Tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý về việc thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng viên chức ngành y tế tại tỉnh Quảng Ngã

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH đào tạo, bồi DƯỠNG VIÊN CHỨC NGÀNH y tế ở TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 86 - 91)

đào tạo, bồi dưỡng viên chức ngành y tế tại tỉnh Quảng Ngãi

Công tác chỉ đạo, quản lý có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng viên chức ngành y tế. Năng lực chỉ đạo, quản lý và tổ chức triển khai thực hiện chính sách của đội ngũ quản lý được phản ánh qua khả năng, kiến thức và kỹ năng trong quá trình ra quyết định, chỉ đạo, quản lý, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng. Những năng lực đó được biểu hiện ở khả năng am hiểu rõ ràng, cụ thể và chính xác các mục tiêu của chính sách, đối tượng chính sách và các quy định quy chế, các giải pháp thực hiện. Ngoài ra, phải có khả năng thu thập cũng như cập nhật thông tin một cách nhanh chóng, chính xác để có thể phản ánh quá trình tổ chức triển khai và kết quả thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ viên chức từ các cơ sở y tế tổ chức thực hiện. Trên cơ sở những thông tin được xử lý thông quan dữ liệu thu thập được trong quá trình theo dõi, kiểm tra phải đối chiếu với các quy định trong nội quy, quy chế đã được xây dựng từ trước và trong quá trình xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng. Từ đó có cơ sở để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý những hành vi vi phạm (nếu có); đề xuất các giải pháp nhằm chấn chỉnh trong quá trình thực hiện chính sách góp phần nâng cao hiệu quả trong tổ chức thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng viên chức ngành y tế tỉnh Quảng Ngãi.

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trong thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng viên chức ngành y tế trong điều kiện hiện nay. Giải pháp này đòi hỏi các cấp ủy Đảng, chính quyền từ trung ương đến địa phương phải thực hiện sự quyết liệt và thống nhất trong việc triển khai thực hiện chính sách đào tạo bồi dưỡng viên chức ngành y tế; trong công tác chỉ đạo, điều hành giải quyết công việc một cách hiệu quả, chính xác. Trong công tác lập kế hoạch cần chú trọng đến khâu phân công, phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị; trong thực hiện chính sách đào tạo bồi dưỡng, cần có sự lãnh đạo kịp thời không để chồng chéo, trùng lặp chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quản, đơn vị, cá nhân trong tổ chức triển khai chính sách. Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất việc đùn đẩy, không xác định được trách nhiệm của các chủ thể trong quá trình thực hiện chính sách hoặc nếu có vấn đề nảy sinh xảy ra. Trong chỉ đạo, quản lý thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng phải đảm bảo tính thống nhất, tính đồng bộ theo một kế hoạch chặt chẽ và khoa học. Đồng thời, cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng của viên chức ngành y tế. Kịp thời phát hiện, ngăn chặn, đẩy lùi những hành vi đi lệch hướng so với mực tiêu của chính sách đào tạo, bồi dưỡng. Bên cạnh đó, cần kiểm tra giám sát, xử lý các hành vi vi phạm trong nội quy, quy chế (nếu có); đồng thời phải đi liền với khen thưởng, động viên kịp thời các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt chính sách.

Việc xem xét, đánh giá kết quả tổ chức thực hiện chính sách đào tạo bồi dưỡng của các đối tượng được thụ hưởng trực tiếp hoặc thụ hưởng gián tiếp từ chính sách cũng là nhiệm vụ quan trọng. Căn cứ để đánh giá thường được dựa trên tinh thần hưởng ứng với các mục tiêu của chính sách đào tạo bồi dưỡng, ý thức tuân thủ chấp hành những quy định, nội quy, quy chế đã được ban hành để thực hiện mục tiêu của chính sách. Theo đó, quá trình đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm thực hiện chính sách đào tạo bồi dưỡng đội ngũ viên chức ngành y tế tương đối khó khăn và phức tạp, đòi hỏi các cơ quan, đơn vị và cá nhân khi tham gia hoạt động đánh giá phải có kiến thức chuyên môn sâu, có kỹ năng và năng lực nhất định. Không có các yếu tố trên thì rất khó có thể đánh giá được một cách chính xác kết

quả tổ chức thực hiện chính sách và rút ra được những bài học kinh nghiệm trong thực hiện chính sách.

Sau quá trình tổ chức triển khai thực hiện cần đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm việc thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ viên chức y tế. Hoạt động xem xét, đánh giá, kết luận về sự chỉ đạo, điều hành trong tổ chức thực hiện chính sách của chủ thể thực hiện chính sách, cũng như việc chấp hành quá trình thực hiện chính sách của các đối tượng thụ hưởng. Để có thể đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm việc thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng một cách chính xác, khoa học cần phải căn cứ vào các tiêu chí cụ thể. Các tiêu chí đánh giá công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện chính sách đào tạo bồi dưỡng của các cơ quan, đơn vị, và của các đội ngũ viên chức thực hiện chính sách được xây dựng trên cơ sở là bả kế hoạch, nội quy, quy chế đã được ban hành trong quá trình xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách. Bên cạnh đó, có thể sử dụng các văn bản liên tịch, các báo cáo kết quả thực hiện chính sách của các cơ quan, đơn vị. Trong quá trình đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm đòi hỏi đội ngũ lãnh đạo phải có năng lực chỉ ra được những ưu điểm, hạn chế; những kinh nghiệm thực hiện chính sách được đánh giá cao; các cơ quan, đơn vị và các cá nhân thực hiện chính sách hiệu quả và chưa hiệu quả.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở hệ thống hóa các kiến thức cơ sở lý luận chung về chính sách đào tạo bồi dưỡng viên chức ngành y tế ở chương 1; những phân tích, đánh giá tổng quan về đội ngũ viên chức ngành y tế, thực trạng tổ chức thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng viên chức ngành y tế ở chương 2. Học viên đã phân tích, tổng hợp và đưa ra một số quan điểm, các mục tiêu và phương hướng tổ chức thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng của tỉnh Quảng Ngãi. Một số giải pháp đã được đưa ra nhằm gợi ý về mặt cơ chế chính sách, tuyên truyền nhận thức và về mặt kỹ thuật nhằm nâng cao hơn nữa quá trình tổ chức thực hiện chính sách đào tạo bồi dưỡng đội ngũ viên chức ngành y tế như: cần tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ viên chức y tế; bên cạnh đó phải đổi mới nhận thức của

các chủ thể trong thực hiện chính sách; đồng thời cần nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ trong thực hiện chính sách; phải đẩy mạnh hơn nữa công tác chỉ đạo, quản lý của các cấp chính quyền về việc thực hiện chính sách; việc quan trọng là phải tăng cường công tác quản lý việc thực hiện nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ viên chức; chú trong đầu tư các nguồn lực là công tác rất cần thiết để góp phần thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ viên chức ngành y tế.

Đồng thời học viên cũng mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị, đề xuất với các cấp chính quyền nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng thực hiện chính sách đào tạo bồi dưỡng viên chức ngành y tế phù hợp với đặc điểm trong tình hình mới.

KẾT LUẬN

Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ viên chức y tế là một nhiệm vụ cấp bách và quan trọng của chiến lược phát triển ngành y tế ở Việt Nam hiện nay. Thông qua quá trình nghiên cứu tài liệu, học viên đã hệ thống hóa được các nội dung lý luận về chính sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ viên chức nói chung và chính sách đào tạo, bồi dưỡng viên chức ngành y tế nói riêng. Đồng thời, trên cơ sở nghiên cứu thực tế tại tỉnh Quảng Ngãi, học viên cũng đã chỉ ra được thực trạng thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ viên chức ngành y tế trong phạm vi nghiên cứu này, qua đó đề xuất được các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hoạch định và nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng viên chức y tế.

Luận văn này về cơ bản đã giải quyết được đầy đủ các yêu cầu khoa học trong nội dung, phạm vi và vấn đề nghiên cứu. Tuy nhiên luận văn cũng còn hạn chế trong việc sử dụng số liệu và dữ liệu nghiên cứu. Bên cạnh đó, nội dung nghiên cứu cũng không quá mới mẻ. Tuy nhiên, học viên đã nổ lực trong việc phân tích và đánh giá dưới góc nhìn của bản thân về tình hình thực tế tại tỉnh Quảng Ngãi. Ngoài ra, còn có một số yếu tố hạn chế về mặt chủ quan của học viên. Do đó, luận văn cũng chưa đạt được sự toàn vẹn trong việc thể hiện và truyền tải nội dung nghiên cứu. Đây cũng là một khuyến khuyết, một điểm còn hạn chế của luận văn. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để học viên có thể tiếp tục theo đuổi nội dung nghiên cứu này trong những cấp học cao hơn có thể có trong tương lai.

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH đào tạo, bồi DƯỠNG VIÊN CHỨC NGÀNH y tế ở TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 86 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w