L ỜI NÓI ĐẦ U
3.2.3. Các chính sách tiền tệ được thực hiện trong đại dịch COVID-19
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đối mặt với những khó khăn chưa từng có do ảnh hưởng bởi đại dịch, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với sứ mệnh dùng các công cụ về chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế đã chỉ triển khai nhiều biện pháp nhằm khắc phục khó khăn và đưa ra những phương hướng phát triển phục hồi nền kinh tế bao gồm:
a. Đảm bảo tính thanh khoản trên thị trường tiền tệ.
Giải pháp đảm bảo tính thanh khoản nhanh được Ngân hàng Nhà nước triển khai nhằm hỗ trợ các thị trường vận hành thông suốt tránh bị ảnh hưởng quá nặng nề bởi sự đình trệ mà COVID-19 gây ra, duy trì dòng tiền, hỗ trợ ngân hàng và doanh nghiệp bảo đảm khả năng thanh toán.
28
Thanh khoản được duy trì dồi dào tại hệ thống các tổ chức tín dụng trên cơ sở ngân hàng Nhà nước mua lượng lớn ngoại tệ, đưa tiền đồng ra thị trường, đồng thời hằng ngày chào mua giấy tờ có giá trên thị trường mở nhằm phát tín hiệu sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản, ổn định thị trường tiền tệ
Dấu hiệu cho thấy Nhà nước đang vận hành giải pháp này là ở việc lãi suất liên ngân hàng ở mức thấp kỉ lục khoảng từ 0,5%/năm đến 0,9%/năm cuối tháng 9/2021, giảm chi phí vốn đầu vào cho tổ chức tín dụng, qua đó tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay.
b. Ổn định lãi suất điều hành ởmức thấp
Năm 2020 khi dịch bệnh vừa mới xuất hiện tại Việt Nam Ngân hàng Nhà nước đã 3 lần giảm lãi suất điều hành 1,5%/năm đến 2%/năm - là một trong những Ngân hàng Trung ương giảm lãi suất mạnh nhất khu vực. Việc giảm lãi suất nhanh chóng này để phục vụ cho mục đích kịp thời thao gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, và người dân.
Cuối tháng 9-2021, lãi suất huy động bình quân giảm 0,46%/năm và lãi suất cho vay bằng VND bình quân giảm 0,72%/năm so với cuối năm 2020 sau khi đã giảm 1% năm 2020.
Lãi suất cho vay bình quân đối với các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ là 4,4%/năm (bao gồm lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; công nghiệp hỗ trợ; doanh nghiệp vừa và nhỏ; xuất khẩu; ứng dụng công nghệ cao)
c. Đảm bảo cung ứng vốn tín dụng đầy đủvà kịp thời.
Nhà nước đảm bảo cung ứng vốn tín dụng đầy đủ, an toàn và hiệu quả nhắm đến mục tiêu tăng trưởng tín dụng đi đôi với chất lượng: giữ mức tăng trưởng tín dụng an toàn, hài hòa, không quá cao dễ gây bùng nổ trong nền kinh tế cùng rủi ro lạm phát, quá thấp gây ra trì trệ, nền kinh tế bị eo hẹp.
Nhà nước đẩy mạnh tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, các lĩnh vực ưu tiên, và các lĩnh vực phục vụ phòng chống và phục hồi do COVID-19 gây ra; cùng với đó là Ngân hàng Nhà nước vẫn kiểm soát chặt chẽ và quản lý tín dụng ở các lĩnh vực tiềm ẩn nguy cơ rủi ro là chứng khoán, bất động sản, và tiêu dùng.
29
Mở rộng để đưa vốn tín dụng ngân hàng tiếp cận đến với doanh nghiệp và người dân dễ dàng hơn nhằm tạo điều kiện thuận lợi.
d. Ổn định thị trường ngoại tệ.
Cuối năm 2020 ghi nhận tổng kim nghạch xuất nhập khẩu khoảng 200% GDP cho thấy rằng nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng đi cùng với đó là tác động của thị trường ngoại tệ, và thị trường tài chính thế giới. Vì vậy những biện pháp và chính sách quản lý mối liên hệ giữa VND và đồng ngoại tệ đóng một vai trò vô cùng quan trọng.
Công tác điều hành tỷ giá vẫn tiếp tục đảm bảo linh hoạt, bám sát diễn biến thị trường, cân đối vĩ mô, tiền tệ. Kết quả là tỷ giá VND/USD tiếp tục ổn định, đến cuối tháng 10, tỷ giá trung tâm tương đương cuối năm trước
Đảm bảo thanh khoản thị trường thông suốt, không bị tắc nghẽn thiếu hụt và đáp ứng đầy đủ nhu cầu ngoại tệ hợp pháp tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân dễ dàng giao dịch.
e. Thực hiện nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp
Nhà nước cho phép các tổ chức tín dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí nhằm hỗ trợ các khách hàng do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Hỗ trợ người sử dụng lao động là các doanh nghiệp, các tổ chức trong và ngoài nước,... trả lương ngừng việc cho người lao động nhằm hỗ trợ khó khăn người dân mất việc, hoặc buộc thôi việc do đại dịch.
Tháo gỡ khó khăn trực cho các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề do dịch COVID-19 bằng cách nhà nước trực tiếp ra tay hỗ trợ. Ví dụ điển hình như Tổng công ty Hàng không Vietnam Airlines (VNA) thông qua việc Ngân hàng nhà nước tái cấp vốn 4.000 tỷ đồng để các tổ chức tín dụng cho VNA vay lại nhằm vượt qua giai đoạn khó khăn.