Kiến nghị các giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP đề tài chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện tân uyên, tỉnh lai châu (Trang 37 - 40)

5. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

3.2. Kiến nghị các giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn

tiếp theo

a)Hoàn thiện chính sách thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp

- UBND huyện cần tiếp tục đẩy mạnh thực thi các chính sách nhằm định hướng hoặc tạo động lực để kiều hối đầu tư vào khu vực sản xuất nông nghiệp và các lĩnh vực phát triển nông nghiệp ... nhằm tạo ra các hiệu ứng phát triển tích cực.

3 2

- Tiếp tục tạo lập môi trường đầu tư thuận lợi, đầu tư, nâng cấp huy động nhiều nguồn vốn thông qua xã hội hóa để phát triển về cơ sở hạ tầng nông thôn, như: giao thông, điện nước, viễn thông, thủy lợi.

-Huyện cần có những chính sách ưu đãi đặc thù, tạo niềm tin cho doanh nghiệp khi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Trong đó, cần lưu ý sửa đổi chính sách đất đai, tạo thuận lợi cho tích tụ, tập trung ruộng đất, mở rộng hạn điền cho sản xuất nông nghiệp quy mô lớn. Đơn giản hóa thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển đổi cây, con từ năng suất, chất lượng thấp sang cao.

b) Hoàn thiện chính sách ứng dụng khoa học và kỹ thuật trong phát triển nông nghiệp huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu

- Huyện tiếp tục thực hiện chính sách thu hút theo Nghị quyết HĐND đã ban hành để thu hút các nhà khoa học nông nghiệp đến làm việc; đồng thời đầu tư kinh phí đủ mạnh để nâng cấp các trung tâm giống hiện nay về trang thiết bị phục vụ cho nghiên cứu, ứng công nghệ sinh học, công nghệ Gen vào sản xuất nông nghiệp; có cơ chế phối hợp giữa trung tâm giống của huyện (do Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý) với trung tâm ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao (do phòng Khoa học Công nghệ quản lý) để tránh chồng chéo về nhiệm vụ.

- Cần đẩy mạnh việc đầu tư cho nghiên cứu đồng thời với chính sách đi tắt, đón đầu kỹ thuât, công nghệ sản xuất nông nghiệp.

-Đối với định hướng phát triển các sản phẩm nông sản chủ lực của huyện trong nông nghiệp như Dược liệu, Mật ong bạc hà, Bò vàng cao nguyên đá…huyện cần nghiên cứu cụ thể cơ chế đặt hàng nhà khoa học nghiên cứu nâng cao năng xuất, chất lượng - đặt hàng doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất hiện đại và thị trường tiêu thụ.

-Trong quá trình duyệt các đề tài, dự án về ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp nhất thiết phải có sự tham gia của doanh nghiệp và nông dân, để đảm bảo tính khả thi.

- Tăng cường đào tạo, cập nhật kiến thức thường xuyên cho cán bộ trong ngành nông nghiệp về ứng dụng khoa học kỹ thuật, nhất là đội ngũ khuyến nông viên cơ sở.

c) Hoàn thiện chính sách huy động vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu

3 3

- Chính sách đầu tư vốn và tín dụng cho phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện Tân Uyên cần phải được đặt trong mối tương quan với yêu cầu hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn.

- Cần phải hướng mạnh vào giải quyết mối quan hệ hài hòa giữa yêu cầu tăng nhanh sản lượng lương thực, thực phẩm vừa tạo ra những điều kiện vật chất cơ bản để đa dạng hóa cây trồng vật nuôi và mở mang công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn.

-Công khai hóa các bước tiếp nhận, xử lý thủ tục đầu tư các cấp, công khai hóa nguồn vốn đầu tư và kế hoạch đầu tư, phân cấp quyết định vốn đầu tư cho huyện, sở ngành, tránh tình trạng "xin - cho" trong đầu tư.

- Tăng mức cho vay, thời hạn cho vay, giảm lãi suất cho vay, xử lý rủi ro phù hợp với quy luật sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi. Xác định cụ thể cơ chế đầu tư theo ba hình thức: vốn ngân sách, vốn tín dụng, vốn qua hệ thống chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp như thuế, trợ giá, khuyến nông... - Huyện cần ưu tiên giải quyết cho các doanh nghiệp đã đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp được hưởng chính sách ưu đãi từ Nghị định 210/NĐ-CP của Chính phủ và các chính sách hỗ trợ khác đề doanh nghiệp có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất.

-Đối với vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp từ ngân sách nên thực hiện theo hướng : huyện cần khuyến khích lập dự án tạo vốn từ quỹ đất; khuyến khích các thành phần kinh tế bỏ vốn đầu tư, nhà nước tạo điều kiện về đất đai, thủ tục cấp giấy phép, cho vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp… Đẩy mạnh thực hiện đề án Đầu tư cho nông dân có thu hồi để tái đầu tư.

d) Hoàn thiện chính sách liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản huyện Tân Uyên, tỉnh Lai châu

- Đề nghị huyện sớm hoàn thành việc phê duyết quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh đến năm 2025, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các quy hoạch khác của huyện đến năm 2025. Trong quy hoạch, huyện cần tạo điều kiện để nông dân, các hợp tác xã và tổ hợp tác cùng tham gia xây dựng, đóng góp ý kiến và thực hiện

- Huyện cần tập trung phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội nông thôn mà trước hết là hệ thống giao thông, thủy lợi, lưới điện; phát triển nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ: nhà kho, sân phơi, lò sấy, kho lạnh... để

3 4

thu hút doanh nghiệp đầu tư và các sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch đáp ứng được yêu cầu về tiêu chuẩn và chất lượng.

-Tiếp tục triển khai mạnh định hướng của huyện về hình thành các hình thức tổ chức sản xuất hàng hóa nông sản theo nhóm hộ, tổ đội sản xuất chuyên canh trên từng địa bàn thôn, xã, nhằm tạo mối liên kết chặt chẽ giữa Nhà nước, nhà khoa học, nhà Doanh nghiệp và nhà nông. Khuyến khích nông dân ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản với các doanh nghiệp trên cơ sở xác định thống nhất giá sàn nông sản ngay từ đầu vụ, đầu chu kỳ sản xuất. Có cơ chế hỗ trợ các hình thức kinh tế hợp tác của nông dân có đủ khả năng cung cấp dịch vụ tiêu thụ nông sản, hạn chế tình trạng độc quyền, ép giá...

- Có định hướng cụ thể viêc xây dựng và phát triển hệ thống lưu thông- phân phối và tiêu thụ nông sản trong và ngoài tỉnh. Đánh giá hiệu quả thực tế để tái cơ cấu hoạt động của các chợ đầu mối nông sản ở các huyện và liên huyện để tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

- Tăng cường sự định hướng, chỉ đạo, quản lý, điều tiết của nhà nước với thị trường sản phẩm nông nghiệp. Nhà nước cần giữ vai trò chủ đạo trong liên kết 4 nhà, là trọng tài khách quan và xử lý kịp thời các vướng mắc do quan hệ lợi ích giữa doanh nghiệp chế biến, các tổ chức thu mua và nông dân.

- Cần đặc biệt quan tâm đến quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến nông sản để tạo vùng nguyên liệu, gắn kết công nghiệp chế biến với sản xuất để thúc đẩy nông nghiệp hàng hóa phát triển.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP đề tài chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện tân uyên, tỉnh lai châu (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)