5. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
2.3.2. Chính sách ứng dụng khoa học và kỹ thuật trong phát triển nông nghiệp
dân”.
Với mục tiêu khai thác tiềm năng mặt nước trên hồ Thủy điện Bản Chát, huyện triển khai Dự án nuôi trồng thủy sản gắn với du lịch sinh thái vùng lòng hồ. Tổng số lồng hiện có 428 lồng (Mường Kim 168 lồng, Mường Cang 217 lồng, Mường Mít 13 lồng, thị trấn 30 lồng). Đồng thời, xây dựng nhà máy chế biến cá và sản xuất thức ăn thuỷ sản với diện tích đất 5ha; xây dựng vùng nuôi dưỡng và sản xuất giống thủy sản với diện tích mặt nước 5ha. Qua đó, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, tạo ra các sản phẩm sạch có sức cạnh tranh cao trên thị trường tiêu thụ.
Dự án sản xuất lúa gạo chất lượng cao (séng cù, tan pỏm, tẻ tròn...). Toàn huyện có 1.731ha đất trồng lúa, trong đó 1.486ha cho phép sản xuất lúa 2 vụ/năm; diện tích lúa hàng hóa 860ha tập trung, liền thửa, thuận tiện tưới tiêu, áp dụng cơ giới hóa. Sản lượng lúa hàng năm đạt trên 9.310 tấn, trong đó có 4.600 tấn lúa hàng hóa. Dự án mở rộng và nâng cao hiệu quả sản xuất lúa hàng hóa tập trung, xây dựng có hiệu quả nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm lúa hàng hóa; tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho nông dân.
Ngoài ra, huyện triển khai dự án rau, củ, quả như: dứa, rau cải chân vịt... từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất rau củ quả theo hướng hàng hóa. Theo đó, huyện thực hiện 1.500ha trồng rau củ, quả tại xã Phúc Khoa (500ha), Mường Khoa (50ha); khu vực xã Mường Cang, Hua Nà, thị trấn là 150ha; khu vực xã Hố Mít, Tà Mung, Ta Gia, Khoen On là 500ha; riêng xã Pắc Ta và Trung Đồng là 300ha. Phát triển dự án rau, củ, quả phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội; từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất rau, củ, quả theo hướng hàng hóa.
2.3.2. Chính sách ứng dụng khoa học và kỹ thuật trong phát triển nông nghiệp nghiệp
Những năm qua, việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật (KHKT) vào sản xuất nông nghiệp đã mang lại những thay đổi tích cực trong nhận thức của người dân. Từ phương thức sản xuất truyền thống, người dân đã mạnh dạn chuyển đổi
2 4
sang sản xuất theo hướng tập trung, quy mô lớn; đưa các giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế vào sản xuất,... góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trên từng đơn vị diện tích canh tác, tăng thu nhập cho người dân.
Các dự án, nhiệm vụ KHKT đã tập trung vào ứng dụng công nghệ mới để sản xuất giống lúa, cây, con chất lượng cao, sản xuất một số loại rau theo chuỗi giá trị liên kết. Cụ thể, trong hoạt động khảo nghiệm đã tuyển chọn, xác định được những cây, con có năng suất, chất lượng, khả năng chống chọi sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất thuận bổ sung vào cơ cấu cây trồng của huyện như: giống lúa DT80, QJ4, Đài thơm 8, Lộc trời 15, khoai tây Rosagold, Esmee, cà chua đen, lạc CNC1, giống cá nheo Mỹ; giống bò F1 hướng thịt...
Theo số 07/2021/NĐ-HĐND tỉnh Lai Châu quy định về việc áp dụng khoa học và kỹ thuật trong phát triển nông nghiệp với mục tiêu đưa nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm, từng bước thay đổi cách nghĩ, cách làm cho người dân, thời gian qua hoạt động KHKT đã tập trung hơn trong việc xây dựng các mô hình cụ thể trong sản xuất nông nghiệp. Đây được coi là con đường ngắn nhất đưa kết quả nghiên cứu từ phòng thí nghiệm đến đồng ruộng, vườn, ao, chuồng. Để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với các tiến bộ KHKT mới, hàng năm, huyện Tân Uyên đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ, như: tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn chia sẻ kinh nghiệm nhằm chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất. Bên cạnh đó, huyện đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện và các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tổ chức nhiều lớp tập huấn cho người dân về những mô hình sản xuất nông nghiệp phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và tập quán sản xuất. Do đó, việc ứng dụng KHKT vào sản xuất nông nghiệp của huyện đã có nhiều bước tiến quan trọng, đạt hiệu quả kinh tế cao ở hầu hết các lĩnh vực, làm thay đổi tư duy và phương pháp tổ chức sản xuất của người dân. Trong lĩnh vực trồng trọt, người dân đã sử dụng giống lúa có chất lượng cao, thực hiện đồng bộ các biện pháp kỹ thuật thâm canh tổng hợp; có 25% diện tích sản xuất lúa được cơ giới hóa đồng bộ từ làm đất, sử dụng mạ khay, cấy và thu hoạch bằng máy... Bên cạnh đó, sử dụng chế phẩm sinh học trong xử lý đất; ủ phân hữu cơ; thuốc bảo vệ thực vật sinh học; sản xuất rau quả trong nhà màng, nhà lưới áp dụng biện pháp tưới và cung cấp dinh dưỡng tự động... Trong chăn nuôi, toàn huyện có 9 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm đã áp dụng KHKT, như: đầu tư xây dựng hệ thống chuồng khép kín; ứng dụng hệ thống làm mát chuồng trại; sử dụng máng ăn, uống nước tự động; sử dụng đệm lót sinh học để xử lý chất thải; nhất là các loại máy móc hiện đại để phối trộn thức ăn với men vi sinh... Các trang trại chăn nuôi áp dụng KHKT đã giảm được chi phí sản
2 5
xuất, hạn chế dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, hiệu quả kinh tế tăng từ 15 đến 20% so với phương pháp chăn nuôi truyền thống. Đi đôi với đó, KHKT còn được ứng dụng trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, như: nuôi tôm trong bể xi măng, ao lót bạt, sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý nước, hệ thống quạt khí, nuôi tôm trong nhà màng...
Tại huyện Tân Uyên, việc ứng dụng KHKT đã góp phần thay đổi tư duy sản xuất cho người dân. Nhiều giống lúa mới có năng suất, chất lượng cao, đã được đưa vào sản xuất, như: TBR279, Bắc Thịnh, TBR225, TBR45, Nhị Ưu 986, GS9, GS55... Thực hiện có hiệu quả việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, huyện Tân Uyên đã khuyến khích người dân chuyển đổi các cây trồng hiệu quả kinh tế thấp sang trồng các loại cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao, như: cam Xã Đoài, cam Đường Canh, cam V2, bưởi Diễn, bưởi da xanh... Áp dụng công nghệ tưới nước nhỏ giọt, tưới phun mưa, kết hợp bón phân qua nước theo công nghệ NETTAFIM, cải tạo vườn vải, nhãn kém hiệu quả bằng phương pháp cắt ghép... Trong chăn nuôi, huyện đã thực hiện có hiệu quả các chương trình cải tạo đàn bò bằng thụ tinh nhân tạo, sử dụng tinh bò đực giống Zebu, thụ tinh nhân tạo với bò cái vàng địa phương, đưa giống mới thuần ngoại Landrace...; ứng dụng công nghệ sinh học, như: làm hầm biogas, đệm lót sinh học, chế phẩm balasa... Đồng thời, đã chuyển giao và ứng dụng có hiệu quả nhiều giống gia cầm có năng suất, chất lượng cao, như: gà Lương Phượng, gà lai chọi, gà mía, gà Lạc Thủy, khôi phục vịt bầu Thanh Quân, vịt Cổ Lũng... Các mô hình này góp phần thay đổi phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa; nhất là, chủ động được nguồn giống có chất lượng cho các hộ chăn nuôi.
2.3.3. Chính sách huy động vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp
Bên cạnh việc triển khai các chính sách vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Trung ương, Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu đã ban hành Nghị quyết 47/NQ-HĐND nhằm có được một hệ thống chính sách về vốn đủ mạnh cho phát triển kinh tế - xã hội, trong đó trọng tâm là nông nghiệp. Như vậy, quá trình thực thi chính sách vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp của huyện Tân Uyên có cả sự đan xen giữa chính sách của trung ương và chính sách riêng của tỉnh. Trong quá trình thực thi chính sách, huyện Tân Uyên đã tập trung vào các giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước vì đây là nguồn vốn chủ yếu cho phát triển nông nghiệp của huyện, theo số liệu thống kê, năm 2020 tổng số vốn đầu tư cho nông nghiệp của huyện đạt 73.186 tỷ đồng, chiếm 13,54% trong tổng vốn đầu tư toàn tỉnh, tăng gấp gần 2,6 lần so với năm 2019.
2 6
Bên cạnh đó, huyện đã chú trọng thực hiện các chính sách cho vay vốn ưu đãi, hỗ trợ lãi suất tiền vay cho các dự án phát triển sản xuất sản phẩm thế mạnh, đặc sản, đầu tư hạ tầng nông nghiệp từ các ngân hàng thương mại; tăng cường ngoại giao, kêu gọi và đã thu hút các nguồn vốn nước ngoài như FDI, ADB, WB, IMF, UNICEF…; Từ năm 2016 đến 2020, các tổ chức tín dụng trên địa bàn huyện đã giải ngân cho vay 2.490 tỷ đồng, trong đó cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản được 413 tỷ đồng, chiếm 19% tổng dư nợ. Xét về tỷ trọng cơ cấu vốn tín dụng đầu tư cho nông nghiệp năm 2019, Tân Uyên có 89 ngàn hộ sản xuất thì có 26.696 hộ được vay vốn (chiếm 39,2%). Với tổng dư nợ cho vay là 2.705 tỷ đồng, bình quân dư nợ một hộ là 8,8 triệu đồng. Bên cạnh đó, tín dụng cho kinh tế hợp tác cũng có nhiều khởi sắc, tổng số hợp tác xã, tổ hộ tác được vay vốn là 1.401 đơn vị; với tổng doanh số cho vay là 23,016 tỷ đồng, doanh số thu nợ là 12,642 tỷ đồng, số dư nợ là 35,746 tỷ đồng. Tính hết năm 2019 ngân hàng chính sách xã hội đã cho 23.903 hộ vay vốn, bình quân mỗi hộ được cho vay 2,4 triệu đồng để phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo. Đến nay nhiều hộ nông dân trong huyện đã có điều kiện đầu tư vào các trang trại có quy mô lớn, cũng như nhiều ngành nghề mới trong nông nghiệp được hình thành và phát triển. Bên cạnh đó, các Quỹ tín dụng ưu đãi như : Quỹ hỗ trợ nông dân và người nghèo phát triển sản xuất; quỹ khuyến nông, ngân hàng chính sách xã hội... đang có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện Tân Uyên. Các chính sách của Nghị định 41/NĐ-CP, Nghị định 210/NĐ-CP của Chính phủ, Nghị quyết 47/NQ- HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu được triển khai bước đầu hiệu quả, nhiều doanh nghiệp lớn đã sử dụng chính sách để mở rộng đầu tư vào nông nghiệp. Hình thành liên kết sản xuất giữa các doanh nghiệp với hộ nông dân, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ theo chuỗi giá trị, như : Chăn nuôi lợn, chè, cao su, gỗ nguyên liệu rừng trồng; trồng và chế biến dược liệu; trồng chanh leo, gấc; cơ sở chế biến rượu… Tỷ lệ vốn đầu tư doanh nghiệp nông nghiệp từ 0,89% năm 2016 lên 3,5% năm 2020 trong tổng vốn đầu tư các doanh nghiệp.