Hoàn thiện thể chế, chính sách đãi ngộ nhân lực ngành y tế

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÃI NGỘ ĐỐI VỚI NHÂN LỰC NGÀNH Y TẾ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG. (Trang 75 - 77)

- Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm thực hiện chính sách

3.2.1. Hoàn thiện thể chế, chính sách đãi ngộ nhân lực ngành y tế

Bản thân chính sách là nguyên nhân khách quan đầu tiên để dẫn đến ưu điểm hoặc hạn chế của việc thực hiện chính sách. Do vậy, với giải pháp hoàn thiện thể chế, chính sách đãi ngộ nguồn nhân lực liên quan phần nhiều đến chủ thể ban hành chính sách, cụ thể vấn đề trong luận văn đề cập đến thì chủ thể ban hành chính sách là Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính.

Từ hiện trạng chính sách tiền lương, dễ thấy rằng việc cải cách một cách căn bản tiền lương, hệ thống lương, bảng lương là một yêu cầu tất yếu của sự phát triển bền vững và của sự nghiệp xây dựng một xã hội công bằng. Nếu theo

69

quan điểm chỉ đạo cải cách chế độ, chính sách tiền lương để đội ngũ cán bộ, công chức yên tâm công tác, cống hiến… thì điều này vẫn còn ở phía trước. Bởi vì đã gần 20 năm nay, vấn đề cải cách tiền lương luôn luôn được đặt ra và thực tế cũng đã có những bước điều chỉnh khi CPI lên cao, ngân sách nhà nước dành cho lương tối thiểu nhiều khoản, nhưng thực tế vẫn chưa thể gọi là bước đột phá, ổn định lâu dài ít nhất trong vòng 5 năm. Bản thân chính sách, thang, bảng lương theo quy định cũng bộc lộ những bất cập từ rất lâu: Lương không trả theo công việc và hiệu quả công việc mà được trả theo bằng cấp và tương đối có tính cào bằng (đại học 3 năm điều chỉnh tăng lương một lần, cao đẳng trung cấp 2 năm… mỗi lần điều chỉnh không quá vài trăm nghìn Việt Nam đồng, trong khi đó giá cả lạm phát thực tế luôn cao gấp nhiều lần so với việc tăng lương).

Trong những năm gần đây, sự thay đổi về góc nhìn quản lý nhà nước đối với lĩnh vực y tế đã cải thiện không ít đến các chính sách phát triển ngành y tế nói chung và chính sách đãi ngộ nhân lực y tế nói riêng. Cần đánh giá quá trình thực thi chính sách, hiệu quả mang lại khi áp dụng thực hiện chính sách đãi ngộ nhân lực y tế lên hiệu quả phát triển của ngành trong một khu vực, một vùng hoặc một quốc gia, lãnh thổ; để từ đó nhận thấy tầm quan trọng của việc hoàn thiện chính sách trước khi triển khai áp dụng. Hơn nữa, việc ban hành chính sách cần được cập nhật vì sự thay đổi thời giá kinh tế và chất lượng cuộc sống; đãi ngộ nếu không đủ đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con người, không phù hợp với sự vận động và phát triển của cuộc sống xã hội tthì sẽ không có sức hút, không đủ hấp dẫn để nguồn nhân lực y tế có thể yên tâm, toàn tâm gắn bó, làm việc, công hiến cho sự phát triển của ngành hay của nghề.

Chính vì vậy, giải pháp đầu tiên để nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách đãi ngộ nhân lực y tế chính là nằm ở vấn đề hoàn thiện thể, chính sách đãi ngộ nhân lực y tế. Trong đó, cần có sự nghiên cứu kết hợp liên bộ, liên ngành trong việc ban hành chính sách để đảm bảo tính toàn diện và phù hợp, đúng đối tượng. Thực hiện tốt giải pháp đầu tiên chính là tháo gỡ được khó khăn

70

lớn nhất, trước khi tiến đến bàn luận và đề xuất các giải pháp thứ hai, thứ ba, thuộc về nguyên nhân chủ quan của đội ngũ thực hiện chính sách đãi ngộ nhân

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÃI NGỘ ĐỐI VỚI NHÂN LỰC NGÀNH Y TẾ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG. (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)