5. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
2.4.1 Thành công và tồn tại
a) Thành công
-Do tác động của các chính sách kinh tế nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp của huyện Tân Uyên đạt được kết quả khá toàn diện cả về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, quan hệ sản xuất trong nông nghiệp nông thôn. Kết quả nổi bật phải kể đến đầu tiên đó là việc đạt giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích đất canh tác vượt và về đích trước hai năm so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, đạt xấp xỉ 35 triệu đồng/ha đất canh tác.
- Ngành trồng trọt đã có nhiều chuyển biến tích cực cả về diện tích, mùa vụ, cơ cấu cây trồng, năng suất, sản lƣợng, chất lƣợng, giá trị hàng hóa nông sản. Ngành chăn nuôi của tỉnh Hà Giang cũng đã có bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa với sự tham gia của các dự án cải tạo đàn trâu, bảo tồn và
2 8
phát triển giống bò đặc sản cao nguyên đá, khôi phục đàn ngựa và du nhập giống gia cầm có năng suất cao.
- Ngành nuôi trồng thủy sản của huyện Tân Uyên bước đầu đã có sự chuyển biến, các mô hình nuôi cá hồi, cá nước ngọt, nước lạnh dần xuất hiện nhiều, đáp ứng nhu cầu của nhân dân.
- Ngành lâm nghiệp đang có nhiều chuyển biến mới, xã hội hóa trong các khâu trồng, bảo vệ chăm sóc, khai thác có hiệu quả kinh tế - xã hội cao.Đây là những xu hướng chuyển dịch phù hợp với điều kiện phát triển lâm nghiệp của huyện Tân Uyên. Sự phát triển của nông nghiệp ở huyện Tân Uyên đã góp phần quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo; tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nông dân.
b) Tồn tại
Các chính sách phát triển nông nghiệp đã có tác động to lớn đến sự phát triển của nông nghiệp, nhưng vẫn còn những giới hạn và bất cập như :
- Tốc độ tăng trưởng trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp vẫn còn chậm
so với tiềm năng, thế mạnh và yêu cầu đặt ra.
- Tốc độ phát triển nông nghiệp không đồng đều giữa các xã trong huyện ; năng suất và hiệu quả giữa các vùng còn chênh lệch lớn. Một số vùng có điều kiện phát triển cây nguyên liệu cho chế biến nhưng tốc độ phát triển chậm.
- Mối quan hệ giữa chủ đầu tư với chính quyền và nông dân còn nhiều vướng mắc. Quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ chưa mạnh mẽ, chưa đồng đều, nhất là xã vùng cao.
- Việc củng cố hợp tác xã nông nghiệp theo Luật định tuy bước đầu đã đạt được một số kết quả nhưng nhìn chung hiệu quả kinh tế còn thấp, công nợ chậm được xử lý, các nhu cầu bức thiết cho phát triển kinh tế hợp tác xã mới chỉ đáp ứng được một phần nhỏ, nhiều lĩnh vực quan trọng trong phát triển kinh tế hợp tác xã chưa được quan tâm, quản lý hợp tác xã còn bị buông lỏng,nhiều hợp tác xã cần được giải thể hoặc chuyển đổi nhưng còn rất lúng túng do chưa xử lý tồn đọng...