Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa II Chuẩn bị đồ dùng.

Một phần của tài liệu Giáo án môn tiếng việt tiểu học (95 trang) chi tiết (Trang 78 - 87)

II. Chuẩn bị đồ dùng.

1. Giáo viên.( GV)

- Giáo án điện tử, SGK, sách giáo viên, phấn màu.

2. Học sinh (HS)

SGK, vở viết, đồ dùng học tập.

III. Các hoạt động dạy - học.

5. Ổn định tổ chức (1’)

Cho lớp hát một bài.( Slide 1) 2. Tiến trình dạy học. Thờ i gia n

Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS

4’ 2.1 Kiểm tra bài cũ: Cửa Tùng Mục tiêu: HS đọc đúng và hiểu nội dung bài. - Gọi 2 HS đọc + HS 1 đọc đoạn 1+2 + HS 2 đọc đoạn 2+3

+ Yêu cầu HS nhận xét(YCHSNX) + GV NX đánh giá.

- 2 HS đọc

- HS nhận xét (HSNX) - HS lắng nghe.

- Yêu cầu học sinh nêu nội dung bài tập đọc.

+ NX, đánh giá.

+ NX chung phần kiểm tra bài cũ.

- HS nêu nôi dung bài: Ca ngợi vẻ đẹp của Cửa Tùng, một cửa biển ở miền Trung nước ta.

3’ 2.2: Bài mới. a) Giới thiệu bài. Mục tiêu: HS nắm được tên bài, yêu cầu, nội dung của bài.

- GV chiếu tranh minh họa nội dung bài (slide 2).

- Bức tranh vẽ cảnh gì?

- GV nhận xét, giới thiệu bài: Tranh vẽ một chiến sĩ liên lạc đang đưa cán bộ đi làm nhiệm vụ. Người liên lạc này chính là anh Kim

Đồng. Anh Kim Đồng Tên thật là Nông Văn Dền, Sinh năm 1928 ở bản Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Anh là một chiến sĩ liên lạc dũng cảm, thông minh, nhanh nhẹn có nhiều đóng góp cho cách mạng. Năm 1943, trên đường đi liên lạc, anh bị trúng đạn của địch và hi sinh khi mới 15 tuổi. Bài tập đọc hôm nay

-HS quan sát, lắng nghe - HS trả lời: Bức tranh vẽ cậu bé và ông lão đang đi trong rừng…

sẽ giúp các em thấy được sự thông minh, nhanh trí, dũng cảm của người anh hùng nhỏ tuổi này. - GV ghi bảng bằng phấn màu: Người Liên lạc nhỏ HS ghi vở. - YCHS mở SGK trang 112 HS mở SGK 17’ b) Luyện đọc - GV đọc mẫu (giọng đọc chú ý thay đổi phù hợp với diễn biến của câu chuyện.

+ Đoạn 1 giọng kể thong thả.

+ Đoạn 2 giọng hồi hộp khi hai bác cháu gặp Tây đồn.

+ Giọng Kim Đồng bình thản, tự nhiên.

+ Đoạn 4 giọng vui khi nguy hiểm đã qua.) * Đọc câu , sửa lỗi cách phát âm. Mục tiêu: HS đọc câu ngắn, phát âm chuẩn.

* Đọc nối tiếp câu ( lần 1)

- Gọi HS đọc nối tiếp câu. HS đọc.

- Sửa lỗi phát âm cho HS, đặc biệt là những tiếng có phụ âm đầu l,n. TH1: Nếu HS đọc sai thì GV sửa luôn cho HS, viết tiếng nhiều HS mắc lỗi lên bảng cho HS luyện đọc.

HS đọc cá nhân, đồng thanh.

TH2: Nếu HS đọc không sai thì GV chú ý một số từ khó đọc: liên lạc, lên đường, áo Nùng, Hà Quảng, cỏ lúa, lững thững, lù lù, lũ lính, nắng sớm,…

* Đọc nối tiếp câu lần 2. HS đọc nối tiếp câu lần 2.

- YC HS đọc nối tiếp câu theo tổ. - GVNX.

* Đọc đoạn-

- Hỏi: Bài có thể chia thành mấy đoạn?

HS nêu: 4 đoạn.

giải nghĩa từ. Mục tiêu: HS biết đọc đúng , phát âm đúng, biết phân biệt giọng của các nhân vật và hiểu nghĩa một số từ khó.

- Bài chia thành 4 phần, mỗi phần là 1 đoạn.

* Đọc nối tiếp đoạn lần 1. - Gọi 4 HS đọc nối tiếp đoạn. - GV nhắc HS chú ý ngắt giọng đúng và thể hiện tình cảm trong các lời thoại của nhân vật.

4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.

-YCHSNX. HSNX

GVNX đánh giá.

* Đọc nối tiếp đoạn lần 2. GV chiếu câu luyện đọc

- Gọi một HS đọc. HS đọc.

- YCHSNX cách ngắt, nghỉ hơi của bạn.

HSNX - GVNX chốt cách ngắt, nghỉ hợp

lý như sau:( hiệu ứng trên slide 4) Ông ké ngồi ngay xuống bên tảng đá,/ thản nhiên nhìn bọn lính như người đi đường xa,/ mỏi chân,/ gặp được tảng đá phẳng thì ngồi chốc lát.//

- Bé con/ đi đâu sớm thế?// (giọng hách dịch)

- Đón thầy mo này về cúng cho mẹ ốm.// (giọng bình tĩnh, tự nhiên) - Già ơi!// Ta đi thôi!// Về nhà cháu còn xa đấy!//( giọng tự nhiên, thân tình)

- Những tảng đá ven đường sáng hẳn lên/ như vui trong nắng sớm.//( giọng vui)

+ Gọi HS đọc. 2 HS đọc.

- YC lớp đọc đồng thanh. Lớp đọc đồng thanh. - YCHS giải nghĩa một số từ

khó( mỗi HS chỉ giải nghĩa 1 từ)

- YCHS đọc đoạn 1 giải nghĩa từ: Kim Đồng, ông ké, Nùng.

HS đọc chú giải - YCHS đọc đoạn 2 giải nghĩa từ:

Tây đồn

HS đọc chú giải

- YCHS đọc đoạn 3 giải nghĩa từ: thầy mo

HS đọc chú giải

- YCHS đọc đoạn 4 giải nghĩa từ: thong manh

HS đọc chú giải Gọi 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2. HS đọc.

* Luyện đọc theo nhóm.

- YCHS luyện đọc theo nhóm 4. GV quan sát , giúp đỡ nhóm yếu.

HS đọc theo nhóm. - Gọi 1 số nhóm đọc trước lớp. 2, 3 nhóm đọc.

- YCHSNX HSNX

- GVNX, chuyển ý: Để giúp các em hiểu bài và đọc tốt hơn chúng ta cùng chuyển sang phần tìm hiểu bài. 15’ . c) Tìm hiểu bài. Mục tiêu: HS hiểu bài qua từng câu hỏi.

- Gọi 1 học sinh đọc toàn bài. 1 HS đọc

Câu hỏi 1 - YCHS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi.

HS đọc thầm - Hỏi : Anh Kim Đồng được giao

nhiệm vụ gì?

- HSTL: Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ bảo vệ cán bộ, đưa cán bộ

đến địa điểm mới. HSNX

- GV khẳng định - Chốt: Anh Kim Đồng là một trong những đội viên đầu tiên của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ chí Minh. Tuy còn nhỏ nhưng anh đã được cán bộ cách mạng tin tưởng, giao nhiệm vụ quan trọng đó là bảo vệ và đưa cán bộ đi làm nhiệm vụ.

HS quan sát, lắng nghe

Câu hỏi 2 - GVYCHS vẫn đọc thầm đoạn 1,thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi:

- Vì sao bác cán bộ phải đóng vai một ông già Nùng?

- YCHSNX

- 1 HS đọc - HS thảo luận

- Đại diện nhóm trả lời: Bác cán bộ đóng giả người Nùng để địch không phát hiện ra HSNX - GVNX- khẳng định: Vì đây là vùng dân tộc Nùng sinh sống, đóng giả làm người Nùng, bác cán bộ hòa đồng với mọi người, địch sẽ tưởng bác là người địa phương và sẽ không nghi ngờ.

- HS lắng nghe

Câu hỏi 3 - GVYCHS vẫn đọc thầm đoạn 1. - Hỏi: Cách đi đường của hai bác cháu như thế nào?

- 1 HS đọc

- HSTL: “ Kim Đồng đeo túi…tránh vào ven đường.”

HSNX - GVNX, chiếu tranh minh họa bài

(Slide5)và giảng: Vào năm 1941, các chiến sĩ cách mạng của ta đang trong thời kỳ hoạt động bí mật và bị địch lùng bắt ráo riết. Chính vì thế, các cán bộ kháng chiến thường phải cải trang để che mắt địch. Khi đi làm nhiệm vụ phải có người đưa đường và bảo vệ. Nhiệm vụ của các chiến sĩ liên lạc như Kim Đồng rất quan trọng và cần sự nhanh trí,

dũng cảm.

- Chuyển ý: Kim Đồng thông minh và nhanh trí như thế nào ? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp đoạn 2 và 3 của bài.

Câu hỏi 4 - YCHS đọc đoạn 2 và 3.

- YCHSthảo luận nhóm đôi để tìm câu trả lời.

- Hãy tìm những chi tiết nói lên sự nhanh trí và dũng cảm của Kim Đồng khi gặp địch ?

Hỏi: Vì sao Kim Đồng lại nhanh trí và dũng cảm như vậy?

- 2 HS đọc nối tiếp

- HS thảo luận nhóm đôi. - Đại diện nhóm lên trình bày ý kiến của nhóm: Chi tiết cho thấy Kim Đồng nhanh trí, dũng cảm:

+ Gặp địch không hề tỏ ra bối rối, sợ sệt, bình tĩnh huýt sáo báo hiệu. + Địch hỏi Kim Đồng trả lời rất nhanh trí:

“ Đón thầy mo về cúng cho mẹ ốm.”

+ Trả lời xong thản nhiên gọi ông ké đi tiếp: “Già ơi! Ta đi thôi! Về nhà cháu còn xa đấy!” - HSTL: Vì anh có lòng yêu nước.

YCHSNX HSNX

- GV khẳng định, giảng: Nhờ sự thông minh, nhanh trí của Kim Đồng mà khi hai bác cháu qua suối gặp Tây đồn bọn chúng không hề nghi ngờ đã để cho hai bác cháu qua. Bên cạnh đó Kim Đồng còn rất dũng cảm và yêu nước, tuy còn rất nhỏ nhưng đã là một chiến sĩ liên lạc của cách mạng, dám làm những công việc quan trọng, nguy hiểm, khi gặp địch vẫn tìm cách đối phó, bảo vệ cán bộ đến cùng.Trong một lần canh gác, bất ngờ giặc ập tới, anh chạy cho giặc bắn theo.

Giặc nổ súng bắn anh. Anh đã hi sinh. Nghe tiếng súng, cán bộ ta đã kịp rút vào rừng. Để tưởng niệm và nhớ ơn anh nhân dân ta đã xây mộ anh ở Nà Mạ.

- Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?

HSTL theo suy nghĩ của mình.

GXNX- Chốt nội dung câu chuyện: Kim Đồng là một người liên lạc rất nhanh trí, dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cán bộ cách mạng.

- Chúng ta cần học tập và noi gương anh Kim Đồng.

HS lắng nghe

*Tiết 1 chúng ta dừng lại ở đây, phần luyện đọc lại và kể chuyện tiết 2 sẽ học.

Để chuyển sang tiết 2 GVcó thể cho học sinh chơi trò chơi hoặc hát …

Bài :Hũ bạc của người cha

Phân môn : Tập đọc – Kể chuyện– lớp 3 I. Mục tiêu.

A, Tập đọc

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng.

- Đọc đúng các từ ngữ: nông dân, siêng năng, lười biếng, đi làm, nắm, ông lão, lửa, làm lụng,…

- Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.

2. Rèn kĩ năng đọc hiểu.

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài: người Chăm, hũ, dúi, thản nhiên, dành dụm

- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Hai bàn tay lao động của con người chính là nguồn tạo nên của cải.( trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4 trong SGK)

3. Thái độ

- Biết yêu quý, trân trọng, của cải vật chất do sức lao động của con người làm ra. - Có ý thức rèn luyện để đọc đúng, đọc hay, làm đẹp thêm ngôn ngữ Việt Nam.

B.Kể chuyện

Một phần của tài liệu Giáo án môn tiếng việt tiểu học (95 trang) chi tiết (Trang 78 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w