Xuất kiến nghị đối với địa phương

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 81 - 85)

Một là, dù trong điều kiện nào chăng nữa, việc thực thi chính sách bảo

tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số đều yêu cầu chính quyền huyện Bắc Trà My phải đảm bảo dựa trên nguyên tắc có sự tham gia, giám sát của cộng đồng, lấy cộng đồng làm chủ thể trung tâm.

Hai là, để đảm bảo góp phần cách thức thực thi hiệu quả chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số, chính quyền địa phương cần đổi mới cơ chế chia sẻ lợi ích giữa cộng đồng với Nhà nước, giữa chủ đầu tư dự án và người dân trong quá trình tổ chức thực hiện các chính sách, dự án kinh tế xã hội trên địa bàn. Mà trong đó, việc triển khai chính sách tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất khu vực có đông đồng bào tộc người thiểu số là một điển hình, chính quyền địa phương (cả cấp tỉnh Quảng Nam và huyện Bắc Trà My) phải đổi mới cơ chế chính sách về tạo dựng điều kiện môi trường sinh kế thích hợp và giữ gìn giá trị bản sắc văn hóa tộc người cho người dân TĐC vùng dự án thủy điện. Hơn nữa, việc kiến nghị này còn xuất phát từ yếu tố đất đai là cội nguồn của mọi vấn đề rất nhạy cảm, nên cần ưu tiên giải quyết vừa cấp bách vừa lâu dài để các hộ tái định cư là đồng bào tộc người thiểu số sớm ổn định và phát triển sản xuất, tái thiết cuộc sống. Vì vậy, cần tăng cường trách nhiệm của chính quyền địa phương và các sở ngành có

77

chức năng và liên quan tập trung dành quyền ưu tiên trong việc tìm kiếm, rà soát quỹ đất sản xuất để gia tăng tính chủ động trong giải quyết về nhu cầu đất sản xuất cho đồng bào tái định cự trên địa bàn huyện Bắc Trà My.

Nói cách khác, phải đề cao trách nhiệm giải trình của chính quyền địa phương, nhất là người đứng đầu trong quá trình kết nối toàn diện với các chương trình, dự án có liên quan để phù hợp với thực tiễn nhu cầu, tâm tư, nguyện vọng và đặc điểm của đời sống tinh thần của cộng đồng từng tộc người trên địa bàn.

Tiểu kết chương 3

Luận văn tập trung đề xuất hai nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số ở huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam giai đoạn hiện nay, cụ thể đó là:

(1) Nhóm giải pháp hoàn thiện hệ thống chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số ở huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam hiện nay: đề xuất 04 giải pháp cụ thể.

(2) Nhóm giải pháp về hoạt động của địa phương khi hiện thực hoá các chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số ở huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam hiện nay: đề xuất 04 giải pháp cụ thể.

Đồng thời để góp phần triển khai có hiệu quả các nhóm giải pháp nêu trên, kết quả luận văn còn đề xuất hai nhóm kiến nghị đối với Trung ương và đối với địa phương.

78

KẾT LUẬN

Trong mối quan hệ bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc, thì bảo tồn văn hóa dân tộc giữ vai trò của yếu tố ổn định, là cơ sở kế thừa các giá trị bản sắc để thúc đẩy phát triển văn hóa dân tộc bền vững; còn phát triển văn hóa dân tộc là ở trạng thái động, lấy đời sống văn hoá cùng với sự vận hành của giá trị văn hóa làm đối tượng, hướng đến mục tiêu cao nhất là phát triển con người. Từ cơ sở này, có thể hiểu: thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa là việc tổ chức hoạt động của các chủ thể tham gia vào quá trình triển khai chương trình hành động về lĩnh vực văn hóa bằng các công cụ, giải pháp đã xác lập trong các quyết định pháp lý nhằm hiện thực hóa mục

tiêu xác định của nhà nước về bảo tồn và phát triển văn hóa. Thông qua khái

niệm này, luận văn tập trung trình bày có hệ thống về quy trình sáu bước thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa. Đồng thời, chỉ ra chính sách bảo tồn và phát triển văn các dân tộc thiểu số ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay; và phân tích các tác động của yếu tố văn hóa; tác động của yếu tố kinh tế; tác động của yếu tố con người đến quá trình thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các DTTS. Đây là vấn đề lý luận về thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các DTTS.

Trên cơ sở giới thiệu những nét chung về các DTTS ở tỉnh Quảng Nam, đặc biệt phân tích một số đặc trưng chung của văn hóa các DTTS ở tỉnh Quảng Nam; và khái quát những nét chính của văn hóa các DTTS ở huyện Bắc Trà My. Đây là căn cứ đối chiếu tập trung nghiên cứu phân tích đánh giá thực trạng thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển văn các DTTS ở huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2015- 2020: (1) Công tác ban hành văn bản chính sách bảo tồn và phát triển văn các DTTS của tỉnh Quảng Nam và huyện Bắc Trà My; (2) Thực tiễn kết quả đạt được trong quá trình thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển văn các DTTS ở huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2015- 2020; (3) Tập trung phân tích làm rõ mười

79

một vấn đề bất cập đang đặt ra (như đã nêu trong luận văn) trong thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển văn các DTTS ở huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam. Đây là luận cứ thực tiễn để đề xuất hai nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các DTTS ở huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam giai đoạn hiện nay, cụ thể đó là:

(1) Nhóm giải pháp hoàn thiện hệ thống chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các DTTS ở huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam hiện nay: đề xuất 04 giải pháp cụ thể.

(2) Nhóm giải pháp về hoạt động của địa phương khi hiện thực hoá các chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các DTTS ở huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam hiện nay, cụ thể đề xuất:

- Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, đổi mới nhận thức từ

trong Đảng về sức mạnh nội sinh của văn hoá các tộc người thiểu số;

- Đổi mới cách thức bảo tồn từ phía chính quyền để xác lập sự đúng đắn trong thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các DTTS;

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục, tuyên truyền phổ biến chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các DTTS;

- Phát huy quy chế dân chủ ở cơ sở trong triển khai chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các DTTS.

Đồng thời để góp phần triển khai có hiệu quả các nhóm giải pháp nêu trên, kết quả luận văn còn đề xuất hai nhóm kiến nghị đối với Trung ương và đối với địa phương. Hầu mong đóng góp vào việc tham mưu đến các cấp ủy Đảng và chính quyền huyện Bắc Trà My nói riêng và tỉnh Quảng Nam nói chung nhằm góp phần thực thi hiệu quả chính sách bảo tồn và phát huy văn hóa các DTTS, vì sự phát triển ổn định và bền vững đối với khu vực 09 huyên miền núi Quảng Nam./.

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)