Những yêu cầu cơ bản đối với tổ chức thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng viên chức ngành y tế

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ Ở TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 25 - 27)

bồi dưỡng viên chức ngành y tế

1.2.1. Những yêu cầu cơ bản đối với tổ chức thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng viên chức ngành y tế bồi dưỡng viên chức ngành y tế

Việc thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng viên chức ngành y tế cũng không thoát khỏi khuôn khổ trong việc thực hiện bất kỳ một chính sách đào tạo, bồi dưỡng viên chức ở bất kỳ lĩnh vực nào. Qúa trình thực hiện cũng có một số yêu cầu cơ bản tương tự nhau. Tuy nhiên, nhóm ngành y tế là một khối ngành đặc thù như đã trình bày ở trên do đó sẽ có một số yêu cầu đặc thù khác. Tuy nhiên, cũng sẽ không đi ra khỏi khuôn khổ của việc thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng chung. Một số yêu cầu cơ bản đã được đưa ra trong quá trình thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng viên chức ngành y tế để đảm bảo quá trình thực hiện chính sách được đi đúng hướng và giúp dễ dàng trong công tác đánh giá, tổng kết việc thực hiện chính sách. Một số yêu cầu cơ bản được trình bày như sau:

- Thứ nhất là phải đảm bảo đặt được mục tiêu chính sách đề ra, tức là đảm

bảo cho các vấn đề chính sách được giải quyết. Trong quá trình thực hiện không thể tránh khỏi có nhiều vấn đề phát sinh. Tuy nhiên, trong quá trình điều chỉnh phải đảm bảo kịp thời nhưng tuyệt đối không được làm thay đổi mục tiêu chính sách. Giải pháp phải được đưa ra bàn bạc để đảm bảo vẫn đi theo mục tiêu ban đầu. Chi tiết hơn, mục tiêu của chính sách đào tạo, bồi dưỡng viên chức ngành y tế là đảm bảo nâng cao chất trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng nhân lực cho viên chức y tế của bệnh viện để phục vụ tốt nhất cho việc thăm khám và

20

điều trị và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân đặc biệt là nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.

- Thứ hai là phải đảm bảo tính hệ thống của chính sách. Tính hệ thống của

chính sách bao gồm cơ quan thực thi chính sách và hệ thống trong chính sách. Tính hệ thống trong cơ quan thực thi chính sách là tính thống nhất theo cấp bậc trong bộ máy nhà nước từ trung ương tới địa phương từ Chính phủ, Bộ Y tế đến Sở Y tế rồi đến các bệnh viện, cơ sở y tế, trung tâm y tế các tuyến trực thuộc. Nếu chính sách không có tính hệ thống, có mâu thuẫn thì trong quá trình thực hiện sẽ nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp về lợi ích điều đó sẽ ảnh hưởng tới mục tiêu của chính sách. Điều này sẽ dẫn đến thất bại trong việc ban hành chính sách ngay từ ban đầu.

- Thứ ba là đảm bảo tính chấp hành chính sách của các đối tượng thực hiện.

Đây là vấn đề mấu chốt trong quá trình triển khai thực hiện. Chính sách chỉ có thể thành công nếu đảm bảo việc chấp hành chính sách của các đối tượng thực hiện. Bất kỳ một chính sách nào, trong đó có chính sách đào tạo, bồi dưỡng viên chức y tế thì kể từ khi ban hành và có hiệu lực phải đảm bảo được chấp hành và thực hiện một cách nghiêm túc, khoa học của tất cả các đối tượng thực hiện. Việc chấp hành thực hiện chính sách sẽ đảm bảo mục tiêu chính sách được thực hiện và đạt được như kì vọng. Nếu tổ chức thực hiện chính sách không khoa học thì sẽ tác động không tốt đến thực hiện chính sách. Ngược lại, tổ chức thực hiện chính sách khoa học sẽ tác động tốt tới quá trình thực hiện chính sách giúp cho việc thực thi chính sách được thuận lợi và dễ dàng đạt được mục tiêu.

- Thứ tư, đảm bảo lợi ích của đối tượng thụ hưởng chính sách: đây là vấn đề

luôn được đối tượng thụ hưởng chính sách quan tâm. Trong việc thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng viên chức y tế thì đối tượng thụ hưởng chính sách một cách trực tiếp chính là các cán bộ viên chức y tế, và đối tượng thụ hưởng chính sách một cách gián tiếp chính là cơ sở y tế nơi cán bộ y tế làm việc và cả người dân. Do đó, cần phải đảm bảo mang lại lợi ích cho tất cả các đối tượng kể trên. Đặc biệt là đội ngũ viên chức y tế.

21

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ Ở TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 25 - 27)