:
Đối với doanh nghiệp, tổ chức có doanh thu không quá 200 tỷ đồng sẽ được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2021
Đối với các cá nhân sẽ được hưởng miễn thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng và các loại thuế khác trong các quý III và IV của năm 2021 đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh tại các địa bàn chịu tác động của dịch COVID-19
Giảm thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa, dịch vụ trong nhiều ngành nghề Đối với các doanh nghiệp phát sinh lỗ năm 2020 sẽ được hưởng khoản tiền chậm nộp phát sinh
=> Tính chung tổng số tiền thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất là khoảng 138 nghìn tỷ đồng là con số mà Nhà nước hỗ trợ cho doanh nghiệp gộp chung các giải pháp hỗ trợ bổ sung được Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định.
b. Các chính sách cân đối ngân sách nhà nước
Đại dịch COVID-19 kéo dài từ đầu năm 2020 khiến cho việc chi ngân sách nhà nước gặp sức ép nghiêm trọng. Trước hết xét đến việc thu ngân sách nhà nước do sự khó khăn của đại dịch sẽ giảm hoặc chậm trễ việc thu ngân sách trong khi đó nhu cầu trợ giúp khó khăn do đại dịch lại yêu cầu tăng chi ngân sách vì vậy nhà nước đã đề ra những biện pháp, cơ chế để đảm bảo cân đối nguồn ngân sách nhà nước, đẩy mạnh quản lý ngân sách nhà nước một cách chặt chẽ, linh hoạt, tiết kiệm, tập trung nguồn lực cho phòng, chống dịch COVID-19 và hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp, người dân khó khăn.
Thu ngân sách nhà nước: Bộ Tài chính đã ra những chỉ đạo quyết liệt trong việc quản lý thu bằng cách đẩy mạnh nâng cấp hệ thống quản lý thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp. Tăng thu ở những địa bàn, lĩnh vực có điều kiện
27
và không bị ảnh hưởng bởi COVID-19 hoặc COVID-19 là cú huých để phát triển của họ, quyết liệt xử lý thu hồi nợ đọng thuế. Nhờ đà tăng trưởng của nền kinh tế từ những tháng cuối năm 2020, một số ngành, lĩnh vực được hưởng lợi từ chính sách nới lỏng về tài khóa, tiền tệ như ngân hàng, chứng khoán, bất động sản... đã nhanh chóng tạo thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước; tăng thu từ tăng giá dầu thô (bình quân 10 tháng đạt 65,6 USD/thùng, cao hơn 20,6 USD/thùng so với giá dự toán); tăng thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu (đến nay, kim ngạch xuất, nhập khẩu vẫn duy trì đà tăng trưởng cao). Kết quả thực hiện thu ngân sách nhà nước 10 tháng đã đạt 90,9% dự toán và đang phấn đấu thu ngân sách nhà nước cả năm 2021 vượt dự toán.
Chi ngân sách nhà nước: việc thực hiện chi ngân sách nhà nước phải thực sự nghiêm túc và thận trọng cũng như nhanh chóng và kịp thời. Để chủ động ưu tiên cân đối nguồn tài trợ cho phòng chống dịch và hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng của dịch COVID-19, các cơ quan nhà nước đề xuất thực hiện cắt giảm tối thiểu 50% kinh phí hội nghị, kinh phí công tác trong và ngoài nước, tiết kiệm thêm 10% kinh phí chi thường xuyên khác còn lại của năm; thu hồi các khoản chi thường xuyên chưa thực sự cần thiết, chậm triển khai để bổ sung dự phòng ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương, tập trung kinh phí cho phòng, chống dịch COVID-
19. Nhà nước đề cao và tập trung mọi nguồn lực để ưu tiên cho việc phòng, chống dịch COVID-19 cũng như hỗ trợ những tổn thương do dịch gây ra.