Phân công, phối hợp thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng ngành y tế tại tỉnh Quảng Ngã

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ Ở TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 57 - 59)

nhân tham gia ý kiến. Lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách gồm: Lãnh đạo và bác sĩ đang công tác tại các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện thuộc Sở Y tế Quảng Ngãi; Các Sở (Nội vụ, Giáo dục và Đào tạo; Tài chính, Kế hoạch - Đầu tư); Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi. Sở Y tế nghiên cứu các ý kiến góp ý để hoàn thiện đề nghị xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách.

2.2.3. Phân công, phối hợp thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng ngành y tế tạitỉnh Quảng Ngãi tỉnh Quảng Ngãi

Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ viên chức được thực thi trên phạm vi rộng trong toàn tỉnh, vì thế số lượng cán bộ viên chức và các đơn vị trong ngành y tế tham gia rất lớn. Bên cạnh đó, hoạt động thực hiện mục tiêu chính sách đào tạo, bồi dưỡng diễn ra hết sức phức tạp, kéo dài theo cả không gian và thời gian. Do đó, muốn thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ viên chức ngành y tế hiệu quả cần phải tiến hành phân công, phối hợp giữa các cơ quan quản lý, các đơn vị sự nghiệp, các yếu tố tham gia thực hiện chính sách và các quá trình ảnh hưởng đến thực hiện mục tiêu chính sách.

Ở cấp tỉnh, UBND tỉnh, là cơ quan thống nhất quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ viên chức ngành y tế trong phạm vi quản lý. Sở Nội vụ và Sở Y tế là 2 cơ quan tham mưu cho HĐND và UBND ban hành những kế hoạch cụ thể

để thực hiện các chính sách về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ viên chức ngành y tế tỉnh. Sở Tài chính là cơ quan chịu trách nhiệm chi trả nguồn kinh phí cho đào tạo, bồi dưỡng khi có Quyết định của HĐND và UBND.

Sở Y tế là cơ quan chuyên môn tham mưu giúp UBND cấp tỉnh thực hiện công tác này, với các nhiệm vụ, quyền hạn được quy định rõ tại Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở Y tế tỉnh Quảng Ngãi. Sở Y tế có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng hàng năm, kế hoạch đào tạo 5 năm và phê duyệt kế hoạch để triển khai thực hiện. Tổng hợp nhu cầu kinh phí bồi dưỡng từ các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện trực thuộc Sở Y tế gửi Sở Tài chính tổng hợp chung vào dự toán kinh phí của tỉnh. Sở Y tế có trách nhiệm xem xét, cử bác sĩ đi bồi dưỡng chuyên sâu về chuyên môn và quản lý bệnh viện trên cơ sở đề nghị của các Bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện. Đồng thời, hướng dẫn các đơn vị thực hiện thanh toán đầy đủ chính sách cho đối tượng hưởng theo đúng quy định. Bên cạnh đó, Sở Y tế hướng dẫn các đơn vị thực hiện đầy đủ thủ tục quyết toán đúng với quy định hiện hành của Nhà nước; thu hồi và nộp vào ngân sách Nhà nước các khoản kinh phí của đối tượng hoàn trả do vi phạm.

Cụ thể trách nhiệm của từng phòng ban thuộc Sở Y tế: Phòng Tổ chức cán bộ của Sở Y tế có trách nhiệm tham mưu cho Lãnh đạo Sở việc hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với các đơn vị trực thuộc. Phòng Kế hoạch- Tài chính của Sở Y tế có trách nhiệm xây dựng dự toán ngân sách đào tạo trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn việc quản lý, sử dụng, kiểm tra, quyết toán kinh phí đào tạo cho các đơn vị trực thuộc; Tham mưu cho giám đốc Sở phối hợp với Sở Tài Chính thẩm định và trình UBND tỉnh bố trí nguồn kinh phí; đồng thời tham mưu việc phân bổ dự toán kinh phí bồi dưỡng, đào tạo đã được phê duyệt cho các đơn vị để triển khai thực hiện. Phòng Kế hoạch - Tài chính hướng dẫn các đơn vị thực hiện thanh toán đầy đủ chính sách cho đối tượng hưởng theo đúng quy định. Hướng dẫn các đơn vị thực hiện đầy đủ thủ tục quyết toán đúng với quy định hiện hành của nhà nước; thu hồi và nộp vào ngân sách nhà nước các

khoản kinh phí của đối tượng hoàn trả do vi phạm; tổng hợp và báo cáo giám đốc Sở Y tế và Sở Tài Chính.

Sở Tài chính có trách nhiệm tổng hợp dự toán kinh phí trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, cấp phát và quyết toán kinh phí theo quy định hiện hành của nhà nước; phối hợp với Sở Y tế thu hồi các khoản kinh phí hỗ trợ đối với những đối tượng không thực hiện đúng các điều khoản đã quy định.

Thủ trưởng các đơn vị y tế trong toàn tỉnh có trách nhiệm cân đối, bố trí kinh phí được giao để thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhân lực tại đơn vị. Lập hồ sơ được chọn để cử đi đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu để gửi về Sở Y tế để xem xét, ban hành Quyết định cử đi bồi dưỡng, đào tạo. Đồng thời, tạo mọi điều kiện thuận lợi để cán bộ, viên chức được tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng. Bên cạnh đó, Thủ trưởng các đơn vị cần định kỳ, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về Sở Y tế để theo dõi.

Các đối tượng viên chức y tế được chọn cử tham dự các khóa đào tạo, bồi dưỡng được yêu cầu đảm bảo tham dự khóa đào tạo, bồi dưỡng theo đúng quy định, sắp xếp công việc phù hợp, hơp lý. Người được hưởng chính sách bồi dưỡng, đào tạo nếu tự ý bỏ việc, bỏ học, không chấp hành sự phân công công tác của Thủ trưởng đơn vị thì phải đến bù toàn bộ chi phí bồi dưỡng, đào tạo đã được nhận từ chính sách.

Tuy vậy, một số thách thức đặt ra, đó là: Việc sắp xếp phân bổ nhân sự hợp lý để đảm bảo vẫn đủ nguồn lực để khám chữa bệnh cho nhân dân, mà vẫn cử nhân lực tham gia học tập, bồi dưỡng hiện đang là vấn đề hết sức khó khăn cho phòng tổ chức cán bộ và ban lãnh đạo của mỗi cơ sở y tế và đơn vị sự nghiệp y tế trong toàn tỉnh.

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ Ở TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w