0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Quy trình các bước thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng viên chức ngành y tế

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ Ở TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 27 -32 )

chức ngành y tế

Có thể dễ dàng nhận thấy các chủ thể tham gia thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng viên chức ngành y tế là viên chức ngành y tế. Ngoài ra, môi trường thể chế thực hiện chính sách là toàn bộ các cơ quan đơn vị sự nghiệp trong khối ngành y tế từ Trung ương đến địa phương, từ Bộ Y tế tới Sở Y tế, Phòng Y tế và các Bệnh viện tuyến). Và điều quan trọng là cần có sự thống nhất trong tất cả các môi trường thể chế thực hiện chính sách này. Bên cạnh đó, chính sách đào tạo, bồi dưỡng viên chức y tế cần phải tuân thủ theo thể chế chung về quy trình, thẩm quyền ban hành văn bản theo quy định của pháp luật và thông tư hướng dẫn của các cơ quan có liên quan (cụ thể ở đây là Bộ Y tế và các Bộ có liên quan).

1.2.3. Quy trình các bước thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng viên chức ngành y tế chức ngành y tế

Quy trình thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng viên chức ngành y tế cần phải được thực hiện tuân theo các bước được cụ thể hóa như sau:

- Bước 1: Đó là phải xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách đào

tạo, bồi dưỡng viên chức y tế. Thực tế cho thấy, để thực hiện chính sách đào tạo bồi dưỡng viên chức y tế hiện nay, lãnh đạo các Sở Y tế, cơ quan y tế là những người phải đứng ra để xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách. Kế hoạch cần phải xác định thời gian thực hiện, xác định được nội dung, xây dựng nội quy, quy chế tổ chức điều hành thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng viên chức y tế tại từng địa phương và từng cơ sở y tế. Việc lên kế hoạch cũng sẽ cung cấp đầy đủ các các nguồn lực cần thiết cho việc triển khai thực hiện chính sách như thời gian, nhân lực, vật lực, tài lực, trang thiết bị kỹ thuật, …. Nếu các kế hoạch trên được xây dựng một cách chính xác, cụ thể chi tiết thì quá trình triển khai thực hiện sẽ dễ dàng, thuận lợi và không phải điều chỉnh, bổ sung kế hoạch và khi có bất kỳ vướng mắc nào sẽ dễ dàng giải quyết. Tuy nhiên, không phải ai cũng có khả năng xây dựng kế hoạch này như yêu cầu đề ra. Để xây dựng được một kế hoạch thực hiện

22

chính sách hoàn chỉnh đòi hỏi đội ngũ công chức, viên chức y tế được giao nhiệm vụ lập kế hoạch thực hiện chính sách phải có năng lực, trách nhiệm, hiểu biết, nắm chắc mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ, phạm vi, đối tượng mà chính sách đào tạo, bồi dưỡng viên chức y tế của địa phương, cơ sở y tế đang hướng tới. Bên cạnh đó, cần có sự phối hợp giữa nhiều phòng ban, đơn vị, cơ quan chức năng trong việc xây dựng kế hoạch này.

- Bước 2: công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách đào tạo, bồi dưỡng viên

chức y tế. Việc tuyên truyền, phổ biên chính sách cần xác định rõ đối tượng mục tiêu, đối tượng đích của từng chính sách cụ thể. Việc tuyên truyền, phổ biến chính sách giúp đối tượng thụ hưởng của chính sách hiểu rõ mục đích, yêu cầu và tính đúng đắn của chính sách để giúp các đối tượng viên chức ngành y tế nâng cao tinh thần tự giác trong quá trình thực hiện. Đây chính là điểm quyết định trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên, việc phổ biến tuyên truyền chính sách đào tạo, bồi dưỡng viên chức y tế muốn đạt hiệu quả đòi hỏi người thực hiện công tác này phải am hiểu chính sách, nắm rõ mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu, phạm vi đối tượng mà chính sách này đang hướng tới; người thực hiện việc tuyên truyền phổ biến chính sách phải có năng lực về chuyên môn và có kỹ năng tuyên truyền bổ biến chính sách. Trên cơ sở đó, lựa chọn phương pháp phổ biến tuyên truyền cho phù hợp. Các biện pháp tuyên truyền phổ biến chính sách thông dụng là: mở lớp tập huấn nhằm quán triệt nội dung của chính sách, phân công thực hiện chính sách, sử dụng các cơ quan truyền thông, báo chí để họ tuyên truyền, xây dựng bộ văn bản hướng dẫn….Ngày này, với sự phát triển của công nghệ thông tin thì việc phổ biến tuyên truyền thực hiện chích sách cũng đã dễ dàng hơn nhiều so với trước đây. Nó cũng góp phần làm giảm bớt gánh nặng cho những người làm chính sách. Tuy nhiên, cần phải nắm bắt lợi thế này để có thể đạt được những mục tiêu đề ra.

- - Bước 3: công tác phân công phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban, các khoa trong bệnh viện giúp thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng viên chức y tế hiệu quả hơn. Có thể thấy, khi tiến hành bất kỳ các nhiệm vụ nào thì việc phân công, phối hợp làm việc luôn là việc bắt buộc. Do đó, việc phân công phối hợp

23

thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng viên chức y tế cũng phải cần đảm bảo tính khoa học, chặt chẽ. Trong đó, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm chính và tiến hành phân công trách nhiệm cụ thể cho các phòng, ban, khoa, các cá nhân chủ trì chịu trách nhiệm chính, các cá nhân có trách nhiệm tham gia phối hợp. Việc phân công cần thể hiện rõ ràng trong kế hoạch thực hiện chính sách. Cần phải đảm bảo quyền lợi của các bên có liên quan. Việc phân công phối hợp thực hiện chính sách hợp lý sẽ giúp phát huy tinh thần đoàn kết, nắm bắt được điểm mạnh của từng cá nhân và giúp mang lại hiệu quả cao nhất trong việc thực hiện chính sách. Trong quá trình phân công thực hiện chính sách cần quan tâm tới năng lực, trình độ chuyên môn, thế mạnh của từng tổ chức, cá nhân để tránh tình trạng ko rõ trách nhiệm và nhiệm vụ bị chồng chéo.

- Bước 4: Vấn đề về duy trì chính sách đào tạo, bồi dưỡng viên chức y tế.

Việc duy trì thực hiện chính sách nhằm đảm bảo chính sách luôn được tồn tại và đang trong quá trình triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện cần liên tục đôn đốc, nhắc nhở lặp lại để mỗi cá nhân và tổ chức luôn ghi nhớ việc thực hiện chính sách. Từ đó, giúp đảm bảo chính sách luôn tồn tại và duy trì trong thực tế triển khai. Trong quá trình thực hiện chính sách, các khoa, phòng ban được phân công có trách nhiệm tham mưu đề xuất các giải pháp để chính sách phát huy được tác dụng trong môi trường thực tế. Đối tượng thực thi chính sách cần chủ động tham mưu đề xuất các biện pháp thực hiện chính sách cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của bệnh viện. Việc duy trì chính sách đào tạo, bồi dưỡng viên chức y tế tại từng địa phương có ý nghĩa rất quan trọng nhằm đảm bảo cho chính sách tồn tại và phát huy tác dụng, nội dung của chính sách.

- Bước 5: việc điều chỉnh chính sách đào tạo, bồi dưỡng viên chức y tế nhằm

mục đích phù hợp với tình hình thực tế. Vấn đề phát sinh là không thể tránh khỏi trong quá trình triển khai thực hiện bất kỳ một chính sách nào. Trong quá trình thực hiện chính sách, nếu thấy chính sách bất cập hạn chế, không sát, không phù hợp thì cần phải nhanh chóng tiến hành việc điều chỉnh chính sách. Tuy nhiên, việc điều chỉnh chính sách phải đảm bảo chắn chắn không làm thay đổi mục tiêu ban đầu

24

chính sách. Nếu việc điều chỉnh chính sách mà dẫn đến việc thay đổi mục tiêu của chính sách thì chính sách này coi như đã thất bại. Về thẩm quyền điều chỉnh chính sách thì sẽ thuộc về cơ quan ban hành chính sách. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chính sách, các tổ chức cá nhân có thể linh hoạt hơn trong thực hiện chính sách. Cũng giống như những bước thực hiện khác, để điều chỉnh chính sách đòi hỏi đội ngũ viên chức, công chức tham gia điều chỉnh chính sách cũng phải là những người có đầy đủ năng lực, phải đưa ra được các giải pháp cụ thể, phải có kỹ năng phân tích, hạn chế bất cập của chính sách để sau khi chính sách điều chỉnh phải có hiệu quả trong quá trình thực hiện chính sách. Chính sách đào tạo, bồi dưỡng viên chức y tế có cần điều chỉnh hay không đều phụ thuộc vào tính hợp lý của chính sách và các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện chính sách.

- Bước 6: vấn đề kiểm tra, theo dõi và đôn đốc việc thực hiện chính sách đào

tạo, bồi dưỡng viên chức y tế. Trong bất kỳ một hoạt động nào, việc kiểm tra, theo dõi và đôn đốc thực hiện cũng là một nhiệm vụ phải thực hiện của cơ quan ban hành chính sách. Việc kiểm tra, theo dõi và đôn đốc kịp thời sẽ giúp điều chỉnh, thay đổi nhanh chóng và góp phần vào thành công của việc thực hiện chính sách. Đây chính là một bước cực kỳ quan trọng trong quá trình thực hiện chính sách. Việc kiểm tra có thể tiến hành định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu ban đầu của kế hoạch triển khai thực hiện chính sách. Cũng như các bước khác, cần phải có một đội ngũ có đầy đủ năng lực chuyên môn cũng như am hiểu rõ ràng về chính sách để có thể thực hiện kiểm tra, theo dõi, giám sát thực hiện chính sách. Đây là những nhân lực nòng cốt trong quá trình triển khai thực hiện chính sách. Việc kiểm tra, giám sát, đôn đốc cần phải đảm bảo công khai, minh bạch, đi sâu vào kiểm tra những phản ánh của đối tượng được thụ hưởng chính sách đào tạo, bồi dưỡng là viên chức y tế, xử lý đối chiếu, so sánh các quy định trong trong chính sách nhằm phát hiện, ngăn ngừa và điều chỉnh chính sách góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của chính sách.

- Bước 7: đánh giá rút kinh nghiệm từ thực tiễn quá trình thực hiện chính sách

25

không thể thiếu trong quá trình thực hiện chính sách. Bất kỳ quá trình thực hiện chính sách nào, trong đó có việc thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ viên chức ngành y tế cũng cần phải thực hiện bước đánh giá, tổng kết thực hiện chính sách. Đây chính là quá trình xem xét và đưa ra kết luận về sự chỉ đạo, điều hành của chủ thể thực hiện chính sách. Việc chấp hành thực hiện chính sách của viên chức y tế là những đối tượng thụ hưởng chính sách để có thể tổng kết, rút kinh nghiệm. Đây chính là thời điểm để nhìn nhận lại toàn bộ quá trình thực hiện một cách trọn vẹn nhất. Từ đó, giúp định hướng các bước thực hiện, các kế hoạch trong tương lai. Cũng như các yêu cầu từ những bước khác trong quá trình thực hiện chính sách, ngoài việc xây dựng một đội ngũ những đánh giá viên khách quan, có năng lực và am hiểu về chính sách thì để đánh giá chính sách đào tạo, bồi dưỡng viên chức y tế một cách chính xác cần phải xây dựng một số tiêu chí để làm căn cứ cho quá trình đánh giá. Cơ sở để xây dựng tiêu chí đánh giá chính sách là căn cứ vào kế hoạch và các quy định, quy chế kèm theo. Ngoài ra cần phải tham khảo các văn bản liên quan trong và ngoài ngành, phải căn cứ vào các nguyên tắc đã được xác định, thống nhất giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan trên nguyên tắc toàn diện, công bằng và khách quan. Việc đánh giá tổng kết còn giúp chỉ ra được những ưu điểm, nhược điểm trong quá trình thực hiện chính sách. Bên cạnh đó, cơ quan chủ trì thực hiện chính sách phải xem xét, đánh giá kết quả thực hiện của đối tượng thụ hưởng trực tiếp là viên chức y tế của bệnh viện và các đối tượng thụ hưởng gián tiếp của chính sách. Mức độ thành công của chính sách còn thể hiện ở tinh thần hưởng ứng với mục tiêu chính sách, ý thức chấp hành các quy định về cơ chế, biện pháp do cơ quan chủ trì thực hiện chính sách ban hành. Đánh giá chính sách là công việc phức tạp và khó khăn đòi hỏi viên chức công chức, viên chức tham gia thực hiện công việc này phải có trình độ năng lực, kiến thức và kỹ năng nhất định nếu không khó có thể đánh giá được chính xác kết quả thực hiện chính sách, khó có thể rút ra được bài học kinh nghiệm trong thực hiện chính sách này.

26

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ Ở TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 27 -32 )

×