dưỡng ngành y tế tại tỉnh Quảng Ngãi
Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ viên chức ngành YT tỉnh Quảng Ngãi được thực hiện trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng viên chức hàng năm hoặc dài hạn với nguồn kinh phí đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Để đánh giá kết quả về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ viên chức ngành y tế chế độ báo cáo về đào tạo, bồi dưỡng phải được thực hiện tốt. Báo cáo là quá trình phân tích bối cảnh, trình bày những căn cứ, phân tích những thông tin, số liệu và so sánh kết quả đạt được với mục tiêu đề ra của đào tạo, bồi dưỡng cán bộ viên chức ngành y tế. Mục tiêu nhằm thu thập đầy đủ các thông tin, dữ liệu mang tính cụ thể, cập nhật và khoa học, phục vụ kịp thời cho hoạt động quản lý nhà nước, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ viên chức ngành y tế tỉnh Quảng Ngãi.
Trong giai đoạn từ năm 2016 - 2018, kết quả đào tạo, bồi dưỡng cho thấy Sở Y tế đã cử tổng số 6.178 lượt cán bộ, công chức, viên chức ngành y tế tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ và lý luận chính trị, quản lý nhà nước. Từ năm 2018 - 2020, theo báo cáo từ Sở Y tế đã cử tổng số 1.988 lượt cán bộ, công chức, viên chức ngành y tế tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng: tiến sĩ, thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa I, II, dược sĩ chuyên khoa I, đại học, cao đẳng; lý luận chính trị, quản lý nhà nước; bồi bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật kiến thức. Số lượng giảng viên, số lượng giảng viên được cử đi đào tạo, bồi dưỡng giai
đoạn 2018 - 2020 và kết quả đào tạo nghề tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018 - 2020 là 80 lượt (Bảng 2.5).
Bảng 2.5. Kết quả công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực y tế (2016-2018)
TT Đào tạo, bồi dưỡng
1 Tiến sĩ y học 2 Thạc sĩ y học 3 Thạc sĩ chuyên ngành khác (CNTT; tài chính...) 4 Bác sĩ nội trú 5 Bác sĩ CK 2 6 Bác sĩ CK 1
7 Bác sĩ CK sơ bộ (định hướng chuyên
khoa)
8 Bác sĩ liên thông (chuyên tu)
9 Dược sĩ CK 2
10 Dược sĩ CK 1
13 Điều dưỡng CK 1
14 Cử nhân đại học điều dưỡng liên
thông
15 Cử nhân cao đẳng điều dưỡng liên
thông
TT Đào tạo, bồi dưỡng
16 Cử nhân đại học hộ sinh liên thông
17 Cử nhân cao đẳng hộ sinh liên thông
18 Cử nhân đại học kỹ thuật (XQ, XN,
GMHS) liên thông
19 Cử nhân cao đẳng kỹ thuật (XQ, XN,
GMHS) liên thông
20 Bồi dưỡng chuyên môn sâu (y, dược)
21 Bồi dưỡng chuyên môn 3-6 tháng (y,
dược)
22 Lý luận chính trị cao cấp
23 Lý luận chính trị trung cấp
24 Bồi dưỡng Quản lý nhà nước chuyên
viên cao cấp
25 Bồi dưỡng Quản lý nhà nước chuyên
viên chính
26 Bồi dưỡng Quản lý nhà nước chuyên
viên
27 Bồi dưỡng Quản lý/quản trị bệnh viện
28 Bồi dưỡng trưởng, phó phòng
29 Đào tạo liên tục (bồi dưỡng, cập nhật
kiến thức)
Trong việc thực hiện chính sách chọn cử bác sĩ giỏi (được đào tạo chính quy) đi bồi dưỡng chuyên sâu ở các bệnh viện lớn, có uy tín trong và ngoài nước (Bồi dưỡng chuyên sâu về chuyên môn), Sở Y tế đã phối hợp với Sở Nội vụ và các sở, ngành liên quan tham mưu HĐND và UBND tỉnh ban hành Quy định chính sách hỗ trợ cho bác sĩ được chọn, cử đi bồi dưỡng chuyên sâu về chuyên môn và quản lý bệnh viện trong nước và nước ngoài. Sở Y tế đã cử trên 100 lượt cán bộ đào tạo chuyên sâu về phẫu thuật sàn chậu, gây mê hồi sức, hồi sức sau mổ, tim mạch can thiệp, thụ tinh nhân tạo (IUI); … (hiện tại, kỹ thuật can thiệp tim mạch đã được triển khai tại bệnh viện đa khoa tỉnh). Việc cử bác sĩ đi bồi dưỡng chuyên môn chuyên sâu có các tác động tích cực: giúp xác định được cụ thể kỹ thuật cần được đào tạo và chỉ đào tạo một hoặc một số kỹ thuật chuyên biệt nên thời gian đào tạo ngắn. Hình thức đào tạo là “cầm tay chỉ việc” tại các bệnh viện đầu ngành nên sau đào tạo các bác sĩ nắm chắc kiến thức và kỹ năng thực hiện những kỹ thuật cụ thể và có thể thực hành được ngay.
Sở Y tế cũng đã triển khai thực hiện Đề án bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện Trung ương Huế về chuyên khoa Tim mạch, Chấn thương chỉnh hình và Ung bướu. Tổ chức Đoàn công tác làm việc với Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh về hợp tác, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực y tế cho tỉnh Quảng Ngãi. Sở Y tế tỉnh Quảng Ngãi đã ký kết Bản ghi nhớ về công tác đào tạo, hỗ trợ y tế giữa Sở Y tế và Bệnh viện Chung-Ang, Hàn Quốc (đã cử 04 bác sĩ đến Hàn Quốc bồi dưỡng về chuyên ngành sản phụ khoa, hiện tại 04 bác sĩ đã hoàn thành khóa học và đã trở về nước công tác, phục vụ). Tuy nhiên, số đối tượng được hưởng chế độ, chính sách theo Quyết định số 50/2017 của UBND tỉnh còn khiêm tốn, mới chỉ có 10 người.
Riêng tại bệnh viện Sản - Nhi, để đảm bảo nguồn nhân lực cho Bệnh viện, Sở Y tế đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ viên chức của Bệnh viện Sản - Nhi giai đoạn 2016 - 2020. Tham mưu UBND tỉnh phê duyệt Đề án Thuê chuyên gia Cu-ba hỗ trợ khám, chữa bệnh, đào tạo và chuyển giao kỹ thuật cho Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Quảng Ngãi. Nhờ đó, từ năm 2018 đến nay, ngành Y tế tỉnh Quảng Ngãi đã đạt được một số kết quả tích
cực. Số lượng các dịch vụ kỹ thuật mới, kỹ thuật cao trong khám, chữa bệnh được chuyển giao và ứng dụng thành công tăng lên rõ rệt, đặc biệt là tại Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện Sản - Nhi. Hiện nay, tại Quảng Ngãi đã giảm thiểu tình trạng chuyển người bệnh lên tuyến trên, nâng cao sự hài lòng của người bệnh đối với ngành Y tế của tỉnh.
Thực trạng triển khai cho thấy chỉ BVĐK tỉnh và Bệnh viện Sản - Nhi có cử bác sĩ đi bồi dưỡng chuyên sâu về chuyên môn như: tim mạch can thiệp, phẫu thuật thần kinh,…; các đơn vị còn lại chỉ mới tập trung vào bồi dưỡng một số lĩnh vực chuyên môn để đáp ứng phạm vi hoạt động chuyên môn như: Điện tim, Siêu âm, Phục hồi chức năng, Y học cổ truyền… Nội dung bồi dưỡng về quản lý cũng chỉ cử cán bộ tham dự các khóa đào tạo liên tục theo chương trình của Bộ Y tế với thời gian đào tạo 3 ngày (cán bộ quản lý); 5 ngày (cán bộ chuyên trách về quản lý chất lượng bệnh viện). Qua đó có thể thấy các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh còn chưa quan tâm nhiều đến vấn đề thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ viên chức. Đặc biệt là các mảng chuyên môn sâu. Đây là vấn đề tồn tại trong nhiều năm của ngành y tế tỉnh. Các kế hoạch đào tạo của tỉnh sẽ thống kê dựa trên kế hoạch đào tạo của từng đơn vị y tế. Sau đó sẽ điều chỉnh dựa trên ngân sách và tình hình cụ thể để đưa ra kế hoạch đào tạo chung cho ngành y tế tỉnh nhà. Tuy nhiên, qua số liệu trên có thể thấy chỉ có bệnh viện Sản - Nhi tỉnh có quan tâm nhiều đến vấn đề đào tạo cho nhân viên ở các lĩnh vực chuyên khoa sâu, còn các đơn vị khác hoàn toàn chưa quan tâm nhiều đến vấn đề này. Điều này dẫn tới trình độ chuyên môn của nhân lực y tế tỉnh chưa được nâng cao.
Dựa trên kế hoạch đào tạo dài hạn, ngành y tế còn tổ chức, triển khai công tác đào tạo lại, đào tạo liên tục, bồi dưỡng cấp nhật kiến thức các lĩnh vực về chuyên môn, quản lý, ngoại ngữ, tin học, nghiên cứu khoa học cho tất cả cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành y tế. Bên cạnh đào tạo Ngành còn tổ chức các Hội nghị khoa học trong nước, quốc tế tại tỉnh Quảng Ngãi nhằm tạo điều kiện cho cán bộ có điều kiện giao lưu, trao đổi, học tập và chia sẻ các thành tựu, kiến
thức khoa học giúp việc nâng cao kiến thức, tay nghề trong công tác chẩn đoán, khám, điều trị và công tác phòng bệnh.
Về chính sách hỗ trợ chi phí cho quá trình đào tạo, bồi dưỡng: Thực tế, thực trạng triển khai thực hiện cho thấy chính sách hỗ trợ cho nhân viên y tế nói chung và bBác sĩ khi được cử đi bồi dưỡng chỉ mới giải quyết được học phí và chi phí đi lại theo quy định, một số trường hợp được hỗ trợ chi phí ăn, ở với mức từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng/người/tháng tùy theo đơn vị; các trường hợp đi bồi dưỡng trên 3 tháng chỉ được hưởng tiền lương mà không được hưởng các khoản phụ cấp. Như vậy, chính sách hỗ trợ chưa đáp ứng được mức sinh hoạt tối thiểu của người đi học nên chưa khuyến khích được nhân viên y tế yên tâm tham gia các khóa bồi dưỡng. Đặc biệt là các bác sĩ giỏi, có trình độ chuyên môn cao (các bác sĩ này có nhiều cơ hội để tăng thu nhập chính đáng như phụ cấp thường trực, phẫu thuật, thủ thuật tại bệnh viện; khám bệnh, chữa bệnh ngoài giờ làm việc) không muốn tham gia các khóa bồi dưỡng hoặc có được cử đi học cũng không toàn tâm cho việc học. Chính vì vậy, để giảm bớt những khó khăn, thiệt thòi và khuyến khích các bác sĩ có trình độ, năng lực chuyên môn tốt tích cực học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ từng bước tạo được nguồn nhân lực có chất lượng chuyên môn cao; năng lực quản lý đáp ứng nhu cầu thì việc HĐND tỉnh Quảng Ngãi ban hành một chính sách đặc thù nhằm hỗ trợ cho bác sĩ được cử đi bồi dưỡng chuyên sâu về chuyên môn và quản lý bệnh viện là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Cụ thể, chính sách hỗ trợ kinh phí bồi dưỡng chuyên sâu về chuyên môn và quản lý bệnh viện trong và ngoài nước như Bảng 2.6 sau:
Bảng 2.6. Dự kiến kinh phí thực hiện (giai đoạn 2017-2020) “Chính sách hỗ trợ cho Bác sĩ được chọn, cử đi bồi dưỡng chuyên sâu về chuyên môn và quản lý bệnh viện trong
nước và ở nước ngoài”
ĐVT: Triệu đồng
TT
Nội dung chi TT
Nội dung chi
Tổng cộng I Bồi dưỡng trong nước 1 1 tháng - Chi phí sinh hoạt, ăn, ở 2 > 1 tháng (trung bình 6 tháng) - Chi phí sinh hoạt, ăn, ở (Số lượt* 6 tháng)
- Chi phí đi lại (số
lượt*3) II Bồi dưỡng nước ngoài 1 Học phí 2 Chi phí làm hộ chiếu, visa
TT
Nội dung chi
3 Hỗ trợ tiền sinh
hoạt phí
4 Tiền vé máy bay
5 Lệ phí sân bay,
tiền tàu, xe từ sân bay đến trường và ngược lại
6 Tiền tàu xe đi và
về cho một người từ cơ quan hoặc nơi ở đến sân bay.
7 Các khoản chi
khác có liên quan theo quy định của nước sở tại
Nguồn: Báo cáo Sở Y tế tỉnh Quảng Ngãi
Về công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đối tượng được thu hút: Sau khi tiếp nhận, đã cử 15 người đi đào tạo chuyên khoa sau đại học (bác sĩ nội trú: 01, thạc sĩ y khoa: 05, bác sĩ CKI: 06, thạc sĩ Dược: 01, định hướng chuyên khoa: 02). Ngoài chính sách thu hút, ưu đãi nguồn nhân lực chuyên môn cao, Sở Y tế còn thực hiện chính sách đãi ngộ đối với bác sĩ, dược sĩ đại học và những người có trình độ sau đại học chuyên ngành y, dược đang công tác tại các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh Quảng Ngãi.