- Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm thực hiện chính sách
2.1.2. Đánh giá về đội ngũ nhân lực ngành y tế tại thành phố Đà Nẵng
2.1.2.1. Số lượng nguồn nhân lực và cơ cấu nhân lực chia theo chức danh nghề nghiệp
Những năm gần đây, công tác phát triển nhân lực y tế tại thành phố Đà Nẵng luôn được tăng cường, chú trọng; cùng với sự phát triển của ngành là sự ổn định và có xu hướng tăng của đội ngũ nhân lực y tế. Tính đến ngày 31/12/2020, tổng nhân lực tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc Sở Y tế và các bệnh viện ngoài công lập tại thành phố Đà Nẵng là: 7.811 người (bao gồm số nhân lực y tế tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc Sở Y tế là 6.351 người và 1.474 người làm việc tại các bệnh viện ngoài công lập đóng trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng).
Trong số 7.811 người, số bác sỹ là 1540 (chiếm tỷ lệ 19,72%); số dược sỹ, dược tá là 465 người (trong đó số dược sỹ có trình độ từ đại học trở lên là 107 người); số điều dưỡng là 2453 người (chiếm tỷ lệ 31,40%); số cán bộ có trình độ chuyên môn y tế khác (y sỹ, y tế công cộng, kỹ thuật y, hộ sinh) là 1700 người (chiếm tỷ lệ 22%) (Nguồn: Báo cáo thống kê nhân lực y tế năm 2020 Sở
Y tế thành phố Đà Nẵng).
So sánh tương quan với các địa phương khác với dân số tương ứng như: tỉnh Thừa Thiên Huế có dân số khoảng 1.133.713 và số lượng nhân lực y tế tương ứng là 3.085 người; tỉnh Quảng Ngãi có dân số khoảng 1.231.697 với số lượng nhân lực y tế là 4.853 người; thì thành phố Đà Nẵng với dân số là
1.134.310 nhưng số lượng nhân lực y tế là 7.811 là tương đối lớn, điều này vừa là thuận lợi những cũng là thách thức đặt ra đối với việc thực hiện chế độ chính sách đãi ngộ để có thể giữ chân và phát triển đội ngũ nhân lực này đáp ứng yêu cầu phát triên của ngành và của thành phố.
2.1.2.2. Chất lượng nguồn nhân lực
Tính đến 31/12/2020, chất lượng nhân lực y tế tại các đơn vị trực thuộc Sở Y tế và các bệnh viện ngoài công lập trên địa bàn thành phố Đà Nẵng chia theo trình độ đào tạo cụ thể như sau:
Bảng 2.1. Chất lượng nguồn nhân lực y tế thành phố Đà Nẵng Chức danh Sau đại học Đại học Cao đẳng Trung cấp Sơ cấp hoặc khác Tổng cộng Bác sĩ 879 661 1540 Y tế công cộng 9 20 29 Dược sĩ 28 79 292 62 4 465 Điều dưỡng 15 312 1412 700 14 2453 Hộ sinh 0 103 418 63 0 584 Kỹ thuật y 4 104 408 233 1 750 Y sỹ 0 0 0 337 0 337 Khác 48 618 160 137 690 1653 Tổng cộng 983 1897 2690 1195 709 7811
Nguồn: Báo cáo thống kê nhân lực y tế năm 2020 Sở Y tế thành phố Đà Nẵng Theo Thông tư liên tịch số 26/2015/ TTLT-BYT-BNV ngày 07/10/2015 của Liên Bộ Y tế và Bộ Nội vụ “quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề
nghiệp điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y” và Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT-
BYT-BNV ngày 07/10/2015 của Bộ Y tế-Nội vụ “quy định mã số, tiêu chuẩn
chức danh nghề nghiệp dược” thì “từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trở đi, viên chức tuyển dụng vào chức danh nghề nghiệp điều dưỡng/kỹ thuật y/dược sỹ/hộ sinh hạng IV phải tốt nghiệp trình độ cao đẳng chuyên ngành điều dưỡng/kỹ thuật y/dược sỹ/hộ sinh” “viên chức có trình độ trung cấp đã được tuyển dụng và bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp điều dưỡng/kỹ thuật y/dược sỹ/hộ sinh hạng IV, trước 01 tháng 01 năm 2021 phải chuẩn hóa để đạt trình độ cao đẳng đúng chuyên ngành tuyển dụng chậm nhất trước ngày 01 tháng 01 năm 2025”. Từ bảng phân tích trên có thể thấy chất lượng nhân lực y tế thành phố Đà Nẵng đang từng bước đạt đến những bước chuẩn theo quy định của Trung ương. Tuy
nhiên, chính điều này kéo theo một số vấn đề cần quan tâm khác đến đội ngũ nhân lực y tế như:
- Chất lượng đầu vào nguồn nhân lực ngày càng chuẩn hóa, tương ứng theo đó là việc thực hiện chế độ lương của nhân lực y tế cần thay đổi, vì chế độ lương thực hiện cho trình độ cao đẳng và trung cấp là khác nhau.
- Chế độ lương của từng bậc đào tạo khác nhau sẽ kéo theo chế độ phụ cấp thường trực và phụ cấp theo vị trí việc làm cũng khác nhau.
- Chất lượng nhân lực y tế này càng cao, trình độ đào tạo sau đại học dần chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu nhân lực, tuy nhiên việc áp dụng thang bảng lương đối với nhân lực có trình độ sau đại học vẫn còn bỏ ngỏ, hiện nay vẫn áp dụng chế độ lương của trình độ đại học cho các trình độ sau đại học.
Những vấn đề trên đây đã đặt ra nhu cầu về việc cần có chính sách đãi ngộ đối với nhân lực y tế và tìm hiểu quá trình tổ chức thực hiện chính sách đãi