5. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
2.3.1. Chính sách thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp
Chính sách của Nhà nước trong việc ưu đãi, hỗ trợ tài chính đối với sản xuất nông nghiệp và doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp được thể hiện ở các chính sách ưu đãi về thuế thu nhập (doanh nghiệp và cá nhân), thuế giá trị gia tăng,...Chẳng hạn, Nhà nước miễn thuế đối với thu nhập từ hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản của tổ chức được thành lập theo Luật Hợp tác xã; miễn thuế đối với thu nhập từ dịch vụ kỹ thuật phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Doanh nghiệp nhập khẩu các loại nguyên liệu sản xuất, vật tư nhập khẩu phục vụ nuôi trồng nông, lâm, thủy sản, làm muối, sản xuất giống nhân tạo, giống cây trồng và giống vật nuôi thuộc dự án đầu tư vào lĩnh vực đặc
2 2
biệt ưu đãi đầu tư sẽ được miễn thuế nhập khẩu.Các chính sách này của Nhà nước đã được thực hiện khá tốt ở huyện Tân Uyên. Các ưu đãi, hỗ trợ về tài chính đối với đầu tư vào nông nghiệp ở huyên Tân Uyên dựa vào Quyết định số 72/2009/QĐ-UBND, cơ chế hỗ trợ cho các hợp tác xã dựa vào Quyết định số 30/2012/QĐ-UBND. Theo các quyết định này, có 3 nhóm chươngtrình lớn được hưởng ưu đãi, hỗ trợ về tài chính. Một là, chương trình sản xuất giống cây trồng có năng suất, chất lượng cao theo quy mô sản xuất tập trung; Dự án xây dựng kho lạnh bảo quản giống cây trồng và nông sản; Dự án giết mổ gia súc, gia cầm tập trung; Các hoạt động tiêu thụ nông sản, thực phẩm. Hai là,các chương trình phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản theo hướng phát triển bền vững, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Ba là, các dự án đầu tư xây dựng mới hoặc sửa chữa lớn, nâng cấp các công trình kết cấu hạ tầng. Các ưu đãi, hỗ trợ về tài chính tập trung vào hỗ trợ lãi suất, giá giống, đầu tư phát triển hạ tầng cho sản xuất.
Trên tinh thần đó, nhiều chính sách lớn được Đảng, Nhà nước ban hành nhằm tạo “cú huých” thu hút DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Trong đó, phải kể đến Nghị định 57/2018/NĐ-CP quy định chính sách khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Quyết định 68/2017/QĐ-TTg về Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ từ năm 2016 đến năm 2025 và Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa.
Để khai thác tiềm năng, lợi thế, huyện đã triển khai 6 dự án liên quan đến phát triển nông nghiệp trên địa bàn nhằm mời gọi các nhà đầu tư vào đầu tư và liên kết với người dân thực hiện. Ngoài việc hỗ trợ đào tạo lao động, trợ giúp nhà đầu tư thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng, thủ tục hành chính. Hỗ trợ các nhà đầu tư các ưu đãi theo quy định của Trung ương, tỉnh về miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuê đất, thuê mặt nước; chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp; chính sách hỗ trợ liên kết và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; chính sách về phát triển hàng hóa tập trung...
Điển hình phải kể đến dự án chăn nuôi gia súc như: trâu, bò, lợn tập trung tại bản Sam Sẩu, xã Phúc Than và bản Sen Đông, xã Hố Mít. Dự án có tổng diện tích 202ha; trong đó vùng trung tâm kêu gọi đầu tư 120ha ở bản Sam Sẩu, vùng liên kết với người dân 82ha ở bản Sen Đông. Dự án xây dựng cơ sở chăn nuôi gia súc tập trung, đầu tư sản xuất chăn nuôi theo hướng trang trại với việc áp dụng công nghệ tiên tiến nhằm cung ứng thịt, con giống cho người chăn nuôi trong và ngoài tỉnh.
Khai thác gần vùng lòng hồ Thủy điện Bản Chát thuận lợi nguồn nước, có nguồn thức ăn bổ sung cho chăn nuôi, huyện triển khai Dự án chăn nuôi gia súc
2 3
tập trung tại khu vực Nà Phạ xã Mường Khoa với 150ha nhằm giảm tình trạng chăn nuôi phân tán, nhỏ lẻ, tiến tới chăn nuôi tập trung theo hướng hiện đại. Từ đó, cung cấp sản phẩm thịt cho thị trường nội tỉnh, trong nước và xuất khẩu.
Anh Lò Quyết Thắng - Chủ tịch UBND xã Mường Khoa chia sẻ: “Xã vận động người dân chuyển đổi phương thức chăn nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Liên kết với nhà đầu tư để phối hợp với bà con trong triển khai cung ứng giống, kỹ