Kinh nghiệm thực hiện chính sách đào tạo bồi dưỡng viên chức ngành y tế ở một số địa phương

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ Ở TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 38 - 45)

một số địa phương

Theo báo cáo tổng quan chung ngành y tế năm 2015, báo cáo ghi nhận thực trạng thiếu nhân lực ngành y tế và nhân lực y tế chưa được đào tạo đáp ứng nhu cầu, đặc biệt là đào tạo trong lĩnh vực phòng chống và kiểm soát các bệnh mạn tính không lây. Các bệnh viện huyện và trung tâm y tế thiếu nhân lực có trình độ chuyên môn chuyên khoa sâu. Tỷ lệ nhân viên y tế thôn bản được đào tạo theo quy định mới chỉ đạt ở mức khoảng 69%; số lượng cô đỡ thôn bản mới đáp ứng được khoảng 1/5 nhu cầu thực tế tại các vùng khó khăn. Mất cân đối trong phân bố nhân lực y tế giữa thành thị và nông thôn. Khu vực nông thôn chiếm 72,6% tổng dân số, nhưng chỉ chiếm 41% số bác sĩ và 18% số dược sĩ [8].

Tại Tỉnh Khánh Hòa, Chính sách đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu chăm sóc tại tuyến y tế cơ sở và phát triển chuyên môn sâu tại các bệnh viện đa khoa và chuyên khoa tuyến tỉnh. Từ năm 2009 đến 2018, ngành Y tế tỉnh Khánh Hòa đã chủ động xây dựng, tham mưu UBND phê duyệt các chương trình đào tạo. Với kết quả đào tạo trình độ đại học: 85 bác sĩ đa khoa chính quy theo địa chỉ sử dụng; 200 bác sĩ liên thông; 142 cử nhân đại học các ngành y, kỹ thuật y học và các lĩnh vực khác. Sau đại học: 283 cán bộ có trình độ thạc sĩ, chuyên khoa I; 45 bác sĩ chuyên khoa II, tiến sĩ, trong đó có 03 thạc sĩ và 02 tiến sĩ được đào tạo ở nước ngoài. Song, với kế hoạch đào tạo dài hạn, ngành y tế còn tổ chức, triển khai công tác đào tạo lại, đào tạo liên tục, bồi dưỡng cấp nhật kiến thức các lĩnh vực về chuyên môn, quản lý, ngoại ngữ, tin học, nghiên cứu khoa học cho tất cả cán bộ, công chức, viên chức,

người lao động ngành y tế. Bên cạnh đào tạo Ngành còn tổ chức các Hội nghị khoa học trong nước, quốc tế tại tỉnh Khánh Hòa tạo điều kiện cho cán bộ có điều kiện giao lưu, trao đổi, học tập và chia sẻ các thành tựu, kiến thức khoa học giúp việc nâng cao kiến thức, tay nghề trong công tác chẩn đoán, khám, điều trị và công tác phòng bệnh. Tuy nhiên, công tác đào tạo cán bộ còn thụ động, chỉ dựa vào nguyện vọng tự phát của cán bộ; chưa chủ động bằng quy hoạch đào tạo có định hướng nhằm không ngừng phát triển kỹ thuật mới, kỹ thuật cao, chưa chú ý vào mũi nhọn phát triển ngành Y tế tỉnh, chưa nhằm đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân địa phương cũng như chưa kịp đáp ứng nhu cầu chăm sóc ngày càng cao của nhân dân và phát huy thế mạnh, tiềm năng hiện có của ngành y tế Khánh Hòa. Hơn nữa, cán bộ, công chức, viên chức ngành y tế chưa quan tâm đầu tư, chưa có quyết tâm cao trong học tập nâng cao trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của các cơ sở đào tạo ở nước ngoài. Công tác tư vấn du học cho những người trong diện quy hoạch đào tạo chuyên môn ở nước ngoài, chưa chủ động tìm nguồn học bổng du học từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để dào tạo các chuyên ngành thuộc lĩnh vực y học ở bậc sau đại học như thạc sĩ y học, tiến sĩ y học. Dựa trên những vấn đề thực trạng đó, ngành Y tế tỉnh Khánh Hòa đã đưa ra một số giải pháp như: Xây dựng cụ thể tiêu chuẩn lựa chọn và nguồn cán bộ đào tạo, ban hành Quy trình tuyển chọn công khai, hỗ trợ kinh phí đào tạo cho các đối tượng được lựa chọn, động viên viên chức ngành y tế tham gia đào tạo trong nước và ngoài nước. Thông qua các Kế hoạch đào tạo để tăng số lượng bác sĩ đa khoa, bác sĩ chuyên khoa, từng bước giải quyết sự thiếu hụt về bác sĩ chuyên khoa thuộc các chuyên ngành ưu tiên sau đây: Ung thư, tim mạch, chỉnh hình, nhi khoa và truyền nhiễm và bác sĩ gia đình. Ưu tiên đào tạo dài hạn và đào tạo theo địa chỉ cho các địa phương nhằm tăng cường số lượng bác sĩ đa khoa, chuyên khoa tại tuyến cơ sở, đặc biệt là đối với bệnh viện tuyến tỉnh và huyện. Trên cơ sở đó, gia tăng cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa, chuyên sâu ngay tại từng huyện, thị xã, thành phố nói riêng và trên địa bàn tỉnh nói chung. Chú trọng đào tạo bác sĩ và nhân viên y tế cho các trạm y tế (TYT) xã để có thể triển khai các hoạt động đa khoa thực hành,

vận hành mô hình bác sĩ gia đình, thực hiện chính sách bảo hiểm y tế và bao phủ chăm sóc sức khoẻ (CSSK) toàn dân. Khuyến khích, tạo điều kiện và hỗ trợ các bác sĩ nội trú, bác sĩ chuyên khoa I, CKII, thạc sĩ, tiến sĩ theo học các ngành học và bậc học ưu tiên theo các định hướng phát triển trong và ngoài nước, cũng như một số chuyên ngành có sức thu hút thấp, ít hoặc không có lợi thế thị trường. Đào tạo một số lĩnh vực như chuyên ngành bác sĩ gia đình và chăm sóc dựa vào cộng đồng, y học phục hồi chức năng và một số chuyên ngành thuộc khu vực công nghệ cao [19].

Tại tỉnh Ninh Thuận, theo nội dung báo cáo các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế tại Hội nghị sơ kết 03 năm thực hiện Nghị quyết số 03 của Tỉnh ủy; trong những năm qua, được sự quan tâm của Tỉnh ủy, HĐND, UBND Tỉnh, Ngành Y tế tỉnh Ninh Thuận đã cử đi đào tạo khá nhiều chức danh chuyên môn hiện còn thiếu, cần cho phục vụ sức khỏe nhân dân. Đồng thời, tỉnh cũng đã thu hút cán bộ y tế mặc dù số lượng còn khiêm tốn nhưng cũng đã góp phần chia sẻ bớt khó khăn của các đồng nghiệp trong ngành còn hết sức khó khăn về nhân lực y tế. Với tổng số cán bộ công chức, viên chức, lao động toàn ngành tại tỉnh Ninh Thuận đến ngày 30/11/2014 là 2.522 người, chiếm 42,7 CBCCVC/10.000 dân, tăng 7,3% so với năm 2010 (năm 2010 có 2.010 người). Trong đó, có 420 bác sĩ, đạt 7,1 bác sĩ/10.000 dân, tăng 122 bác sĩ so với năm 2010 và 34 dược sĩ đại học, đạt 0,57 dược sĩ/10.000 dân, tăng 21 dược sĩ đại học so với năm 2010. Từ năm 2009 đến 2014, Sở Y tế tỉnh Ninh Thuận đã trình UBND tỉnh cử đi đào tạo 79 bác sĩ học và 03 dược sĩ đại học. Đã có 02 bác sĩ và 01 dược sĩ đại học ra trường về tỉnh công tác. Toàn ngành Ytế tỉnh Ninh Thuận đến 2014 chỉ có 01 tiến sĩ bác sĩ, 04 bác sĩ CKII. Lĩnh vực khám chữa bệnh hiện nay còn tình trạng bác sĩ đa khoa, điều dưỡng đa khoa đang công tác tại các chuyên khoa lâm sàng thay vì phải là bác sĩ chuyên khoa, điều dưỡng chuyên khoa. Đối với cán bộ quản lý thì hầu hết chưa qua trường lớp đào tạo bài bản về quản lý, chủ yếu được bổ nhiệm từ các cán bộ chuyên môn sang làm quản lý. Dựa trên thực tế triển khai, ngành Y tế tỉnh Ninh Thuận đã xây dựng kế hoạch đào tạo 5 năm của ngành và cập nhật, điều chỉnh hàng năm để phù

hợp khi có sự biến động về nhân lực và yêu cầu nhiệm vụ của từng đơn vị trong ngành. Bên cạnh đó, cũng đã có nhiều giải pháp được đưa ra nhằm nâng cao chất lượng thực hiện chính sách, đào tạo bồi dưỡng viên chức ngành y tế như: Về đào tạo chuyên môn kỹ thuật: Kết hợp giữa đào tạo tại chỗ và cử cán bộ về tuyến trên đào tạo. Đào tạo chính quy tập trung và cập nhật, bồi dưỡng kiến thức hàng năm tại chỗ. Đối với đào tạo tại chỗ thì đây là loại hình thích hợp trong lúc bệnh viện còn thiếu nhân lực. Thông qua Đề án 1816 và Đề án Bệnh viện vệ tinh, Sở Y tế đã mời các chuyên gia từ các bệnh viện tuyến trên về chuyển giao kỹ thuật tại bệnh viện tỉnh. Còn về hình thức cử cán bộ đi đào tạo: Học tập trung tại tuyến trên: Bác sĩ, Dược sĩ Chuyên khoa I, Chuyên khoa II, Thạc sĩ, Tiến sĩ; và học thêm một số kỹ thuật cao của tuyến Trung ương. Song song với đào tạo chuyên môn, tập trung thực hiện đào tạo cán bộ quản lý bằng cách mời các chuyên gia về đào tạo tại tỉnh cho cán bộ quản lý y tế về nhiều chuyên đề như quản lý nhân sự, quản lý tài chính, quản lý vật tư, trang thiết bị, quản lý chất thải y tế, quản lý an ninh trật tự trong bệnh viện. Tỉnh có chế độ chính sách đào tạo, thu hút, đãi ngộ bằng cách hỗ trợ kinh phí, học phí, tài liệu, sinh hoạt phí trong suốt thời gian học tập trung cho cán bộ, công chức, viên chức. Cần tăng thêm độ tuổi cử đi học sau đại học đối với ngành y tế do cán bộ y tế phải chờ có đủ người thay thế công việc tại chỗ mới được đi học. Đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ để nghiên cứu tài liệu nước ngoài, tiếp cận kiến thức mới của thế giới về nhiều lĩnh vực: Chuyên môn kỹ thuật, kinh nghiệm trong quản lý, điều hành đơn vị y tế… Bồi dưỡng trình độ vi tính để ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả nhất trong quản lý điều hành, trong chuyên môn kỹ thuật, Hội chẩn từ xa qua mạng (Telemedicine). Tăng cường hợp tác tốt với các Trường Đại học Y Dược, các Bệnh viện chuyên khoa đầu ngành để tranh thủ mời được các chuyên gia giỏi về tỉnh đào tạo tại chỗ, tổ chức Hội thảo khoa học, đồng thời giúp đỡ tận tình đối với cán bộ y tế của Tỉnh khi cử đi học tại tuyến trên (đã thực hiện thông qua Đề án 1816, Đề án Bệnh viện vệ tinh). Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao nhận thức chính trị, y đức, kỹ năng giao tiếp, văn hóa ứng xử của cán bộ y tế đối với bệnh nhân và đối tượng phục vụ [20] .

Tại bệnh viện Xanh Pôn, trong những năm qua, Bệnh viện đã hết sức quan tâm đến việc thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng viên chức y tế tại bệnh viện theo tinh thần chủ chương chính sách của Đảng và nhà nước. Bệnh viện luôn coi việc đào tao, bồi dưỡng viên chức y tế là mục tiêu, vừa là động lực phát triển của bệnh viện nói riêng và của ngành y nói chung. Việc thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng viên chức y tế tại bệnh viện từ năm 2015 đến nay của Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn theo các quy định của Trung ương, cụ thể là tại Nghị quyết 46/NQ-CP ngày 18/06/2015 và Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017. Từ thực tiễn kết quả của việc thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng viên chức y tế tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn đã chỉ ra những tồn tại hạn chế trong quá trình thực hiện và nguyên nhân của những tồn tại hạn chế. Lựa chọn phương pháp hợp lý trong tổ chức thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng viên chức y tế tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn là lựa chọn cách thức tác động của chủ thể thực hiện chính sách lên các đối tượng thực thi chính sách, qua đó đưa ra giải pháp hoàn thiện chính sách cho phù hợp trong thời gian tới. Phương pháp để tổ chức thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng viên chức y tế của Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn kết hợp giữa phương pháp kinh tế với phương pháp hành chính và phương pháp giáo dục thuyết phục để có tác động tích cực nhất nhằm đạt mục tiêu đề ra. Thực hiện đổi mới trong cách lựa chọn các phương pháp thực hiện trên cơ sở coi phương pháp kinh tế là cơ bản, phương pháp hành chính là quan trọng và phương pháp giáo dục thuyết phục là cần thiết. Trong quá trình thực hiện các phương pháp trên cần có sự đổi mới, sáng tạo, linh hoạt và mềm dẻo để đảm bảo tính đa dạng nhằm tác động lên các đối tượng khác nhau. Để tăng cường tính hiệu quả trong việc lựa chọn phương pháp tổ chức thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng viên chức tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn cần phải thực hiện các yêu cầu trong việc nâng cao trình độ, nhận thức và trách nhiệm của đội ngũ viên chức thực thi chính sách đào tạo, bồi dưỡng viên chức y tế tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn. Mục đích để họ hiểu một các toàn diện về chính sách, đối tượng chính sách và thực thi chính sách để từ đó có cách thức tác động cho phù hợp. Bên cạnh đó, cần đánh giá nguồn lực để có thể thực hiện các phương

pháp trên có thể là về nhân lực, vật lực. Nâng cao việc tuyên truyền phổ biến cho chính đội ngũ viên chức y tế là đối tượng thụ hưởng của chính sách để họ nhiệt tình hưởng ứng theo các phương pháp trên [2].

Tại Bệnh viện đa khoa huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, để công tác đào tạo tại Bệnh viện có được hiệu quả thì việc lựa chọn hình thức đào tạo được yêu cầu phù hợp với đối tượng đào tạo. Bệnh viện đã tổ chức đào tạo cán bộ y tế với các hình thức, đối tượng như: Đào tạo dài hạn: đào tạo đại học và sau đại học. Đào tạo Đại học tập trung vào đối tượng là cán bộ y tế trẻ như y sỹ, điều dưỡng trung cấp, dược sỹ trung cấp, nữ hộ sinh trung cấp, kỹ thuật viên trung cấp nhằm nâng cao trình độ chuyên môn phục vụ cho công tác khám và điều trị tại bệnh viện. Bệnh viện cũng đã cử cán bộ tham gia đào tạo tại các Trường Đại học Y Dược ( Đại học Y dược Thái Bình, Đại học Y Hải Phòng, Đại học Y Thái Nguyên, Đại học Y Hà Nội, Đại học Điều dưỡng Nam Định, Học viện y học cổ truyền) để đào tạo bác sĩ, dược sĩ đại học, cử nhân y tế công đồng, bác sĩ răng hàm mặt, cử nhân điều dưỡng, cử nhân hộ sinh... Về đào tạo sau đại học: Đối tượng là các bác sĩ, dược sĩ, tham gia đào tạo các lớp sau đại học như chuyên khoa I, chuyên khoa II, thạc sĩ, tiến sĩ để nâng cao trình độ, đáp ứng đủ cán bộ cho các chuyên môn sâu của Bệnh viện. Vấn đề đào tạo cán bộ quản lý thực hiện bằng cách cử cán bộ trong quy hoạch của Bệnh viện tham gia các lớp đào tạo về lý luận chính trị, cao cấp chính trị do Huyện ủy tổ chức. Bên cạnh đó, bệnh viện cũng đẩy mạnh công tác đào tạo liên tục, dựa trên quy hoạch cán bộ hàng năm của Bệnh viện. Bệnh viện còn thực hiện các chính sách hỗ trợ cán bộ đi học sau đại học, thu hút tuyển chọn những cán bộ y tế trẻ có năng lực chuyên môn, có phẩm chất chính trị đạo đức về làm việc tại đơn vị để phát triển đội ngũ cán bộ trẻ kế cận có trình độ chuyên môn, năng lực quản lý tốt, đủ sức đảm nhiệm công tác trong thời kỳ mới. Bệnh viện tập trung vào các đào tạo ngắn hạn: cầm tay chỉ việc, Hội thảo, chuyên đề. Thông qua Đề án 1816, Bệnh viện đã đón nhiều cán bộ bác sĩ của Bệnh viện tuyến trên về hướng dẫn kỹ thuật mới cho cán bộ nhân viện y tế tại Bệnh viện. Bên cạnh đó, bệnh viện cũng tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao gói kỹ thuật, nâng cao kỹ năng tay nghề cho cán bộ nhân viên

y tế tại bệnh viện đa khoa huyện Gia Viễn. Bệnh viện đã thực hiện hỗ trợ kinh phí, học phí, tài liệu, sinh hoạt phí trong suốt thời gian học tập trung [23].

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1, luận văn đã đi vào phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng viên chức y tế nói chung. Luận văn đã phân tích, làm rõ các khái niệm có liên quan như: viên chức, nhân lực ngành y

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ Ở TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 38 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w