Hệ thống các chính sách, pháp luật của Nhà nước

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 34 - 37)

Hệ thống các văn bản pháp luật trực tiếp quy định về việc thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các DTTS hiện hành bao gồm:

- Ngày 29/6/2001, Quốc hội đã ban hành văn bản số 28/2001/QH2001

Luật di sản văn hóa. Luật đã nêu rõ: Nhà nước có chính sách khuyến khích

việc sưu tầm, biên soạn, dịch thuật, thống kê, phân loại và lưu giữ các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian của cộng đồng các dân tộc Việt Nam; Nhà nước có chính sách khuyến khích việc duy trì, phục hồi và phát triển các nghề thủ công truyền thống có giá trị tiêu biểu; nghiên cứu và ứng dụng những tri thức về y, dược học cổ truyền; duy trì và phát huy giá trị văn hóa ẩm thực, giá trị về trang phục truyền thống dân tộc và các tri thức dân gian khác; Nhà nước tạo điều kiện duy trì và phát huy giá trị văn hóa của các lễ hội truyền thống

- Quyết định 124/2003/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020. Mục tiêu tổng quát: bảo tồn, kế thừa có

30

chọn lọc và phát huy những tinh hoa văn hóa truyền thống, xây dựng và phát triển những giá trị văn hóa mới về văn hóa, nghệ thuật của các DTTS; Tổ chức điều tra, sưu tầm nghiên cứu phổ biến các giá trị văn hóa nghệ thuật; bảo tồn, phát huy các nghề thủ công truyền thống của các DTTS, đẩy mạnh xây dựng và phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa, thông tin, phát triển các hoạt động văn hóa văn nghệ lành mạnh; Điều tra, khảo sát, thống kê, quản lý, tổ chức sưu tầm, nghiên cứu, giới thiệu, lưu giữ các loại hình văn học, nghệ thuật dân gian của các dân tộc, sáng tạo những giá trị mới về văn học, nghệ thuật trên cơ sở kế thừa và phát huy những sắc thái riêng, độc đáo truyền thống, tổ chức và hướng dẫn những biện pháp quản lý, giữ gìn, phát huy các hoạt động văn hoá lễ hội truyền thống, phong tục tập quán lành mạnh của các DTTS; Lựa chọn một số địa chỉ tập trung phong phú, đặc sắc về văn hoá truyền thống của từng dân tộc để bảo tồn và phát huy; Điều tra, khảo sát, phân loại, bảo tồn, phát huy và phát triển các nghề thủ công truyền thống, văn hoá ẩm thực của các DTTS.

- Chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam đến năm 2020 (Ban hành kèm theo Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 06/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ). Chiến lược đã nêu quan điểm xây dựng và phát triển văn hoá. Nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược là: Giữ gìn bản sắc và sự đa dạng của văn hoá các dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chính trị - xã hội to lớn ở kỷ nguyên toàn cầu hoá; Coi trọng và tổ chức thực hiện các chương trình về bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp và xây dựng, phát triển những giá trị mới về văn hoá, văn học, nghệ thuật, đặc biệt là hỗ trợ sự phát triển ngôn ngữ, chữ viết của các DTTS; Có chính sách và giải pháp cụ thể xây dựng đội ngũ trí thức trong các DTTS; Phát hiện, bồi dưỡng, tổ chức lực lượng sáng tác, sưu tầm, nghiên cứu văn hoá, văn học, nghệ thuật DTTS. Ưu tiên tài trợ cho các tác giả người DTTS có tài năng, sáng tạo các tác phẩm về đề tài dân tộc và

31

miền núi. Đẩy mạnh các hoạt động bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá các DTTS. Thông qua hoạt động du lịch văn hoá được tổ chức, quản lý tốt, góp phần nâng cao đời sống tinh thần, tạo công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo cho đồng bào vùng dân tộc, miền núi.

- Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội về Phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

- Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

- Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa.

- Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về công tác dân tộc.

- Quyết định số 2723/QĐ-BVHTTDL ngày 03/8/2016 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về phê duyệt Dự án “Gắn kết phát triển kinh tế và bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số”.

- Quyết định số 209/QĐ-BVHTTDL ngày 18/01/2019 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”.

- Chương trình hành động số 29-CTr/TU ngày 28/8/2014 của Tỉnh uỷ Quảng Nam về thực hiện Nghị quyết số 33/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

- Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 17/8/2016 của Tỉnh uỷ Quảng Nam về phát triển kinh tế - xã hội miền núi gắn với định hướng thực hiện một số dự án

32

lớn tại vùng Tây tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025.

- Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 27/12/2016 của Tỉnh uỷ Quảng Nam về phát triển du lịch Quảng Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.

- Nghị quyết số 58/2019/NQ-HĐND ngày 21/5/2019 của HĐND huyện Bắc Trà My về phát triển du lịch huyện Bắc Trà My giai đoạn 2019 - 2025, định hướng đến năm 2030.

- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Bắc Trà My khóa XIX, nhiệm kỳ 2020 – 2025 (số 04-NQ/ĐH ngày 30/7/2020).

Song song với các đề án lớn, nhiều dự án cũng được triển khai có hiệu quả, bám sát đời sống thực tế từng địa bàn, khu vực như: “Tập huấn cán bộ văn hóa- thông tin cho các xã đặc biệt khó khăn (khu vực 3) từ 2016-2020”; “Hỗ trợ phương tiện hoạt động văn hoá cho các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn”; “Bảo tồn một số làng, bản, buôn, lễ hội tiêu biểu của các dân tộc thiểu số”; “Sản xuất, cấp sách và văn hoá phẩm thiết thực, phù hợp với các xã khó khăn của miền núi và vùng dân tộc trọng điểm”; “Cấp xe văn hoá thông tin lưu động cho các huyện miền núi”...

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 34 - 37)