Đánh giá hiệu quả của các chính sách kinh tế của chính phủ trong đại dịch

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU TÌNH HÌNH địa lý KINH tế xã hội của VIỆT NAM TRONG đại DỊCH COVID – 19 (Trang 40 - 43)

L ỜI NÓI ĐẦ U

3.3. Đánh giá hiệu quả của các chính sách kinh tế của chính phủ trong đại dịch

Covid - 19.

30

Đứng trước bối cảnh khó khăn do đại dịch gây ra Đảng và Chính phủ kết hợp cùng với các bộ ban ngành đã đưa ra những chính sách đúng đắn và hiệu quả và vô cùng kịp thời nên đã đem lại những kết quả khả quan không chỉ cho riêng một cá nhân hay doanh nghiệp nào mà còn đem lại cho toàn bộ xã hội Việt Nam

Đất nước ta nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng đã chịu những ảnh hưởng và khó khăn vô cùng tiêu cực bởi đại dịch COVID-19 nhưng nhờ những giải pháp kịp thời của các biện pháp phòng dịch trong toàn dân và sự kết hợp nhịp nhàng giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ đã giúp cho nền kinh tế Việt Nam trong năm 2020 (khi đại dịch COVID-19 hoành hành trên khắp thế giới và nhờ sự kiểm soát dịch tốt) chúng ta đạt được tăng trưởng GDP 2,91%. Vào năm 2021 theo số liệu của tổng cục thống kê tăng trưởng kinh tế năm 2021 ước tính đạt 2,58% so với năm trước, đây là một thành công lớn của nước ta trong việc phòng chống dịch bệnh, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nhà nước đã đưa ra các chính sách rất phù hợp, chuyển đổi nhịp nhàng không cứng nhắc, bảo thủ nhưng vẫn luôn đề cao sức khỏe của người dân là trên hết. Nhà nước đi từ các chính sách với quan điểm “không có ca lây nhiễm cộng đồng”. “truy vết tận gốc”, giãn cách xã hội cho tới các giải pháp của thời kì “bình thường mới” đảm bảo chung sống an toàn với dịch bệnh. Tùy từng thời điểm và diễn biến của dịch COVID-19 tại Việt Nam mà các chính sách được thay đổi linh hoạt đáp ứng nhu cầu vừa phòng chống dịch bệnh vừa phát triển kinh tế.

Hiệu quả của chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa: Theo đánh giá của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB), hiện nay Việt Nam đang điều hành chính sách tiền tệ khá phù hợp và nằm trong xu hướng chung của thế giới, cần cẩn trọng với các rủi ro tài chính, bảo đảm an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng. Nhà nước đã điều hành chính sách tiền tệ một cách chủ động, linh hoạt, thận trọng, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác để kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ phục hồi kinh tế sau đại dịch.

Đối với từng cá nhân người dân

Các chính sách hỗ trợ của Chính phủ: như giảm lãi vay, hỗ trợ người lao động, hỗ trợ những gia đình ảnh hưởng do đại dịch COVID-19, hay điều trị và hỗ trợ cách ly

31

y tế miễn phí trong giai đoạn hết năm 2021 cho người dân,... đã giúp người dân giảm bớt gánh nặng và ảnh hưởng bởi đại dịch COVID19 đúng như khẩu hiệu “ không ai bị bỏ lại phía sau”

Đối với các doanh nghiệp

Nhanh chóng được Chính phủ quan tâm và hỗ trợ các doanh nghiệp chịu rủi ro do đại dịch gây ra thông qua các công cụ như lãi vay để giảm bớt gánh nặng lãi vay và có thêm vốn để đầu tư, miễn thuế, giảm thuế, hay cắt giảm khoản phạt do nộp chậm từ Chính phủ hỗ trợ đã giúp doanh nghiệp giảm thiểu một phần không hề nhỏ các chi phí hàng năm nên nhiều doanh nghiệp vẫn duy trì hoạt động tốt, và không ít các doanh nghiệp mở mới. Theo số liệu thống kê về đăng kí doanh nghiệp của Cổng thông tin quốc gia về đăng kí doanh nghiệp có tới 134.941 doanh nghiệp thành gấp 7,7 lần số doanh nghiệp giải thể.

32

CHƯƠNG 4: ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠI DCH COVID – 19 ĐẾN NN

VĂN HÓA –XÃ HI VIT NAM

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU TÌNH HÌNH địa lý KINH tế xã hội của VIỆT NAM TRONG đại DỊCH COVID – 19 (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(62 trang)
w