- Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm thực hiện chính sách
2.3.3. Về chế độ phụ cấp ưu đãi nghề
Chế độ phụ cấp ưu đãi nghề đối với nhân lực ngành y tế được thực hiện theo Nghị định 56/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập và Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT-BYT-BNV-BTC ngày 19 tháng 01 năm 2012 của liên Bộ Y tế - Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định 56/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập.
- Phạm vi áp dụng: Các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến thành phố; Các Trung tâm y tế quận, huyện; các Trạm y tế xã, phường; các trung tâm y tế chuyên ngành.
- Công chức, viên chức, lao động hợp đồng đã được xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; các hợp đồng đề án, thu hút của thành phố và hợp đồng theo Nghị định 68/NĐ-CP; gồm:
+ Công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm chuyên môn y tế. + Công chức, viên chức trực tiếp làm chuyên môn y tế.
+ Công chức, viên chức làm công tác quản lý, phục vụ không trực tiếp làm chuyên môn y tế tại các cơ sở, bệnh viện.
+ Công chức, viên chức; người làm việc theo chế độ hợp đồng đã được xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang làm việc tại cơ sở y tế công lập; trạm y tế xã.
Bảng 2.5. Tóm tắt tiêu chí và tỷ lệ hưởng phụ cấp ưu đãi nghề đối với nhân lực y tế khu vực công thực hiện theo Nghị định 56/2011/NĐ-CP
Tỷ lệ hưởng Tiêu chí áp dụng
70%
a) Xét nghiệm, khám, điều trị, chăm sóc người bệnh HIV/AIDS, phong, lao, tâm thần;
b) Giám định pháp y, pháp y tâm thần, giải phẫu bệnh lý.
60%
a) Khám, điều trị, chăm sóc người bệnh cấp cứu, hồi sức cấp cứu, cấp cứu 115, truyền nhiễm;
b) Xét nghiệm, phòng chống bệnh truyền nhiễm; c) Kiểm dịch y tế biên giới.
50% khám, điều trị, chăm sóc, phục vụ người bệnh gây mê hồi sức, điều trị tích cực, nhi, chống độc, bỏng và da liễu
40%
làm chuyên môn y tế dự phòng; xét nghiệm; khám bệnh, chữa bệnh; kiểm soát nhiễm khuẩn, chăm sóc người bệnh, phục hồi chức năng; giám định y khoa; y dược cổ truyền; dược, mỹ phẩm; an toàn vệ sinh thực phẩm, trang thiết bị y tế; sức khỏe sinh sản
30%
a) Công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm chuyên môn y tế để thực hiện các công việc: truyền thông giáo dục sức khỏe; dân số - kế hoạch hóa gia đình;
b) Công chức, viên chức quản lý, phục vụ không trực tiếp làm chuyên môn y tế tại các cơ sở, viện, bệnh viện chuyên khoa, các trung tâm: HIV/AIDS, phong, lao, tâm thần, giải phẫu bệnh lý, pháp y.
20%
không trực tiếp làm chuyên môn y tế; công chức, viên chức y tế làm công tác quản lý, phục vụ tại các đơn vị sự nghiệp y tế nói chung
Việc triển khai thực hiện 03 chế đô đãi ngộ trên cũng nằm trong việc triển khai chế độ đãi ngộ chung đối với nhân lực ngành y tế, qua khảo sát học viên về việc tổ chức thực thi 03 chế độ đãi ngộ trên tại các đơn vị y tế công lập thu được kết quả như sau: tỷ lệ đánh giá mức độ tốt đạt 83,5%; tỷ lệ đánh giá mức độ rất tốt đath 13,9%; chỉ 2,6 % đánh giá tổ chức thực hiện chưa tốt.
Hình 2.6. Kết quả khảo sát về việc theo tổ chức thưc hiện 3 chính sách đãi ngộ đối với nhân lực ngành y tế
Nguồn: Kết quả khảo sát của học viên
Từ việc triển khai thực hiện 03 chế độ đãi ngộ cơ bản đã nêu trên đây, tác giả đã tiến hành khảo sát về thu nhập đến tháng 12 năm 2020 của 6.351 nhân lực y tế từ 23 đơn vị y tế trực thuộc Sở Y tế thành phố Đà Nẵng để thấy được hiệu quả của việc thực hiện các chế độ đãi ngộ trên tác động trực tiếp đến thu nhập của nhân lực y tế như thế nào. Kết quả khảo sát thực trạng đãi ngộ nhân lực ngành y tế từ bảng thống kế sau đây:
Hình 2.7. Thu nhập theo đầu người của nhân lực y tế khu vực công
Nguồn: Báo cáo nhân lực ngành y tế thành phố Đà Nẵng năm 2020 Phân tích trên cho thấy:
- 18% nhân lực y tế có thu nhập thấp hơn mức lương tối thiểu vùng quy định (thành phố Đà Nẵng thuộc vùng II, có mức lương tối thiểu đối với người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề là 4.194.400 đồng/tháng).
- 62% nhân lực y tế có thu nhập dưới 8.000.000 đồng/tháng.
- 16% nhân lực y tế có thu nhập trên 8.000.000 đồng/tháng và dưới 12.0.0 đồng/tháng.
- 4% nhân lực y tế có thu nhập trên 12.000.000 đồng/tháng.
Năm 2020, theo số liệu của Tổng cục Thống kê thì chi tiêu cho đời sống bình quân đầu người một tháng phân theo khu vực thành thị là 3.566.000 đồng/người/tháng. Với kết quả phân tích trên đây cho thấy, việc một nhân lực y tế đảm bảo đời sống sinh hoạt cơ bản cho bản thân và gia đình là một vấn đề khó khăn.
Đây chính là nguyên nhân gây ra vấn nạn “chảy máu chất xám” trong khu vực công và cũng là nguyên nhân gây ra hiện tình trạng tham nhũng của một bộ phân nhân lực khu vực công. Bởi một lý do đơn giản là người lao động không quan tâm đến tiền lương mà họ chú trọng nhiều đến việc tạo ra thu nhập ngoài
lương. Tiền lương không trở thành động lực khuyến khích người lao động làm việc và tình trạng “chân ngoài dài hơn chân trong” trở nên phổ biến. Trong khi đó, đi cùng với xu hướng hội nhập kinh tế toàn cầu, khu vực kinh tế tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã có những bước phát triển rất đáng ghi nhận. Chính sách, chế độ tiền lương trong khu vực kinh tế này tỏ ra rất khoa học và tiến bộ và đáp ứng nhu cầu của người lao động. Vì vậy, hiện tượng người lao động chuyển từ khu vực Nhà nước sang khu vực kinh tế khác để làm việc với mong muốn có mức thu nhập cao hơn ngày càng trở nên phổ biến.
Theo báo cáo thống kê hằng năm của Sở Y tế thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016 – 2020, số lượng nhân lực y tế nghỉ việc hoặc dịch chuyển công việc từ khối khu vực công sang khu vực tư được tổng hợp theo bảng sau:
Bảng 2.6. Tổng hợp số lượng nhân lực y tế nghỉ việc giai đoạn 201 – 2020
Năm Viên chức Hợp đồng lao động Tổng
2016 12 16 28 2017 42 60 102 2018 21 29 50 2019 5 16 21 2020 3 13 16 Tổng cộng 83 134 217
Nguồn: Báo cáo nhân lực ngành y tế thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016 – 2020
Qua bảng tổng hợp trên cho thấy có một sự giảm đáng kể về số lượng nhân lực y tế trong giai đoạn 2016–2020. Trong đó vào năm 2017 và năm 2018, số lượng nhân lực y tế nghỉ việc tăng vọt do có sự thu hút mạnh từ hàng loạt các bệnh viện tư nhân mới được thành lập trên địa bàn thành phố Đà Nẵng với mức lương hấp dẫn và chế độ đãi ngộ tốt hơn khu vực công, đây cũng là năm mà nhân lực y tế khu vực công có chất lượng cao, là các chuyên gia nghỉ việc nhiều
nhất theo thống kê. Tuy rằng số lượng nhân lực y tế nghỉ việc những năm về sau có giảm, nhưng vẫn là con số đáng báo động khi mà yêu cầu về chất lượng y tế phục vụ ngày càng cao để , nhất là để phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19 như năm 2019, 2020 đến nay; trong khi đó số lượng và chất lượng nhân y tế lại có xu hướng thất thoát ra khu vực tư.
Với kết quả như vậy, qua khảo sát của tác giả về mức độ đồng ý của nhân lực y tế đối với chủ trương và các chế độ đãi ngộ hiện đang thực hiện tại thành phố Đà Nẵng đối với 310 người tham gia khảo sát (60%) đồng ý và hoàn toàn đồng ý. Bên cạnh đó, vẫn còn một bộ phận chiếm tỷ lệ 19,29% không đồng ý và hoàn toàn không đồng ý chủ trương này.
Hình 2.8. Mức độ đồng ý của nhân lực y tế đối với chủ trương và các chế độ đãi ngộ hiện đang thực hiện tại thành phố Đà Nẵng
Nguồn: Kết quả khảo sát của học viên
Với các kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách đãi ngộ cho nhân lực y tế trên đây, có thể thấy, việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch thực hiện chính sách đãi ngộ cho nhân lực y tế rất được chú trọng và đảm bảo trong các bước triển khai thực hiện. Tuy nhiên, xét về hiệu quả mà đầu tiên là ở việc phát triển số lượng nhân lực y tế thì có thể thấy việc thiếu nhân lực y tế vẫn đang là vấn đề đặt ra nhiều thách thức cho ngành y tế thành phố Đà Nẵng.
Với định hướng đa khoa mạnh, chuyên khoa sâu và từng bước hội nhập y tế khu vực, cũng như việc phải đáp ứng với các quy định về tiêu chuẩn, điều
kiện chuyên môn khám chữa ngày càng cao, hầu hết các đơn vị có giường bệnh tại khu vực công thành phố Đà Nẵng đều đang gặp khó khăn về nhân lực bác sĩ đa khoa và bác sĩ có trình độ chuyên môn sau đại học. Nhân lực bác sĩ tính trên giường bệnh tại các khối khám chữa bệnh là từ 0,08-0,1 BS/GB ; trong đó, tỷ lệ BS/GB hiện nay tại các bệnh viện thành phố đạt khoảng 0,18 (850 BS/4.690 chỉ tiêu GB 2020) và quận huyện đạt 0,22 (319 BS/1.410 chỉ tiêu GB 2020). Tuy nhiên, tình trạng thiếu bác sĩ đặc biệt gặp ở một số bệnh viện chuyên khoa (Bệnh viện Phổi Đà Nẵng:1BS/10GB; Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng:1BS/7GB; Bệnh viện Phục hồi chức năng: 1BS/5,4GB) và Trung tâm y tế quận, huyện (Trung tâm Y tế quận Ngũ Hành Sơn: 1BS/5,2GB). Hầu hết lãnh đạo, quản lý các đơn vị y tế là bác sĩ đều kiêm nhiệm công tác chuyên môn.
Nguyên nhân chính của thực trạng này là khả năng thu hút và giữ chân bác sĩ công tác tại các cơ sở y tế công lập gặp nhiều khó khăn khi mức đãi ngộ, nguồn thu nhập chưa tương xứng. Bên cạnh đó, với sự cạnh tranh của các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân nên thời gian qua có nhiều bác sĩ đã rời bệnh viện công và chuyển sang làm việc ở các bệnh viện tư với thu nhập cao hơn.
Mặt khác, tình trạng thiếu bác sĩ cũng khiến nhiều đơn vị lúng túng, khó khăn trong cử cán bộ đi đào tạo để nâng cao trình độ vì phải đồng thời bố trí nhân lực đảm bảo công tác khám chữa bệnh tại đơn vị. Trong khi đó, thực hiện đào tạo liên tục đối với cán bộ y tế, chuẩn hóa trình độ chuyên môn cán bộ y tế từ cao đẳng trở lên từ sau năm 2021, yêu cầu phát triển y tế chuyên sâu, đáp ứng các tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và chức danh lãnh đạo, quản lý …là những đòi hỏi bắt buộc trong tình hình hiện nay. Bên cạnh đó, công tác này đang dần xã hội hoá theo hướng cá nhân và đơn vị tự chi trả cũng sẽ là khó khăn cộng thêm trong bối cảnh đơn vị đang từng bước thực hiện tự chủ về tài chính.