bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số
Trong triển khai chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số phải thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở nhằm gia tăng vai trò trách nhiệm tham gia và năng lực sáng tạo của các chủ thể, nhất là chủ làng, các già làng, những người có uy tín tiêu biểu trong làng, sự tham gia tích cực của nhân dân trong việc bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử văn hóa, xây dựng các thiết chế văn hóa, khôi phục các loại hình văn hóa văn nghệ, làng nghề truyền thống ở các làng xã.
Đối với các hạn mức hỗ trợ cụ thể cho từng loại hình văn hóa từ các Đề án “Hỗ trợ bảo tồn, phát huy một số loại hình văn hóa các DTTS miền núi
tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2020 - 2025” trong quá trình triển khai trên địa
bàn huyện Bắc Trà My, cần phải đảm bảo dựa trên nguyên tắc có sự tham gia, giám sát của cộng đồng, lấy cộng đồng làm chủ thể trung tâm. Trong đó tập trung các mục tiêu cụ thể cần được hỗ trợ bảo tồn, đó là: ngôn ngữ, chữ viết; xây dựng mới và sửa chữa nhà làng truyền thống cho các thôn; bảo tồn, phát huy nghề dệt và trang phục truyền thống; hỗ trợ các thôn, các trường phổ thông dân tộc nội trú chiêng, trống để duy trì, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ; phục dựng, bảo tồn, phát huy lễ hội truyền thống; hỗ trợ bảo tồn, phát huy các loại hình nghệ thuật dân gian...
Trên địa bàn huyện cần tăng cường tái rà soát các thôn làng, tham khảo ý kiến của nghệ nhân để có cơ sở đánh giá đúng hiện trạng thực chất, nhu cầu của từng nhóm dân tộc, từng làng để đầu tư cho chính xác, trọng điểm. Đổi mới cơ chế chính sách đối với nghệ nhân để họ truyền dạy di sản văn hóa cho thế hệ sau, hướng dẫn từng loại hình nghệ thuật cho dân tộc mình thông qua các loại hình câu lạc bộ gắn bó với tính bản địa. Cần tập trung ưu tiên sưu
75
tầm các loại hình văn hóa dân gian của bốn nhóm tộc người (Cor, Xê Đăng, Ca Dong, Mơ Nông).
Đối với việc sưu tầm thống kê danh mục di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào miền núi hay việc lựa chọn đầu tư xây dựng nhà làng và nhà ở, thì cần chú trọng khảo sát nhu cầu và ý kiến nguyện vọng của cộng đồng địa phương. Bởi vốn văn hóa đồng bào DTTS không chỉ có cồng chiêng, trang phục, kiến trúc nhà ở, lễ hội sinh hoạt mà giá đỡ quan trọng của nó còn là hệ thống kho tàng tri thức bản địa về sản xuất, sinh kế của họ.
Hình 3.1. Các hoạt động trong đời sống hằng ngày - vốn tri thức bản địa, cũng đồng thời là bản sắc văn hóa của đồng bào miền núi