của vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của viên chức y tế. Trong đào tạo bồi dưỡng viên chức y tế cần xác định chính xác đối tượng, kiến thức kỹ năng cần thiết phải đào tạo, bồi dưỡng cho họ. Hay nói một cách khác đào tạo, bôi dưỡng viên chức y tế phải gắn với nhu cầu, yêu cầu sử dụng trong khám chữa bệnh, điều trị và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Như vậy, đào tạo, bồi dưỡng viên chức y tế là giải pháp quan trọng không thể thiếu cần phải sử dụng để can thiệp, tác động đến đối tượng chính sách nhằm đạt được mục tiêu chính sách, phát triển viên chức y tế.
3.2.1. Hoàn thiện thể chế, chính sách đào tạo bồi dưỡng viên chức ngành ytế tế
Nhân lực y tế là một bộ phận rất quan trọng, là điều kiện quyết định chất lượng và hiệu quả hoạt động của hệ thống y tế trong bối cảnh kinh tế - xã hội ngày càng phát triển. Chuẩn mực chăm sóc sức khỏe của nhân dân đòi hỏi cao hơn cả về số lượng lẫn chất lượng. Mô hình bệnh tật đã thay đổi theo xu hướng tỷ lệ các bệnh không lây nhiễm gia tăng liên tục ở mức cao. Bên cạnh đó, tình hình dịch bệnh diễn ra phức tạp. Vì vậy, để thực hiện mục tiêu đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực y tế đáp ứng yêu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, hướng tới hội nhập quốc tế, đòi hỏi cần hoàn thiện thể chế, chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực y tế hợp lý cả trước mắt và lâu dài.
Các giải pháp trong việc hoàn thiện thể chế, chính sách đào tạo bồi dưỡng viên chức ngành y tế cần được cân nhắc như:
Một là, đẩy mạnh việc tái rà soát, sửa đổi, bổ sung để đảm bảo hệ thống văn
bản quy phạm pháp luật hiện hành theo hướng đồng bộ, thống nhất nhằm tạo hiệu ứng tác động tích cực đối với thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức viên chức trên địa bàn tỉnh.
Trong đó, cần chú trọng hoàn thiện công tác hoạch định các văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ viên chức ngành y tế của tỉnh Quảng Ngãi phải trên cơ sở xuất phát từ thực tiễn, thiết lập cơ chế phát huy dân chủ trong
việc lắng nghe, trao đổi - thảo luận, tập hợp lấy ý kiến từ các cơ sở y tế, đội ngũ y bác sỹ, chuyên gia và các tổ chức, cá nhân chịu sự điều chỉnh của văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực y tế trên địa bàn. Giải pháp này để tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ viên chức ngành y tế của tỉnh Quảng Ngãi.
Đồng thời, cần đẩy mạnh kịp thời việc hoàn thiện công tác quy hoạch phát triển nguồn nhân lực YT trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi theo vị trí việc làm. Đây là cơ sở chủ động đảm bảo tính hướng đích cho các ngành, các cấp trong việc triển khai thực hiện chính sách nhằm đáp ứng nguồn nhân lực y tế mà đội ngũ viên chức đóng vai trò chủ chốt cho ngành y tế của tỉnh.
Mặt khác, ban hành chủ trương cho phép ngành Y tế được sử dụng ngân sách nhà nước cấp để đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa và nâng cao bằng cấp chuyên môn cho nhân viên y tế tuyến huyện, xã. Đặc biệt là đào tạo bác sĩ liên thông (chuyên tu) cho viên chức y tế tuyến xã và đào tạo trình độ chuyên khoa cấp I, cấp II cho bác sĩ (tốt nghiệp hệ chuyên tu) tuyến huyện, xã.
Hai là, kiến nghị Bộ Nội vụ, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép các
Trường Đại học đào tạo liên thông y sĩ (ở tuyến xã, huyện) lên trình độ bác sĩ để đảm bảo nguồn nhân lực bác sĩ trong thời gian đến tại tuyến huyện, xã.
Ba là, điều chỉnh sửa đổi, bổ sung một số quy định về chính sách chọn cán bộ
y tế (mà không nhất thiết áp dụng điều kiện cứng chỉ dành cho các đối tượng viên chức y tế có xuất xứ đào tạo chính quy tập trung) để cử đi đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn sâu cho phù hợp với thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi (gắn với các cam kết phục vụ ngành y tỉnh nhà), nhằm mở rộng điều kiện áp dụng cho mọi đối tượng viên chức y tế, miễn là chứng thực được năng lực và triển vọng đóng góp của họ. Vì vậy, đề nghị ngành y tế của tỉnh tham mưu đề xuất UBND – HĐND tỉnh và tỉnh ủy Quảng Ngãi về việc xem xét sửa đổi sớm các nội dung quy định của Kết luận số 17-KL/TU ngày 19/4/2016 của Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 3, Khóa XIX có liên quan theo hướng nêu trên nhằm phù hợp đặc điểm thực tiễn của Quảng Ngãi. Bởi hầu hết bác sĩ công tác tại tuyến huyện (miền núi) và 100% bác sĩ tuyến xã đều được
đào tạo hệ chuyên tu; điều kiện kinh tế của số cán bộ y tế này vẫn còn khó khăn, mức thu nhập thấp nên không thể “tự túc” kinh phí để tham gia các khóa đào tạo nâng cao trình độ chuyên khoa I, chuyên khoa II...
Bốn là, tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ thường
xuyên nhằm nâng cao tay nghề cho các nhân viên y tế.
Năm là, đào tạo nguồn nhân lực y tế cần phải liên tục và thường xuyên, nhất
là đội ngũ bác sĩ, dược sĩ.
Sáu là, đa đạng hoá các loại hình đào tạo: chính qui, tại chức, cử tuyển, đào
tạo theo địa chỉ, theo nhu cầu, bồi dưỡng, chuyển giao kỹ thuật, đào tạo chuyên sâu, đào tạo nâng cao, ...
Bảy là, các cấp lãnh đạo của ngành y tế cần đưa ra đa dạng phương thức đào
tạo và đào tạo lại, bồi dưỡng để các đối tượng tham gia có nhiều sự lựa chọn và linh hoạt khi tham gia nhằm đảm bảo vừa có thể tiếp tục tham gia điều trị, chăm sóc người bệnh vừa có thể tham gia đào tạo liên tục, như đào tạo ngắn hạn (có thời gian dưới 3 tháng), đào tạo từ 3 tháng đến dưới 01 năm, đào tạo thời gian trên 01 năm. Trong những năm tới, đối với tỉnh Quảng Ngãi nên tập trung ưu tiên đào tạo chuyên sâu và bồi dưỡng nâng cao kỹ năng cho một bộ phận của đội ngũ y bác sỹ là cần thiết. Vì nếu không có giải pháp quyết liệt, thì nguy cơ sẽ thiếu hụt nghiêm trọng bác sĩ tuyến xã (do thực tế bác sĩ hệ chính quy tuyển dụng rất khó khi đặt hàng phục vụ tại tuyến xã, thậm chí cả tuyến huyện, trong khi số bác sĩ đương chức theo thời gian sẽ dần nghỉ hưu theo chế độ).
Tám là, tạo điều kiện thuận lợi cho các sinh viên có thể vừa học vừa làm. Ban
hành và thực hiện chính sách hỗ trợ học bổng, chi phí đào tạo và có điều kiện ràng buộc.
Chín là, tạo điều kiện về thời gian cho các đối tượng được đào tạo, do đó cần
phải bố trí người khác đảm nhận vị trí công việc hiện tại của người được cử đi đào tạo.
Mười là, tăng cường liên kết hợp tác với các nước phát triển nhằm đào tạo các
nguồn nhân lực y tế trình độ cao.
Từ những thay đổi hoàn thiện thể chế, chính sách đào tạo bồi dưỡng viên chức ngành y tế giúp góp phần nâng cao hiệu quả trong việc hoàn thiện thực hiện chính