Duy trì và điều chỉnh chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 28 - 30)

triển văn hóacác dân tộc thiểu số

Bước phân công, phối hợp thực hiện các nhiệm vụ chính sách này tiến hành theo chương trình kế hoạch hành động được duyệt nhưng cần đảm bảo sự phân công – phân nhiệm rõ ràng của các cơ quan và các hoạt động phải có sự tương tác đồng bộ để đảm bảo các mục tiêu chính sách.

Các chủ thể tham gia thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số không chỉ có các cơ quan nhà nước, các tổ chức trong hệ thống chính trị và đội ngũ nhân sự là cán bộ, công chức, viên chức, mà còn phải coi trọng chủ thể trung tâm của chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa là mọi người dân của tất cả các thành phần dân tộc. Theo đó, việc cần thiết trong thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa là phải xác lập một cơ chế phối hợp giữa các chủ thể tham gia.

Việc tổ chức phân công và phối hợp để thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa phải theo kế hoạch chương trình thực hiện chính sách được duyệt, phải gắn kết làm rõ vai trò trách nhiệm cơ quan, cá nhân chủ trì/ điều phối, vai trò trách nhiệm cơ quan, cá nhân tham gia là thành viên chính; vai trò trách nhiệm cơ quan, cá nhân là thành viên phối hợp thực hiện (tránh tình trạng chung chung, không cụ thể rõ ràng xảy ra).

1.2.4. Duy trì và điều chỉnh chính sách bảo tồn và phát triển văn hóacác dân tộc thiểu số các dân tộc thiểu số

24

Việc duy trì chính sách này cần đảm bảo các điều kiện cần: (1) Hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực bảo tồn và phát triển văn hóa có đầy đủ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn tương ứng; có đủ khả năng tổ chức điều hành và triển khai tính khả thi chương trình hành động ở lĩnh vực này; (2) Các nguồn lực vốn ngân sách, cơ sở vật chất, phương tiện và kỹ thuật phải được phân bổ đủ để đảm bảo phục vụ chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa, đặc biệt là bên cạnh lực lượng cán bộ, công chức, viên chức thì cần hình thành mạng lưới cộng tác viên rộng khắp để thực hiện chính sách này; (3) Có cơ chế, quy chế cụ thể về phân công - phối hợp thực hiện chính sách này.

Sự duy trì ổn định, thuận lợi đối với chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số hay không là tùy thuộc vào mức độ đồng thuận trong phối hợp giữa các chủ thể, đó là: (1) Các cơ quan, tổ chức và cá nhân có thẩm quyền trong tổ chức điều hành thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa cần tạo lập môi trường ổn định để thuận lợi cho quá trình thực hiện chính sách này; (2) Chủ thể là người dân ở tất cả các thành phần dân tộc là người chấp hành chính sách này, họ cần tự giác, tích cực tham gia vào quá trình chính sách này. Nếu việc tiến hành những hoạt động này có tính đồng bộ thì việc duy trì chính sách này là thuận lợi.

Việc điều chỉnh chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa trong quá trình thực hiện là nhiệm vụ cần thiết và rất quan trọng khi diễn biến của tác động chính sách không thuận chiều. Những cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành chính sách này cũng là cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh chính sách. Quyền điều chỉnh chính sách cần tập trung đổi mới cơ chế, sáng kiến biện pháp phù hợp thực hiện để đáp ứng mục tiêu kỳ vọng của chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa (chứ không nên/ không được làm phá vỡ mục tiêu ban đầu chính sách này).

25

1.2.5. Theo dõi, kiểm tra và đôn đốc thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 28 - 30)